Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

Bạn trở thành người thế nào, tuỳ vào cách bạn nhìn thế gian


BẠN TRỞ THÀNH NGƯỜI THẾ NÀO, TUỲ VÀO CÁCH BẠN NHÌN THẾ GIAN

 

Thế gian mà chúng ta nhìn thấy không phải toàn bộ thế giới rộng lớn, mà là thế gian bị giới hạn bởi tầm nhìn của đôi mắt trong tâm.

Có hàng ngàn quan điểm tiêu cực xoay quanh cuộc sống của chúng ta, nhưng người hướng tầm nhìn về phía ánh sáng luôn luôn chiến thắng.

Bạn trở thành người như thế nào, đó là tuỳ vào chính cách bạn nhìn thế gian.

 

  • Nếu tâm ta ồn ào, thì thế gian sẽ ồn ào
  • Nếu tâm ta yên bình, thì thế gian sẽ yên bình.
  • Vì vậy có một điều quan trọng hơn cả việc thay đổi thế gian,
  • Đó chính là hiểu rõ được chính tâm hồn mình.

Những chuyện xảy ra trên thế gian này vốn dĩ không có chuyện nào là vui, là bất hạnh, không có chuyện nào là đẹp đẽ, cũng chẳng có chuyện nào là đáng kinh tởm.

Thế gian không tự phân chia mọi chuyện ra như thế, mà chính là ống kính tâm hồn của chúng ta làm việc này.

 

Khi nhìn thấy lá vàng rơi vào mùa thu, sẽ có người nói “Ôi, sao mà cô đơn quá”, cũng sẽ có người nói “A, cảnh đẹp quá”. Thế gian đó vẫn chỉ là một, cùng là một cành lá rơi, nhưng tuỳ theo tâm mỗi người đang thanh tịnh hay cô đơn, thì thế gian mà người đó nhìn thấy cũng sẽ thay đổi theo.

 

Có bao giờ chúng ta để ý đến cả vũ trụ rộng lớn mà sống đâu? Và thật ra chúng ta cũng không cần phải biết tất cả những chuyện đang xảy ra trên vũ trụ này làm gì. Chúng ta sống và nhận thức thế gian chỉ qua ống kính và tâm hồn của chính mình mà thôi.

Khi ta nhìn thế gian với ống kính tâm hồn ở trạng thái “ta cần thứ này” thì ta sẽ chỉ nhìn thấy thứ ta đang tìm kiếm. Vì khi ấy tâm ta chỉ đang hướng về thứ nó cần mà thôi.

 

Nếu vậy, tâm trí ta đâu phải chỉ là một thứ gì đó nhỏ bé thụ động, chịu sự chi phối của thế gian rộng lớn. Chẳng phải chính chúng ta có thể tự quyết định ống kính tâm hồn mình sẽ hướng về mặt nào của thế gian đấy sao?

Để có thể thay đổi chiều hướng của ống kính theo ý chí, cần có sự nỗ lực cực kỳ to lớn.

 

Hãy nghĩ đến chuyện gặp gỡ một người ta rất ghét. Chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ đến những điều chúng ta ghét trước khi nghĩ đến những điều tốt chúng ta có thể đạt được khi gặp người này.

Nhưng hãy thử đổi tâm điểm của ống kính, tập trung vào những điểm tốt của người đó xem nào. Có thể bạn sẽ muốn từ chối nghĩ đến hay là thật rất gượng ép, nhưng sau một khoảnh khoắc nào đó bạn sẽ thấy rằng xung quanh mình toàn là người tốt.

Nghĩa là, những người xung quanh ta đều giống nhau, còn tuỳ vào cách nhìn của ta mà họ có thể trở thành người tốt hoặc người xấu.

 

Tóm lại, tất cả mọi chuyện không phải chỉ là lỗi của thế gian. Căn nguyên của những cảm xúc tốt xấu, mệt mỏi, cô đơn… của ta về thế gian này có thể là do chính ta đã tự gieo trong tâm trí mình, dù là một cách có ý thức hay vô thức.

 

Bạn hãy nhìn xem. Nếu tâm trí bạn nghỉ ngơi, thế gian cũng nghỉ ngơi theo bạn. Nếu tâm trí bạn hạnh phúc, thế gian cũng hạnh phúc theo bạn. Tâm trí con người và thế gian không phải là hai thứ tồn tại riêng lẻ. Trước khi oán trách thế gian, hãy cùng lau lại tấm kính của tâm hồn mình cho sạch đẹp.

