BẢN NĂNG, BẢN NGÃ VÀ SIÊU NGÃ
Trong học thuyết phân tâm nổi tiếng của Sigmund Freud về tính cách, ông cho rằng tính cách được cấu tạo từ 3 yếu tố: BẢN NĂNG, BẢN NGÃ, SIÊU NGÃ – kết hợp với nhau hình thành nên sự phức tạp trong tính cách con người.
Mỗi thành tố này của tính cách sẽ xuất hiện vào những thời điểm khác nhau trong đời.
Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về từng bộ phận này cũng như cách thức làm việc của chúng khi đứng độc lập và khi tương tác với nhau.
Bản năng
Bản năng là thành tố duy nhất của tính cách xuất hiện từ lúc mới sinh ra, bản năng rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời vì nó đảm bảo những nhu cầu của trẻ sơ sinh được đáp ứng. Trẻ nhỏ thường bị thống trị hoàn toàn bởi bản năng nên sẽ không có gì phải bàn cãi khi những nhu cầu này phải được đáp ứng ngay.
Tuy nhiên, ngay lập tức đáp ứng những nhu cầu này không phải lúc nào cũng mang tính thực tế và có khi còn bất khả thi.
Nếu con người chúng ta bị thống trị hoàn toàn bởi nguyên lý thỏa mãn này thì bản thân ta có lẽ sẽ cứ giựt ngay thứ ta cần khỏi tay người khác để thỏa mãn cơn thèm khát của mình.
Dạng hành vi này có thể vừa mang tính phá hoại, vừa không được xã hội chấp nhận. Theo Freud, bản năng là nguồn năng lượng căn bản nhất trong cả cuộc đời.
Bản ngã.
Bản ngã là cấu phần của tính cách chịu trách nhiệm giúp ta xoay xở với đời sống thực.
Bản ngã vận hành dựa trên nguyên tắc hiện thức, tức cố gắng thỏa mãn ham muốn của bản năng một cách thực tế và được xã hội chấp nhận.
Trong nhiều trường hợp, thôi thúc của bản năng có thể được thỏa mãn qua một quá trình trì hoãn đáp ứng nhu cầu – nói chung, bản ngã rốt cuộc cũng sẽ cho phép hành vi bản năng xuất hiện nhưng chỉ vào lúc nào và tại nơi nào đó phù hợp.
.
Freud so sánh bản năng với một chú ngựa và bản ngã như người cưỡi ngựa. Con ngựa mang đến sức mạnh và sự di chuyển, tuy nhiên người cưỡi mới là là người đưa ra phương hướng và chỉ dẫn. Nếu không có người cưỡi, con ngựa sẽ có thể chỉ đi lang thang bất kỳ nơi nào nó muốn và làm bất cứ cái gì nó thích.
Người cưỡi đưa ra phương hướng và mệnh lệnh để dẫn dắt ngựa theo con đường mà người cưỡi muốn đi.
Ví dụ, thử tưởng tượng bạn đang mắc kẹt trong một cuộc họp dài lê thê ở chỗ làm. Bạn thấy mình càng lúc càng đói mà cuộc họp thì cứ lan man mãi. Mặc dù bản năng thúc ép bạn nhảy khỏi chỗ ngồi, chạy đến phòng giải lao để lót dạ cái gì đó, nhưng bản ngã lại ghìm bạn ngồi yên lặng tại ghế của mình và chờ cho đến khi cuộc họp kết thúc.
Siêu ngã.
Siêu ngã là một phần trong tính cách nắm giữ tất cả những tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng mà bạn tiếp nhận từ cả cha mẹ và xã hội – nó chính là cảm nhận của chúng ta về cái đúng cái sai trong cuộc sống.
Siêu ngã chỉ dẫn giúp ta đưa ra phán xét. Theo Freud, siêu ngã bắt đầu xuất hiện từ khoảng độ tuổi lên 5.
Siêu ngã giúp hoàn thiện và giáo hóa hành vi. Nó dẹp bỏ tất cả những thôi thúc khó mà chấp nhận của bản năng và cố tranh đấu để khiến bản ngã hành xử theo những tiêu chuẩn lý tưởng hóa thay vì theo cách hành xử tuỳ tiện.
Sự tương tác giữa bản năng, bản ngã và siêu ngã.
Khi nói về bản năng, bản ngã và siêu ngã thì ta cần nhớ rằng bộ ba này không tồn tại độc lập riêng rẽ hay có ranh giới rõ ràng. Những bộ phận này của tính cách rất linh động và luôn tương tác với nhau từ đó gây ảnh hưởng lên toàn bộ tính cách và hành vi của chủ thể.
Một người có sức mạnh bản ngã tốt sẽ có thể xử lý hiệu quả những áp lực này, còn những người có sức mạnh bản ngã dư thừa sẽ hoặc hành xử rất cứng nhắc hoặc những người có sức mạnh bản ngã thiếu hụt sẽ hành xử quá nhu nhược.
Nếu bản ngã có thể điều tiết hợp lý giữa nhu cầu thực tế, bản năng và siêu ngã thì sẽ là một tính cách khỏe mạnh, thích ứng tốt xuất hiện.
Freud tin rằng bất kỳ sự mất cân bằng nào giữa những thành tố này cũng sẽ dẫn đến một tính cách kém.
Mặt khác, siêu ngã chiếm thế thượng phong quá mạnh sẽ làm tính cách của chủ thể trở nên quá đạo đức giáo điều và có thể lúc nào cũng ham chỉ trích. Chủ thể có thể khó mà chấp nhận bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì mà anh ta coi là “tệ” hay “vô đạo đức”.
Thế nhưng, bản ngã thống trị quá mức cũng gây ra vấn đề. Người nào có bản ngã quá lớn có thể sống siêu thực tế, đầy quy tắc và quá ‘đúng cách đúng kiểu’ đến mức không thể có hành vi nào tự phát hoặc không nằm trong dự tính.
Người này có thể quá cứng nhắc và rập khuôn, không chấp nhận được sự thay đổi và thiếu cảm nhận nội tại về cái đúng cái sai.
Kết luận.
Theo góc nhìn của Freud thì một tính cách khỏe mạnh sẽ có được từ sự cân bằng trong quá trình tương tác của bản năng, bản ngã và siêu ngã.