Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2023

Sống theo độ tuổi là người thông tuệ


SỐNG THEO ĐỘ TUỔI LÀ NGƯỜI THÔNG TUỆ

 

20 tuổi học, 30 tuổi "liều", 40 tuổi "chừa", 50 tuổi "bỏ", 60 tuổi "buông" chính là thái độ sống nên có trong xã hội hiện đại ngày nay. Nó nói với chúng ta rằng, ở những độ tuổi khác nhau nên làm những việc phù hợp với lứa tuổi đó, đừng để lại hối tiếc cho cuộc đời.

Lúc trẻ nỗ lực làm việc, chăm chỉ kiếm tiền. Già hơn một chút rồi cố gắng có cho mình cuộc sống tự do, không quá quỵ lụy vào con cái, đời người, như vậy là viên mãn rồi!

20 tuổi "học"

Có câu "ninh khi bạch đầu ông, mạc khi thiếu niên túng", ý muốn nói, tuổi 20 là tuổi trẻ, đời người sau này sẽ có muôn vàn khả năng. Con người, khi ở độ tuổi 20 phải năng học tập, khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải học hành cho tử tế, khi ra xã hội rồi vẫn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ thuật. Có như vậy mới có được một cơ hội công việc tốt hoặc có thể tự mình tách ra khởi nghiệp.

 

Nếu ngày ngày chỉ đâm đầu vào game, không học tập, không thực hành, vậy thì sẽ chỉ có thể làm công nhân tầng lớp thấp, lương lẹt đẹt 4-5 triệu một tháng, như vậy, cả đời này cũng chỉ có thể là một người nghèo.

 

30 tuổi "liều"

Khổng Tử nói "tam thập nhi lập", độ tuổi 30 là độ tuổi nên thành gia lập nghiệp. Ở độ tuổi này, con cái vẫn chưa lớn hẳn, cha mẹ thì cũng đã già rồi, một người đàn ông, thân là trụ cột gia đình, có rất nhiều việc phải dựa vào họ.

Nếu tới 30 tuổi mà vẫn không có tư tưởng liều mình, hết mình cho công việc, đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, vậy thì con cái làm sao được học trường tốt, ba mẹ bị bệnh làm sao có thể tự do rút tiền ra đi chữa trị! Vì vậy, 30 tuổi nhất định phải "liều", phải tăng tốc, hết mình cho công việc, vì cha mẹ, vì con cái và vì cả chính bản thân mình.

 

40 tuổi "chừa"

Khổng Tử nói "tứ thập nhi bất hoặc", ý muốn nói 40 tuổi, trải qua đủ mọi phong ba bão táp, gặp qua vô vàn tình huống éo le, nếm trải không biết bao nhiêu chua ngọt đắng cay, người đàn ông đã trở nên chín chắn rất nhiều. Rất nhiều chuyện đã hiểu rõ ràng, không còn mơ hồ, hoang mang.

 

Tuy nhiên, người đàn ông ở độ tuổi 40, thông thường mà nói đều đã có những thành tựu nhất định, trừ những người không cầu tiến ra, ngoài ra, đây cũng là giai đoạn cám dỗ nhiều nhất, vì vậy, một người 40 tuổi phải học cách "chừa", thuốc lá rượu bia, sự hiếu thắng, sự ham chơi, danh lợi nhất thời... tất cả những tật xấu này, phải học cách "chừa" chúng ra.

 

Tất cả những thói quen xấu của thời trẻ, phải học cách buông bỏ. Nó không chỉ cho thấy trách nhiệm với bản thân mà còn là trách nhiệm với gia đình.

 

50 tuổi "bỏ"

Khổng Tử nói "ngũ thập nhi tri thiên mệnh", người tới tuổi 50, cái gì cần trải qua cũng đã trải qua rồi, ngộ ra được bản thân mình theo đuổi cái gì, biết rằng nửa đời còn lại của mình nên sống ra sao, có nhân sinh quan, thế giới quan của riêng mình.

 

Vậy mới nói, 50 tuổi, nên học cách "bỏ", đừng cưỡng cầu bất cứ điều gì. Thứ không có được không nên quá chấp niệm. Học cách buông bỏ mới có được nhiều hơn.