 

Dear.vn

 

Tại sao người trẻ phạm tội?


TẠI SAO NGƯỜI TRẺ PHẠM TỘI?

 

Trong những năm gần đây, người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đã và đang phải đối mặt với những vụ giết người hàng loạt điên rồ. Thường thì, cả nạn nhân và kẻ thủ ác trong những vụ án mạng như vậy đều là thanh thiếu niên.

Tại sao học sinh trung học lại sát hại bạn học và thầy cô của mình? Những sự kiện này nói lên điều gì về xã hội chúng ta?

 

Những yếu tố làm gia tăng khả năng phạm tội giết người.

 

– Dễ dàng sở hữu súng ở Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là quốc gia có một số điều luật về súng dễ dãi nhất trên thế giới. Dù những sự kiện kiểu này có xảy ra ở những quốc gia khác, nhưng chỉ có ở Mỹ người ta mới có thể dễ dàng tiếp cận súng đạn với số lượng lớn.

 

– Sự bùng nổ thông tin trên Internet: Internet cho phép thông tin tìm đến mọi người bất kể chúng ta ở đâu theo một cách thức mà vốn dĩ đã từng rất khó khăn trước đây. Thời đó chúng ta lúc nào cũng phải đi đến thư viện để tìm kiếm thông tin tài liệu.

Ngày nay, đủ mọi loại thông tin đều có sẵn ngay trong căn nhà của bạn chỉ bằng một nút bấm. Một số tài liệu trực tuyến còn chi tiết hơn cả bất cứ thứ gì bạn tìm được trong thư viện.

 

– Sự sụp đổ của Gia đình hạt nhân: Tỷ lệ ly hôn cao và các dạng gia đình hỗn hợp khiến trẻ khó mà có những tấm gương tốt để noi theo khi xử lý xung đột. Trẻ học tập bằng cái chúng nhìn thấy, không phải thứ chúng nghe thấy.

 

– Bạo lực trên truyền hình và phim ảnh: Nếu bạn dành nhiều giờ xem TV thì bạn hẳn đã thấy một vài vụ trong tuần. Bạo lực làm tăng hưng phấn và mức độ phủ sóng của chương trình, nhưng nó cũng cho thấy những hành vi mà thanh thiếu niên có thể sẽ muốn bắt chước theo.

 

– Thiếu vắng kim chỉ nam đạo đức: Ở những thế hệ trước, nhà thờ và giáo đường có tầm ảnh hưởng cực kỳ quan trọng lên trẻ em và thanh niên. Những hội nam nữ sinh hướng đạo đã xây dựng những giá trị đạo đức trong cốt lõi giảng dạy của họ.

Mặc dù những ảnh hưởng này vẫn còn nhưng đối với nhiều thanh thiếu niên, nó không còn là một phần trong cuộc sống của họ nữa.

 

– Phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động với nam giới: Trong hầu hết các gia đình, khoảng thời gian thiếu giám sát con cái hơn trong quá khứ, và điều này đều có sự góp phần của cả cha mẹ.

Mặc dù hầu hết những đứa trẻ tự xoay xở một mình ở nhà sẽ không có đứa nào chế  tạo được một quả bom, nhưng sự giảm bớt gắn kết và giám sát từ cha mẹ là một yếu tố khiến những điều tương tự như vậy có thể xảy ra.

 

– Sự sụp đổ của hệ thống xóm láng và cộng đồng: Khi tôi lớn lên, tôi quen hầu hết mọi người trên con phố tôi ở. Dường như là tất cả chúng tôi đều có thời giờ cho những hoạt động vui chơi giải trí cũng như hòa nhập với cộng đồng.

Ngày nay, tôi chỉ biết một vài người hàng xóm, vẫy tay chào những người không quen. Rồi tôi lui về ngôi nhà, khoảng sân để thư giãn và nghỉ ngơi.

Các bạn trẻ nào cảm thấy mình được kết nối với những người khác trong cộng đồng sẽ ít có khả năng bộc phát cơn tức giận của mình theo những cách thức xấu xí hơn.

 

– Khuynh hướng “kéo bè kết cánh” bẩm sinh ở thanh thiếu niên: Hầu hết chúng ta đều thấy những cô cậu giỏi thể thao thường được lòng mọi người vì danh tiếng của họ trong môn họ chơi, và một số học sinh khác bị trêu chọc vì ở ngoài rìa. Những thanh niên “bị ruồng bỏ” có nguy cơ tâm lý luôn bất ổn.

