Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Thực tài và thực học thời xưa và thời nay

THỰC TÀI VÀ THỰC HỌC THỜI XƯA VÀ THỜI NAY

 

Thời phong kiến, dù chế độ khoa bảng cực kỳ được coi trọng, thế nhưng khi bổ nhiệm ai đó có thực tài, các bậc tiền nhân cũng không hẳn coi nặng bằng cấp và có những ngoại lệ.

 

Quan Thượng thư không học vị, bằng cấp 

Cụ Nguyễn Xuân Phiêu, người làng Hành Thiện, Nam Định đã phấn đấu trở thành quan Thượng thư Bộ Công. Cụ có nhiều đóng góp thiết thực về ngành kỹ nghệ phục vụ đất nước. Sự học của cụ không câu nệ hình thức mà chủ yếu là con đường tự học, thực học.

 

Năm 1881, cụ Nguyễn Xuân Phiêu giữ chức Thừa biện Công bộ, một chức nhỏ. Ông Xuân Phiêu làm việc rất mẫn cán và rất thông minh. Vì thế ông được vua Tự Đức cử đi học các khoa kỹ nghệ của Tây Âu. 

 

Trước khi chàng trai trẻ đi học, vua Tự Đức khuyến khích: “Hễ học tập được kỹ nghệ một nước thì lấy lệ Cử nhân bổ dụng, kỹ nghệ hai nước thì lấy lệ Tiến sĩ bổ dụng, kỹ nghệ ba nước thì lấy lệ Hoàng giáp bổ dụng”.

Điều này chứng tỏ vua Tự Đức rất coi trọng kỹ nghệ Tây Âu hồi cuối thế kỷ 19. Đối với người Việt Nam thời đó, các môn kỹ thuật chính xác của phương Tây là môn kỹ thuật cao và vô cùng mới lạ. 

 

Sau 6 tháng nghiên cứu thực tế tại nước ngoài, bằng trí thông minh hiếm có và sự chăm chỉ, chịu khó học tập, Nguyễn Xuân Phiêu đã nắm được nhiều kỹ thuật mới của phương Tây. 

Về nước, ông chế ra 2 khẩu súng (một khẩu kiểu của Anh, một khẩu kiểu của Pháp), mô hình một chiếc tàu Chalub, một đồng hồ kiểu Anh dâng lên vua.

Mục đích để báo cáo kết quả học tập của mình. Một người không có bằng cấp khoa học mà chỉ bằng con đường tự học cùng trí thông minh đặc biệt mà chế tạo được những vật tinh xảo không kém gì kỹ thuật châu Âu thì thật là nhân tài.

 

Đến năm 1886, Nguyễn Xuân Phiêu được giao nhiệm vụ mở xưởng đúc tiền niên hiệu Đồng Khánh. Năm 1887, ông được phong làm Bang biện Nha đúc tiền quốc gia. Năm 1894, ông được cử ra Thanh Hoá mở Nha Thông bảo (tức Nha đúc tiền) ở Cẩm Thuỷ và làm Bang tá nha này. 

 

Năm 1901 triều đình triệu ông về Huế, giao trông coi việc đóng tàu và sửa chữa tàu. Ông phát huy sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ, được vua ban cho áo gấm có thêu hình 9 con rồng, lại sai ông chế tạo xe hơi và các đồ ngự dụng. 

 

Năm 1906, ông làm Hộ lý Cục Nông Công kỹ nghệ. Năm 1911, ông chuyển làm Hộ lý Trường Bách công. Có thể coi ông là Hiệu trưởng đầu tiên của trường kỹ nghệ nước ta. Năm 1915, ông phụ trách tu sửa điện Thái Hoà. Việc hoàn thành, ông được ban Nhị hạng kim khánh và được thăng Tham tri bộ Công.

 

Năm 1916, ông lại được thăng Thượng thư bộ Công (như chức bộ trưởng Công nghiệp bây giờ). 

Kể câu chuyện này để thấy một điều, người lãnh đạo công tâm thì sẽ thấy ngay hiền tài phục vụ cho tổ chức.

 

Và thời nay ở các nước tiên tiến

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn cùng tạp chí Time trong vài năm trước, cựu Phó Chủ Tịch nhân sự Laszlo Bock - người từng chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ việc tuyển dụng và quản trị nhân viên của một trong những hãng kỹ thuật hàng đầu thế giới hiện nay là Google đã nhấn mạnh chính sách tìm kiếm tài năng cho Google rằng,

"Điểm học là vô giá trị trong việc tuyển dụng và điểm thi cũng vô giá trị. Chúng tôi đã thấy được chúng chẳng báo trước được điều gì..."