Sau 50 tuổi, nên bồi dưỡng cho mình một vài sở thích mới, quen một vài người bạn mới, làm phong phú cuộc sống của mình hơn một chút.

60 tuổi "buông"

Cổ nhân nói "lục thập nhĩ thuận", ý muốn nói, người già trải sự đời nhiều, không còn chuyện gì không thuận mắt thuận tai nữa. Lời thế nào cũng nghe được lọt tai, cũng phân biệt được phải trái đúng sai, trắng đen rõ ràng.

 

Bước vào tuổi 60, học cách buông bỏ, có công việc cũng nên nghỉ hưu rồi, đi làm cũng đã mấy chục năm, việc kiếm tiền cũng nên bỏ xuống rồi.

Lúc này, ở nhà gần gũi hơn với con cháu, nghe lời con cháu một chút, trao quyền lợi lại cho con cái, bao nhiêu khúc mắc, vướng bận cho qua được thì hãy cho qua hết đi! Cả nhà hòa thuận vui vẻ mới là quan trọng nhất.

 

* Bất kể bạn ở độ tuổi nào, hãy đi làm những việc bạn nên làm ở độ tuổi đó. Sống với tiết tấu của riêng mình, đừng ngưỡng mộ cuộc sống của người khác. Việc bạn cần làm là không vội vàng, không so sánh, sống có trách nhiệm với bản thân. Nhìn chuẩn phương hướng, không hoang mang, kiên định bước về phía trước là được.

 

 

 

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2023

5 Ngôn ngữ tình yêu (The 5 Love Languages)


5 NGÔN NGỮ TÌNH YÊU (THE 5 LOVE LANGUAGES)

 

Ngôn ngữ tình yêu mô tả 5 cách con người ta tiếp nhận và thể hiện tình yêu trong mối quan hệ tình cảm. Biết được ngôn ngữ tình yêu của đối phương và cho họ biết ngôn ngữ của bạn có thể giúp cả hai cảm thấy được yêu thương và trân trọng.

 

Hầu như tất cả mọi người đếu muốn cho nửa kia biết mình quan tâm đến họ. Tuy nhiên nhiều người lại gặp khó khăn trong việc làm cho đối phương hiểu. Nếu bạn thấy mình rơi vào hoàn cảnh này, thì bạn có thể tìm hiểu thêm về năm ngôn ngữ tình yêu, một nội dung được xây dựng bởi tác giả kiêm mục sư Gary Chapman.

 

Năm ngôn ngữ tình yêu là gì?

Cuốn “Năm ngôn ngữ tình yêu” của Chapman được xuất bản lần đầu tiên năm 1992. Trước khi viết cuốn sách này, Chapman bắt đầu để ý đến những dạng thức tương tác giữa các cặp đôi mà ông thực hiện tư vấn. Ông nhận ra rằng các cặp đôi hay hiểu lầm nhu cầu của đối phương.

 

Từ đây ông xây dựng nội dung về 5 ngôn ngữ tình yêu, hoặc những cách những cặp đôi yêu nhau thể hiện tình cảm. Bao gồm:

 

1. Lời nói yêu thương.

Lời nói yêu thương là thể hiện tình cảm bằng những lời nói, lời khen, hoặc lời cám ơn. Khi đây là ngôn ngữ tình yêu chính của một người, họ sẽ thích những lời nói và khích lệ tử tế cũng như nói lời nâng đỡ nhau.

 

2. Thời gian cho nhau.

Họ cảm thấy được yêu thương nếu bạn luôn có mặt và tập trung vào họ khi cả hai bên nhau. Điều này có nghĩa là bỏ điện thoại xuống, tắt máy tính bảng, tiếp xúc với nhau bằng mắt và lắng nghe chủ động.

Người có dạng ngôn ngữ này luôn coi trọng “chất lượng” hơn “số lượng”.