 

– Việc nổi loạn vốn thường gặp ở thanh thiếu niên trở nên vượt khỏi tầm kiểm soát: Một trong những nhiệm vụ cần đạt được trong tiến trình phát triển của những năm tháng thanh thiếu niên là họ phải thể hiện được cái tôi của bản thân, một phần là thông qua sự nổi loạn chống đối lại bố mẹ mình.

Vì thường cha mẹ sẽ rất khó để biết được khi nào hành động nổi loạn này là bình thường, khi nào là có vấn đề ngoài tầm kiểm soát. Hãy duy trì việc giao tiếp cởi mở với con cái mình.

Và hãy cân nhắc tham gia các biện pháp trị liệu gia đình nếu việc giao tiếp giữa các bên bị gián đoạn trong giai đoạn này.

 

Làm gì để kiềm chế tình trạng bạo lực thâm nhập vào nhóm người trẻ?

Trẻ sẽ luôn hình thành những bè nhóm và chúng sẽ luôn nổi loạn. Một trong những điều quan trọng nhất ở đây mà bạn, là những người cha mẹ, có thể làm là nói chuyện với con mình. Tránh thuyết giảng, và đảm bảo mình lắng nghe con nói, ít nhất là cũng ngang ngửa với việc mình nói với con.

 

Chúng ta nên động viên con trẻ trong gia đình tham gia vào những tổ chức đội nhóm giúp chúng hình thành cảm nhận về đúng sai. Tránh để trẻ không giám sát trong thời gian dài mỗi ngày. Giám sát việc truy cập Internet và tiếp tục gắn kết trẻ vào những hoạt động và những kỳ nghỉ chung của gia đình.

 

Có một số giải pháp khác đòi hỏi nhiều hơn là chỉ sự tham gia của cha mẹ. Các cộng đồng có thể tăng cường cung cấp những hoạt động vui chơi giải trí. Những tòa nhà trống ở các trường học có thể được sử dụng để mang đến những hoạt động ngoại khóa buổi tối và cuối tuần.

Các nhà thờ có thể cân nhắc lại những chương trình dành cho thanh thiếu niên và mang đến những hoạt động vừa lý thú vừa có ý nghĩa cho nhóm các bạn trẻ.

 

Tham khảo. American Psychological Association. Combatting youth violence. Published April 2002.

 

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2023

Con gái yêu một chàng trai quá tốt?


CON GÁI YÊU MỘT CHÀNG TRAI QUÁ TỐT?

 

Trong tình yêu các bạn gái nên hiểu rằng “trai tốt chỉ nên làm anh em, bạn bè”. Bởi không phải lúc nào yêu trai tốt cũng hạnh phúc.

Một chàng trai tốt là mơ ước của nhiều người, có thể anh ta tốt bụng, biết quan tâm và chia sẻ, nhưng nếu quyết định ở bên một người đàn ông quá hoàn hảo như thế, con gái sẽ phải chịu rất nhiều ấm ức và áp lực mà không phải lúc nào họ cũng có thể tự mình nhận ra, cho đến khi họ “ngã ngựa”, và chẳng còn trai tốt nào ở bên…

 

Con gái ơi, nhớ nhé:

Đừng yêu một chàng trai quá tốt, bởi khi họ gây ra đau khổ cho bạn, nỗi đau đó sẽ lớn hơn gấp nhiều lần. Những tổn thương mà bạn phải chịu đựng giống như những vết cắt của một con dao không đủ sắc.

Nó cứ cứa từng nhát vào trái tim bạn, thật chậm rãi, thật nhẹ nhàng, nhưng lại khiến bạn đau đớn không cách nào tả xiết. Bởi vì bạn đã từng nghĩ “người tốt như anh ấy sẽ không làm tổn thương mình”, nên đến khi bạn phải đối diện với nỗi đau đó, bạn chẳng có cách nào vượt qua được.

Bạn không học cách đề phòng, tự bày cho mình một lối thoát nên đến khi bị tổn thương, bạn càng đau khổ gấp bội. Thế nên đừng dại mà yêu một người đàn ông quá tốt.

 

Khi tình yêu của con gái dành cho một chàng trai quá tốt, cũng đồng nghĩa với việc bạn phải cố gắng gồng mình để trở nên hoàn hảo hơn, xứng đáng với anh ấy hơn. Bạn sẽ phải làm những việc mình không thích, mặc những thứ kệch cỡm với bản thân hay cố gắng để hòa nhập với thế giới của chàng trai đó.

