Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

Những người nói sự thật sống khỏe mạnh, ít bệnh tật


NHỮNG NGƯỜI NÓI SỰ THẬT SỐNG KHỎE MẠNH, ÍT BỆNH TẬT

Nói sự thật có thể làm cho một người khỏe mạnh không? Một nghiên cứu có tên “Khoa học về sự trung thực”. United States đăng cai tổ chức chương trình “giáo sư tâm lý học trung thực tại Đại học Notre Dame (University of Notre Dame) A Nida Kelly (Anita E.Kelly) nghiên cứu khoa học ” để chứng minh luận điểm này.

 

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu chia ngẫu nhiên 72 người trưởng thành thành hai nhóm – nhóm trung thực và nhóm đối chứng, và ghi lại tất cả các chứng bệnh và cảm giác khó chịu hiện tại của họ.

 

Đối với 36 người trong nhóm đối chứng, các nhà nghiên cứu không đưa ra hướng dẫn hay yêu cầu gì nhưng nói với họ rằng họ đang tham gia vào một nghiên cứu không xác định trong 5 tuần tới.

 

Đối với các thành viên trong nhóm trung thực, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quy tắc đặc biệt: “Trong năm tuần tiếp theo, bạn phải nói một cách trung thực, trung thực và chân thành mỗi ngày – không chỉ những việc lớn mà ngay cả những việc nhỏ như tại sao bạn đến muộn.

Ngoại trừ việc nói đùa hoặc cố tình cường điệu câu nói để hài hước, thì bạn phải nói sự thật trong những tình huống nghiêm trọng. Dù bạn có thể chọn không trả lời, miễn là lời nói được nói ra phải chân thực.”

 

Trong giai đoạn này, hai nhóm phải thường xuyên trở lại phòng thí nghiệm để chụp ảnh đa khoa và khám sức khỏe, đồng thời các nhà nghiên cứu đã ghi chép cẩn thận các triệu chứng trên cơ thể họ.

 

Vào tuần trước, Giáo sư Kelly nói rằng kết quả của cuộc thử nghiệm thực sự khó tin: “Sức khỏe của 36 người trong nhóm trung thực rất khác nhau trước và sau khi thử nghiệm. Nhiều triệu chứng được phát hiện ở giai đoạn đầu đã giảm.

 

Không thể bỏ qua sự so sánh giữa hai nhóm, sau 5 tuần thì nhóm trung thực có nhiều thay đổi hơn nhóm đối chứng, nhóm trung thực có ít triệu chứng hơn nhiều so với nhóm đối chứng, đặc biệt là các triệu chứng đau họng, đau đầu và buồn nôn. Ngoài ra, các trạng thái tinh thần như phàn nàn và lo lắng cũng tương đối giảm.

 

Vì vậy, giáo sư Anida Kelly đã tiến hành thí nghiệm tương tự với chính mình, và kết quả của thí nghiệm hoàn toàn giống nhau. Bà đã công bố kết quả thí nghiệm của mình trên blog của mình:

“Kể từ mùa thu năm nay, tôi đã tuân theo nguyên tắc nói thật. Trước đây, tôi thường ngủ 8 tiếng một ngày, và sẽ bị cảm lạnh 5 đến 7 lần một đến hai tháng; nhưng bây giờ tôi ngủ 3 giờ mà vẫn khỏe mạnh và không bị ốm.”

 

Nghiên cứu của Giáo sư Kelly cho chúng ta biết rằng sự chân thành không chỉ là tiêu chuẩn mà mọi người coi như thước đo đạo đức, nó còn có liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất của một người và là liều thuốc chữa bách bệnh để tăng cường sức khỏe cho con người.

Lời nói dối có thời gian ngắn, lời nói dối khiến con người cạn kiệt sức lực, chúng ta có thể lừa được người trong một thời gian, nhưng cuối cùng lời nói dối sẽ bị vạch trần.

 

ST

9 bài học ý nghĩa từ triết lý kinh doanh bậc thầy của người bán cháo


9 BÀI HỌC Ý NGHĨA TỪ TRIẾT LÝ KINH DOANH BẬC THẦY CỦA NGƯỜI BÁN CHÁO

 

Một phóng viên nọ đến gặp một chủ quán cháo người Hoa để thực hiện một cuộc phỏng vấn khảo sát về mô hình kinh doanh.

 

Phóng viên: Thưa ông, trước khi mở quán cháo này thì ông làm gì?

Chủ quán: Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.

Phóng viên: Vậy quán cháo này đã mở được bao nhiêu năm?

Chủ quán: Quán cháo này không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ, ông nội ngộ, cha ngộ, ngộ đều bán cháo. Con trai ngộ…

 

Phóng viên: Không có gì khác sao ạ?

Chủ quán: Khác nhiều chứ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.

Phóng viên: Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm ông này bà kia, còn ông?