Với câu chuyện tuyển người của Google bên trên, ắt có người sẽ ngờ rằng việc Google tuyển lựa chuyên viên mà không đặt nặng điểm học hay bằng cấp như lời cấp quản trị dẫn trên chỉ là một chính sách tuyển dụng "khác thường", riêng biệt và hiếm hoi.

Và việc học đại học - vốn là con đường truyền thống để bắt đầu và thăng tiến trong nghề nghiệp là không còn cần thiết?

Thưa không. Cho cả hai câu hỏi.

Thứ nhất là không chỉ Google mà cả Apple, IBM cùng hàng chục tập đoàn lớn khác và mới đây là thông báo của chính phủ, cũng có những xu hướng tương tự khi tuyển dụng từ kỹ sư, chuyên viên lập trình cho đến cấp quản trị mà không đòi hỏi bằng cấp.

Thứ nhì là, trong khi xã hội vẫn luôn đề cao giá trị của học vấn và cánh cửa đại học là điều cần khuyến khích giới trẻ nhắm đến và một trong những tiêu chuẩn chung đòi hỏi nơi các ứng viên, cơ hội và sự trọng dụng dành cho các tài năng thật sự sẽ luôn rộng mở, bất kể thế nào.

Bởi quan niệm về bảng điểm, thành tích trong trường lớp cùng bằng cấp đã khác hơn khá nhiều so với những quan niệm truyền thống, khi các hãng ngày nay mong muốn tìm được những nhân viên tài năng, có khả năng giải quyết vấn đề trong thế giới thực.

Họ nhắm đến các em có khả năng lập trình, kinh nghiệm và sự xuất sắc trong lãnh vực điện toán. Họ đánh giá cao về khả năng nhận thức và học hỏi, tiếp nhận cái mới liên tục của ứng viên.

Họ chọn những ứng viên có óc cầu tiến và sự khiêm cung trí tuệ, bởi không có những yếu tố này, các nhân viên sẽ không biết học hỏi, lắng nghe, không nhìn ra những giải pháp tốt hơn từ người khác và thiếu vắng một tinh thần đồng đội.

Các hãng này dư thừa khả năng để đưa ra một phương pháp khoa học và tâm lý để đánh giá ứng viên theo các tiêu chí này qua các cuộc trắc nghiệm và phỏng vấn.

Nên một bằng cấp với thành tích học xuất sắc, thậm chí là thủ khoa hay đỗ đầu dù là một lợi thế, nhưng không phải là điều kiện đủ để được chọn lựa nếu thiếu vắng những điều kể trên.

Google có những nhóm chuyên viên mà khoảng 14 % nhân viên không có bằng đại học. Là những hãng kỹ thuật cao và được sáng lập bởi những nhân vật xuất chúng và phi truyền thống, các hãng này không đặt nặng theo những khuôn mẫu trong việc tìm kiếm, mời gọi nhân tài. Họ chú trọng thực học, thực tài hơn là điểm học.

Có những em vừa tốt nghiệp trung học hay chưa xong đại học đã được mời tham gia những dự án thiết kế quan trọng, trong khi không ít những người luôn hãnh tiến về bằng cấp, học vị của mình lại không tìm được công việc tương ứng với tấm bằng.

Nó chẳng khác câu chuyện của Tú Xương của cả thế kỷ trước, khi một nhà thơ nhìn nhận về ông rằng, "Ông Nghè ông Thám vô mây khói, đứng lại văn chương một Tú Tài".

Nhắc về xu hướng tuyển người của hệ thống Ivy League hay Google, Apple... để thấy rằng, việc trang bị cho một hành trình tương lai của con cái cần có thêm rất nhiều điều khác hơn là một nỗi ám ảnh về bảng điểm thật cao, thành tích học xuất sắc.

"Let kids be kids", nền giáo dục khai phóng là cho các em một không gian để học và hình thành, phát triển tính cách cùng tài năng để có những sáng tạo, bứt phá thay vì đi theo sự sắp đặt và kỳ vọng thiếu thực tế của cha mẹ cùng khuôn mẫu giới hạn của hệ thống giáo dục lạc hâu.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Bí quyết cơ bản về cách tiêu tiền hợp lý nhất

BÍ QUYÉT CƠ BẢN VỀ CÁCH TIÊU TIỀN HỢP LÝ NHẤT

Một người thành đạt không phải là người có nhiều tiền nhất mà là người biết chi tiền hợp lý nhất.