Bạn không còn là chính mình nữa chỉ vì bạn phải thay đổi và sống sao cho xứng đôi với chàng trai-quá-tốt của mình. Hãy thử nghĩ mà xem, tình yêu gượng ép, phải hy sinh quá nhiều sự riêng tư như thế có còn ý nghĩa gì nữa không?

 

Tôi có một cô bạn, luôn kể về tình yêu của mình bằng chất giọng đầy tự hào. Nhưng trong khi bạn đang say sưa kể chuyện, thì tôi lại nhìn thấy trong mắt bạn sự mệt mỏi, cơ thể gầy gò của bạn đôi khi lại run lên khe khẽ. Tôi giật mình nhận ra, bạn tôi đã gầy hơn trước rất nhiều, không còn là cô gái vui vẻ, tưng tửng của ngày nào nữa.

 

Con gái ạ, đừng dại mà yêu một chàng trai quá tốt. Bạn sẽ tự tổn thương chính mình lúc nào không hay chỉ bởi bạn không bao giờ nghi ngờ, hay mảy may suy nghĩ về những hành động bất chính của anh ta.

Bạn luôn tạo ra những cái cớ để biện minh cho việc anh ta không trả lời tin nhắn, không nghe điện thoại hay chở một cô gái lạ mặt sau xe.

Bạn tự biến mình trở thành một con rối trong tình yêu của mình, không có chính kiến, không dám lên tiếng, thậm chí không dám nghi ngờ – quyền cơ bản nhất của một người khi yêu.

Khi yêu một chàng trai quá tốt, bạn luôn có suy nghĩ mọi việc sẽ tiến triển theo hướng thuận lợi nhất. Do đó, mọi lỗi lầm của người yêu dù nhỏ dù lớn đều được cho qua dễ dàng.

Bạn từ chối cứu lấy mình trong lúc tình yêu đang dần rơi vào hố sâu vì bạn cho rằng anh ta sẽ là người ở bên cùng bạn vượt mọi khó khăn, nhưng thực tế thì chàng trai-quá-tốt ấy đã ở đâu vào lúc bạn cần nhất?

Chưa kể, chàng trai ấy có thể đối tốt với bạn thì cũng có thể đối tốt với những cô gái khác. Tất nhiên nhiệt tình không phải là một cái tội, nhưng nhiệt tình thái quá thì cần phải xem xét lại.

Khi một chàng trai có người yêu rồi, mà vẫn chu đáo với cô gái khác, vẫn sẵn sàng chở cô ta về dù xung quanh còn hàng tá người khác, vẫn nhắn tin với cô ta hàng đêm chỉ để cho cô ta đỡ cô đơn… thì chàng trai đó có còn tốt nữa không?

Yêu một người quá tốt, là bạn phải học cả cách chấp nhận mọi lý do, hành động bất thường của anh ta, bạn có mệt không?

 

Bạn biết đấy, không một bộ phim hay một câu chuyện nào nói cho bạn biết rằng bạn sẽ buồn ra sao hay bị tổn thương thế nào nếu yêu một chàng trai quá tốt. Trong suy nghĩ của đại đa số chúng ta, chỉ có những chàng trai xấu mới khiến con gái phải rơi nước mắt vì tình yêu. Thế nhưng, thực tế lại chứng minh ngược lại.

Tuy không phải đa số, nhưng việc một người đàn ông tốt hay xấu không quyết định tình yêu của anh ta dành cho bạn sẽ êm ấm 100%.

Rất nhiều chàng trai bị mọi người gán cho cái mác “bad boy” đã trở nên tốt hơn khi gặp được đúng người con gái của mình, và ngược lại, những chàng trai luôn được mọi cô gái săn đón vì sự tốt tính của mình hóa ra lại là những kẻ phũ phàng.

 

Khi người khác nhìn vào tình yêu của bạn, họ chỉ nhìn thấy những thứ hào nhoáng, đẹp đẽ bên ngoài, mọi đau khổ, sướng vui bên trong, chẳng ai có thể biết được ngoài bạn. Chính bạn là người hiểu rõ nhất, cảm nhận kĩ nhất mình có gì, tình yêu của mình có được đền đáp xứng đáng hay không.

 

Là con gái, đừng lấy một chàng trai quá tốt ra để làm tiêu chuẩn chọn người yêu. Hãy chọn người đem lại cho bạn cảm giác yên bình, toàn tâm toàn ý lo cho bạn và tương lai của hai người, con gái nhé!