 

2. Tiếp xúc cơ thể.

yêu thương qua các cử chỉ cơ thể. Bên cạnh tình dục, họ cảm thấy được yêu thương khi nửa kia nắm tay, chạm cánh tay,,, Quan điểm của người này về buổi hò hẹn hoàn hảo đơn giản chỉ muốn được tiếp xúc cơ thể gần với người kia.

 

3. Hành động giúp đỡ.

Đối với nhóm ngôn ngữ này, một người sẽ cảm thấy được yêu thương và được trân trọng khi người kia làm môt điều gì đó tốt đẹp cho họ, như:

– Giúp rửa chén.

– Đổ xăng xe.

,,,

Họ thích được người kia làm những điều nhỏ bé cho họ và thường họ cũng hay có những hành động tương tự với đối phương.

 

Quà tặng.

Tặng quà là biểu tượng của tình yêu đối với một số người, họ coi trọng không chỉ bản thân món quà mà cả thời gian và công sức mà người tặng quà đã dành ra.

Người chọn ngôn ngữ tình yêu chính là quà tặng không phải lúc nào cũng mong chờ những món quà to hay đắt tiền; đúng hơn là những gì đằng sau món quà đó mới là thứ thu hút họ.

Khi bạn dành thời gian chọn ra một món quà đặc biệt với họ, nó thể hiện rằng bạn thực sự hiểu họ.

 

Làm sao để xác định ngôn ngữ tình yêu của bản thân?

Nếu hoặc khi bạn đang ở trong một mối quan hệ, bạn có cảm thấy được yêu thương hơn khi nửa kia:

 

– Nói với bạn, “Anh yêu em” hoặc khen ngợi một điều gì đó bạn đã làm?

– Làm bạn bất ngờ với một món quà ý nghĩa?

– Lên kế hoạch cho một chuyến đi chỉ có hai người?

– Làm việc vặt hoặc giặt quần áo?

– Nắm tay bạn khi đi dạo?

Trả lời được những câu hỏi này có thể mang đến cho bạn một gợi ý về ngôn ngữ tình yêu có thể bạn đang sở hữu.

 

Ngôn ngữ tình yêu của nửa kia có thể không giống với bạn. Khi giữa các cặp đôi có sự khác nhau trong ngôn ngữ tình yêu, hẳn là sẽ có hiểu lầm. Tuy nhiên, nếu nửa kia học cách nói ngôn ngữ tình yêu của bạn, họ thường sẽ cảm thấy được yêu thương và được trân trọng và cuối cùng sẽ hạnh phúc trong mối quan hệ.

 

Ích lợi của ngôn ngữ tình yêu lên mối quan hệ?

Chúng ta đều thể hiện và tiếp nhận tình yêu theo những cách khác nhau. Hiểu được những khác biệt đó có thể tạo ra tác động lớn lên mối quan hệ của bạn. Theo Chapman, bài tập này là một trong những cách đơn giản nhất để cải thiện mối quan hệ của bạn. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích.

 

Thúc đẩy sự vị tha.

Khi bạn cam kết tìm hiểu ngôn ngữ tình yêu của một ai đó, bạn tập trung vào nhu cầu của họ thay vì của bạn. Điều này là tiền đề trọng tâm trong học thuyết của Chapman. Các cặp đôi nên cùng nhau tìm hiểu về ngôn ngữ tình yêu của đối phương thay vì cố gắng thuyết phục họ tìm hiểu ngôn ngữ của mình.

Mục đích chung của việc tìm hiểu ngôn ngữ tình yêu cùng nhau là để học cách yêu đối phương theo cách có ý nghĩa với họ.

 

Tạo ra sự thấu cảm.

Thấu cảm giúp bạn bước ra khỏi vị trí của bản thân và tìm hiểu xem điều gì khiến người kia cảm thấy quan trọng và được yêu thương.

Thay vì nói ngôn ngữ tình yêu của chính mình với đối phương, họ sẽ học cách nói thứ ngôn ngữ mà đôi phương hiểu.

 

Duy trì sự thân mật.

Khi thường xuyên trao đổi về những điều khiến tình yêu họ luôn đong đầy, cặp đôi sẽ càng tạo ra sự thấu hiểu cho đôi bên – và cuối cùng là sự thân mật – trong mối quan hệ của họ. Khi điều này xuất hiện, mối quan hệ sẽ càng bền chặt hơn.

