Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Hiệu ứng veblen-căn bệnh sĩ diện của mỗi người


HIỆU ỨNG VEBLEN-CĂN BỆNH SĨ DIỆN CỦA MỖI NGƯỜI

 

Veblen là một trong những hiệu ứng tâm lý liên quan đến kinh doanh thương mại. Hiệu ứng Veblen cho biết sự ảnh hưởng của tâm lý phô trương đến sự kích cầu trong kinh doanh. Nhờ vào hiệu ứng này mà nhiều “ông lớn” trong kinh doanh đã đạt được những con số đáng nể.

 

Giới thiệu về hiệu ứng Veblen.

Hiệu ứng Veblen hay còn gọi là thuyết tiêu dùng phô trương, được một nhà kinh tế học xây dựng lên từ thực nghiệm của mình. Tên của hiệu ứng này được đặt theo tên của nhà nghiên cứu ra nó.

Phát hiện của ông đã cho thấy ảnh hưởng về mặt cảm xúc của con người trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

 

Ông thực hiện khảo sát mức độ hạnh phúc và độ hài lòng của các cá nhân khi mua các sản phẩm có giá trị. Kết quả nhận được là người ta hạnh phúc hơn khi mua các mặt hàng tiêu dùng đắt tiền. Không chỉ vậy, hành vi mua hàng hóa cũng chịu sự tác động của những người mua hàng khác, đặc biệt ở các mặt hàng có giá trị lớn.

 

Ảnh hưởng của hiệu ứng Veblen.

Theo nghiên cứu của nhà kinh tế Thorstein Veblen, các mặt hàng có ảnh hưởng đến sự kích cầu là các mặt hàng có giá trị lớn. Sau nghiên cứu, những hàng hóa này được gọi là hàng hóa Veblen.

Theo nghiên cứu của Veblen hiệu ứng Veblen góp phần phát hiện nguyên nhân dẫn đến sự kích cầu trong thương mại.

 

Nguyên nhân thứ nhất là sự ghen tị. Những người thiếu điều kiện thường có xu hướng thích phô trương để che giấu điều này. Theo đó, họ lựa chọn các sản phẩm có giá trị hay các hàng hóa Veblen.

Nguyên nhân thứ hai là sự kiêu hãnh. Đa phần mọi người đều muốn thể hiện danh tiếng bằng cách phô trương các sản phẩm mình sử dụng đều có nhãn hiệu. Điều này là một trong những hành vi tiêu dùng phổ biến.

 

Chính nhờ sự khám phá ra 2 nguyên nhân cơ bản này mà các nhãn hàng thương hiệu đã thu hút được không ít khách hàng.

 

Ứng dụng hiệu ứng Veblen trong kinh doanh.

Sau nghiên cứu về hiệu ứng Veblen, nhiều nhà kinh doanh đã tập trung hơn vào tâm lý phô trương của khách hàng. Các nhãn hàng nên áp dụng biện pháp quảng bá và truyền thông sản phẩm phù hợp với tâm lý mua hàng này. Điều này sẽ kích thích lượng cầu tăng đáng kể.

 

Không chỉ vậy, hiệu ứng Veblen có thể áp dụng trong định hướng hành vi tiêu dùng. Người tiêu dùng thông thái cũng có thể tự điều chỉnh hành vi của mình để không bị cuốn theo dòng hiệu ứng Veblen. Điều này giúp kiểm soát ví tiền hiệu quả hơn. Đặc biệt là với các tín đồ mua sắm như chị em phụ nữ.

 

Hiệu ứng Lời tiên tri tự ứng nghiệm


HIỆU ỨNG LỜI TIÊN TRI TỰ ỨNG NGHIỆM

 

Robert Rosenthal – nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ từng làm một cuộc thí nghiệm: Ông đến một trường trung học bình thường, vào một lớp học bất kỳ và khoanh tròn vài cái tên trong bảng danh sách và nói với giáo viên rằng: “Những em này trí tuệ rất cao, rất thông minh”.

 

Qua một thời gian, ông trở lại trường và kỳ tích đã xảy ra: những học sinh mà ông chọn thật sự đã trở thành những người xuất sắc của lớp. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Đó chính là tác dụng đầy ma lực của một kiểu “ám thị” thần kỳ.

 

Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý thế này hay thế kia, những ám thị này có cái tích cực, cũng có cái tiêu cực. Nếu một người chịu sự ám thị nào lâu dài thì kết quả họ sẽ trở thành đúng như loại ám thị đó.

 

Cho nên, cách bạn nhìn nhận một người rất quan trọng, bởi cách bạn nhìn một người sẽ dẫn đến cách bạn đối xử với người đó. Nếu bạn nhìn nhận một người là người thông minh, bạn sẽ đối xử với họ theo cách họ là người thông minh.

Nếu bạn nhìn nhận một người là đần độn, bạn sẽ đối xử với người đó như thể họ là người đần độn.

 

Và dần dần, đó sẽ là con người mà họ trở thành. Cho nên, nếu một ai đó nhìn nhận mình tiêu cực, thì bản thân bạn cũng không nên để cho nó bị ảnh hưởng đến niềm tin của mình theo hiệu ứng Lời tiên tri ứng nghiệm.

 

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2023

4 giai đoạn của cuộc đời

4 GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI

 

Giai đoạn 1: Bắt chước người khác

Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. 

Những người lớn trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.

Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Chúng ta không phát triển được sự tự chủ.

Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng ta không bị phán xét là kẻ lập dị.

 

Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân

Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình độc đáo.

Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu.

Giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa - cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa 30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc "Hội chứng Peter Pan" - những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.

Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.

Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới hạn. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này. Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn.

Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào?

Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu được nữa, bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên nghỉ ngơi và chơi trò giải trí cả cuộc đời còn lại.

Những người bị mắc kẹt ở Giai đoạn thứ 3 thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn. Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.

Giai đoạn 4: Di sản

Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng.

Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình có, và giờ họ đã toại nguyện.

Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.

Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò.

Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm lý, bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy.

Bài học cần rút ra là gì?

Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này. Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người. 

Điều gì làm chúng ta mắc kẹt

Mọi người kẹt ở các Giai đoạn của cuộc đời vì họ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là:

Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho chính đời mình.

Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.

Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi sự.

Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.

Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.

Theo Mark Manson