Chủ quán: Ngộ có thành công thì vẫn cho con làm chủ quán cháo.

 

Phóng viên: Ông không muốn con mình đi học sao?

Chủ quán: Tôi muốn chứ, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm.

Phóng viên: Ở trong bếp à?

Chủ quán: Ở Đại học Havard, Mỹ.

 

Phóng viên: Học xong chúng nó về đâu? thành ông gì?

Chủ quán: Về lại nhà này, thành người rửa bát cho papa chúng.

Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?

Chủ quán: Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?

 

Phóng viên: Nhiều người kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không ạ?

Chủ quán: Không phải đâu, những ngày đầu tiên làm gì có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
Phóng viên: Cũng dư dả sao ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?

Chủ quán: Người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ quán cũng giống như họ.

 

Phóng viên: Vì sao người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?

Chủ quán: Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.

Phóng viên: Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?

Chủ quán: Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.

 

Phóng viên: Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?

Chủ quán: Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.

Phóng viên: Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?

Chủ quán: Không cần phải là ngày mai đâu, 20 năm sau trả cũng được.

 

Phóng viên: Nhưng lúc ấy lãi suất tính thế nào đây ạ?

Chủ quán: Dạ, cái lãi lớn nhất là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này.
20 năm sau, phóng viên quay lại quán cháo, gặp ông chủ quán lúc này đã trên tuổi 70.

 

Phóng viên: Chào cụ, tôi đến trả tiền bát cháo 20 năm về trước.Cụ còn nhớ tôi không?

Chủ quán: Ngộ nhớ. Cám ơn cậu đã quay lại.

Phóng viên: Cụ vẫn nhớ thật sao?

Chủ quán: Làm cho khách nhớ mình đã khó, mình phải nhớ khách bội phần khó hơn. Nhưng bản quán làm được điều đó.

 

Phóng viên: Quán của cụ vẫn không có gì thay đổi.

Chủ quán: Không có gì thay đổi cả.

Phóng viên: Các quán khác ở Mỹ, ở Úc… vẫn không có gì thay đổi chứ.

Chủ quán: Nếu còn thì cũng không thay đổi.

 

Phóng viên: Tại sao lại là nếu còn ạ?

Chủ quán: Không có ai trong nhà này nấu cháo ở những nơi đó nữa.

Phóng viên: Các con cụ đâu?

Chủ quán: Ngộ yếu rồi, các con ngộ phải về đây nấu cháo thay ngộ.

 

Phóng viên: Cụ từng nói rằng: cụ, ông, cha của cụ và cụ đều nấu cháo, con cụ làm tiến sĩ cũng nấu cháo, vậy các cháu cụ thì sao?

Chủ quán: Các cháu ngộ không nấu cháo nữa.

Phóng viên: Các cháu cụ làm gì khác ư?

 

Chủ quán: Chúng thành lập tập đoàn và thuê người nấu cháo.

Các cháu ngộ sản xuất cháo ăn liền với hơn 100 nhãn hiệu khác nhau. Đứa phụ trách một loạt các nhà máy sơ chế nguyên liệu, đứa khác quản lý hàng loạt nhà máy bao bì, đứa thì chuyên công đoạn thành phẩm, đứa chuyên phụ gia, đứa chuyên truyền thông, đứa chuyên phân phối sản phẩm trên toàn thế giới…

Phóng viên: Nhưng trước đây cụ nói…

Chủ quán: Ngày xưa nấu mỗi bát cháo nấu mất nửa giờ, lãi 1 đô. Các cháu ngộ chúng nó nói chúng cũng nấu cháo. Chúng nó “nấu cháo điện thoại”, mỗi lần nấu mất 1 giờ, lãi tỉ đô.


Phóng viên: Vậy bây giờ cụ có thèm lấy tiền bát cháo 20 năm trước của tôi không?

Chủ quán: Ngộ vẫn xin nhận. Cháu ngộ có cách kiếm tiền của cháu ngộ. Ngộ và các con ngộ vẫn giữ cách kiếm tiền của mình.

 

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN

1. Muốn làm gì thì phải bắt đầu từ cái nhỏ nhất.
2. Muốn đi khắp 5 châu thì phải làm tốt từ 1 nơi.
3. Không ai thành công mà không học nhiều hiểu rộng.
4. Đứng vào vị trí khách hàng để hiểu tâm lý họ đang gặp là gì.


5. Đừng chạy theo nhu cầu của của đời hãy tập trung vào khả năng của chính mình.
6. Chức danh không có nghĩa lý gì cả, cái mà bạn làm được sẽ cho biết bạn là ai.
7. Có tiền chưa chắc thành công, có trí tuệ mới thành công.
8. Người ta có thể cho ta cá, nhưng không ai cho cần câu, ta phải tự kiếm.
9. Cách giữ khách hàng là làm cho họ tin rằng mình tin tưởng họ tuyệt đối.

 

Nguồn: Làm giàu từ kinh doanh