Một nghiên cứu tổng quan xuất bản năm 2016 trên Tuần san Khoa Học Sức Khỏe toàn cầu đã kết luận rằng, cải thiện kỹ năng giao tiếp có thể tăng cường sự thân mật trong hôn nhân.

 

Hỗ trợ sự phát triển cá nhân.

Khi bạn tập trung vào một thứ gì đó hay một ai đó ngoài chính mình, thì cá nhân bạn cũng sẽ phát triển. Yêu thương bạn đời theo những cách nằm ngoài vùng an toàn của bạn buộc bạn phải thay đổi và phát triển, và nhìn ra ngoài bản thân mình.

 

Chia sẻ tình yêu theo những cách có ý nghĩa.

Khi các cặp đôi bắt đầu nói ngôn ngữ tình yêu của nửa kia, những thứ họ làm cho nhau trở nên có chủ đích hơn và cũng có ý nghĩa hơn. Một phần có liên quan đến tình yêu mà người kia thực sự hiểu được, làm như vậy đối phương cảm thấy hài lòng và hạnh phúc.

 

Ngôn ngữ tình yêu trong đời sống thường nhật.

Theo Chapman, ngôn ngữ tình yêu cũng áp dụng cho các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, đồng nghiệp, thậm chí là bạn bè. Ví dụ, con bạn có thể dùng “Lời nói yêu thương” là ngôn ngữ tình yêu chính, và vì vậy, chúng sẽ thích nghe bạn nói lời khen ngợi, hoặc “Mẹ yêu con”. Một người đồng nghiệp có thể cảm thấy được trân trọng theo một cách nhất định nào đó.

 

Ngôn ngữ tình yêu của bạn cũng đôi lúc có thể thay đổi. Ví dụ, nếu bạn có một ngày làm việc tồi tệ, thì bạn có thể thích được nửa kia ôm hơn là nói lời khích lệ.

Chìa khóa ở đây là giao tiếp thường xuyên và hỏi xem nửa kia cần gì để có thể tìm cách giữ lửa tình yêu. Sau đó, đưa nó vào thực tiễn.

 

Phê bình dành cho Học Thuyết về Ngôn ngữ tình yêu.

Mặc dù ngôn ngữ tình yêu giúp nhiều người học được cách giao tiếp tốt hơn với bạn đời của mình, nhưng vẫn còn những hạn chế trong bản thân học thuyết và cách mọi người áp dụng nó vào các mối quan hệ.

 

Nhiều người ứng dụng sai.

Một số người hơi tỏ ra hơn thua trong việc sử dụng ngôn ngữ tình yêu, điều này thực sự có thể gây căng thẳng cho một mối quan hệ. Ví dụ, các bên bắt đầu theo dõi tất cả những lần mình sử dụng ngôn ngữ tình yêu của đối phương và so sánh nó với số lần mà đối phương sử dụng ngôn ngữ tình yêu của bản thân.

Mặc dù ngôn ngữ tình yêu có thể là một cách giúp khơi gợi giao tiếp và sự yêu thương, nhưng chúng không nên bị sử dụng làm trò chơi hoặc một vũ khí chống lại nửa kia. Một số người vẫn có thể dùng ngôn ngữ của riêng mình (thay vì của người kia) để thể hiện sự quan tâm – và điều đó hoàn toàn không sao cả.

 

Kết luận.

Một khi bạn và nửa kia biết được ngôn ngữ tình yêu của nhau, cả hai đều nhận được lợi ích. Nói bằng ngôn ngữ tình yêu của nửa kia có thể cần thêm nỗ lực và chủ tâm, đặc biệt là khi ngôn ngữ này khác với ngôn ngữ của bạn. Hãy nhớ, mối quan hệ lành mạnh không tự nhiên mà sinh ra, chúng được xây dựng bằng nỗ lực và sự chú tâm.

 

Nguồn: https://www.verywellmind.com/can-the-five-love-languages-help-your-relationship-4783538