Học cách tiêu tiền nói thì rất đơn giản nhưng thực tế lại không dễ chút nào, mọi người luôn có một thói quen muôn thuở trong thâm tâm chính là tiêu tiền hưởng thụ khi cầm trong tay một khoản kha khá, ít ai nghĩ được rằng mình nên làm sao để đúng cách hơn.

 

Hãy nhìn lại cách sử dụng đồng tiền của bản thân mình đã đúng hay chưa, nếu chưa thì sau đây là những bí quyết cơ bản về cách tiêu tiền hợp lý nhất.

 

1. Giữ được bao nhiêu tiền quan trọng hơn là kiếm được bao nhiêu tiền.

Rất nhiều người không hiểu được chân lý đơn giản này. Lương cao không đồng nghĩa với giàu có. Và lương thấp cũng chẳng khiến bạn nghèo đi. Vấn đề nằm ở chỗ bạn tiết kiệm được bao nhiêu từ số đó mà thôi.

2. Đừng lạm dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là cạm bẫy ngọt ngào, khiến bạn dễ dàng mắc nợ và quay cuồng với việc trả lãi. Vì thế, hãy dùng tiền mặt và hạn chế quẹt thẻ. Còn nếu dùng thẻ, hãy nhớ trả hết càng sớm càng tốt.

 

3. Nắm rõ thói quen chi tiêu

Nếu bạn hiểu rõ mình thường chi cho những việc gì, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát túi tiền hơn. Mục tiêu là chi tiền cho những thứ quan trọng, và cắt giảm các hoạt động còn lại. Nếu trừ khoản tiết kiệm đi, bạn sẽ không phải lo lắng gì về việc lập ngân sách nữa. Vì khi ấy, bạn sẽ chỉ được tiêu số còn lại mà thôi.

5. Tự động hóa mọi thứ

Cách tốt nhất để tiết kiệm nhiều hơn, chống nộp phí muộn, giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và kiểm soát được mọi thứ là tự động hóa chúng càng nhiều càng tốt. Mọi ngân hàng đều có dịch vụ này.

 

6. Mặc cả

Đừng bao giờ trả đủ tiền cho một thứ gì đó. Luôn luôn tìm cách để có được mức giá rẻ hơn. Nói chuyện với người quản lý cửa hàng. Xếp hàng, chờ đợi và mua sắm trong những ngày giảm giá.

 Nếu bạn là một người mua sắm có mục tiêu, bạn chỉ cần chăm chú theo dõi thông tin là biết lịch trình giảm giá của các cửa hàng, siêu thị.

7. Mua đồ khi thật cần thiết

Ắt hẳn bí quyết này đã rất quen thuộc với mọi người nhưng mấy ai có thể hoàn thành tốt? Chỉ cần bắt mắt, tính năng vượt trội… món đồ đó sẽ được rinh về nhà bất chấp bao nhiêu miễn người chủ nó thích, vậy bạn có từng đắn đó khi mua sản phẩm này.

 

Khi đã muốn mua một món đồ vật nào đó con người luôn đưa ra được vô vàn lý do để nó trở nên có ích nhất nhưng có ai từng suy nghĩ ý kiến trái chiều để trả nó về lại chỗ cũ không?

Đây là một việc cần thiết để bạn tiêu tiền một cách hợp lý nhất, suy nghĩ ngược lại với ham muốn của mình bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá không làm chúng phung phí. Khi mức độ quan trọng, cần thiết nhất sẽ được bản thân mọi người mua với tinh thần sử dụng có ích nhất.

 

8. Đưa ra mục tiêu mới

Tiêu tiền đúng cách không phải chỉ biết cách tiết kiệm mà còn sử dụng nó với những mục tiêu lớn hơn.

Bí quyết đề ra mục tiêu mới này giúp bạn hạn chế sử dụng một khối tiền không đáng. Ví dụ bạn lại muốn mua một món đồ nào đó hãy đứng lại và nghĩ xem, mục tiêu mua đồ tiếp theo của mình là gì, so sánh lợi ích của vật này thì cái nào tốt hơn, mục tiêu mới kia đương nhiên là đồ tốt và mắc tiền hơn vậy tại sao mình không để dành tiền mà mua vật kia?

Hãy tập đưa ra những câu hỏi trong cuộc sống cũng như trong cách tiêu tiền sẽ giúp bạn tránh tổn thất lớn, chúng không khó để trả lời chúng chỉ khó khi bạn có quyết định được câu trả lời nào phù hợp nhất hay không.

 

Hãy học cách tiêu tiền để biết quý trọng đồng tiền hơn.