4 GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI
Giai đoạn 1: Bắt chước người khác
Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành.
Những người lớn trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.
Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Chúng ta không phát triển được sự tự chủ.
Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng ta không bị phán xét là kẻ lập dị.
Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân
Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình độc đáo.
Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu.
Giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa - cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa 30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc "Hội chứng Peter Pan" - những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.
Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.
Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới hạn. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này. Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn.
Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào?
Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu được nữa, bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên nghỉ ngơi và chơi trò giải trí cả cuộc đời còn lại.
Những người bị mắc kẹt ở Giai đoạn thứ 3 thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn. Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.
Giai đoạn 4: Di sản
Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng.
Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình có, và giờ họ đã toại nguyện.
Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.
Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò.
Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm lý, bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy.
Bài học cần rút ra là gì?
Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này. Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người.
Điều gì làm chúng ta mắc kẹt
Mọi người kẹt ở các Giai đoạn của cuộc đời vì họ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là:
Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho chính đời mình.
Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi sự.
Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.
Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.
Theo Mark Manson