Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

WHO: 80% thiếu niên toàn cầu lười vận động


WHO: 80% THIẾU NIÊN TOÀN CẦU LƯỜI VẬN ĐỘNG

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết lối sống lười vận động, “cắm mặt" vào điện thoại ở giới trẻ trên toàn thế giới hiện nay gây tổn hại cho sức khỏe và rất đáng báo động.

Các nghiên cứu của WHO cho thấy hơn 80% thanh thiếu niên trên toàn thế giới không vận động đủ. Họ chọn ngồi trước màn hình máy tính thay vì chạy bộ. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ hiện tại và trong tương lai.

90% trẻ vị thành niên nữ giới ở 27 quốc gia không vận động đủ trong năm 2016, theo số liệu mới nhất. Trên thế giới, các cô gái tụt lại khá xa so với các chàng trai về hoạt động thể chất, chỉ trừ ở 4 quốc gia: Afghanistan, Samoa, Tonga và Zambia.

WHO cảnh báo tình trạng hiện tại ở mức nguy hiểm và phải có hành động khẩn cấp để khiến giới trẻ vận động. “Hiện tại, cần có chính sách hành động khẩn cấp để khuyến khích và duy trì hoạt động thể chất ở các bé gái”, tác giả nghiên cứu của WHO, Tiến sĩ Regina Guthold, cho biết.

Theo Guardian, các cuộc khảo sát đã được tiến hành ở các trường học của 146 quốc gia. Kết quả cho thấy từ năm 2001, có rất ít sự cải thiện trong hoạt động thể chất ở trẻ từ 11-17 tuổi, cách xa mục tiêu của WHO.

 

Các quốc gia LHQ năm 2018 đã thống nhất giảm tỷ lệ trẻ lười vận động xuống còn 15% trong năm 2030. Trong nhiều năm trước đó, tỷ lệ chỉ giảm một chút ở các bé trai, và không giảm ở các bé gái. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Child and Adolescent Health.

 

Trong một bình luận được công bố cùng với nghiên cứu, trên tạp chí The Lancet Child & Adolescent Health, một nhà nghiên cứu người Canada cho biết xã hội hiện đại là nguyên nhân của sự lười vận động.

Tiến sĩ Mark Tremblay, từ Bệnh viện Nhi đồng thuộc Viện Nghiên cứu Đông Ontario, đã viết: 'Thế giới đang thay đổi nó đang thay đổi con người, với sự vận động là một trong những chỉ số rõ ràng nhất về sự thay đổi này.

'Cuộc cách mạng điện tử đã thay đổi cơ bản mô hình di chuyển của mọi người bằng cách thay đổi địa điểm và cách họ sống, học tập, làm việc, vui chơi và đi lại, dần dần cô lập họ trong nhà (ví dụ: nhà ở, trường học, nơi làm việc và phương tiện giao thông), thường xuyên nhất là trên ghế.

'Mọi người ngủ ít hơn, ngồi nhiều hơn, ít đi bộ hơn, lái xe thường xuyên hơn và ít hoạt động thể chất hơn trước đây.

'Họ đang ngày càng di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ nông thôn đến thành thị, từ ngoài trời đến trong nhà, từ đứng sang ngồi, từ đi bộ sang lái xe và từ chơi vận động sang chơi kỹ thuật số.

'Những tác động này và cách chúng thay đổi theo không gian, thời gian hoặc văn hóa là rất quan trọng, đặc biệt vì không hoạt động thể chất là yếu tố rủi ro hàng đầu thứ tư dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế giới, nhưng vẫn chưa được hiểu rõ.'

Giáo sư Viner của Đại học Hoàng gia về Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em cho biết không hoạt động thể chất đi đôi với béo phì.

Ông nói thêm: '[Trẻ em béo phì] là nhóm chúng ta nên quan tâm nhất vì nhiều trẻ trong số này sẽ bắt đầu phát triển các vấn đề về sức khỏe và phúc lợi tương đối sớm trong đời.

'Khuyến khích hoạt động thể chất là một phần của giải pháp - nó cần đi kèm với nhiều sự đồng cảm, hỗ trợ và khả năng tiếp cận các không gian công cộng an toàn và miễn phí. Chúng ta cũng cần thúc đẩy ngành thực phẩm và đồ uống làm nhiều hơn nữa.' 

Các chuyên gia khuyến khích thanh thiếu niên nên vận động vừa phải 1 giờ/ngày, sau đó chuyển dần sang vận động nặng hơn 1 giờ/ngày. Các hoạt động có thể duy trì là đi bộ, đạp xe hoặc chơi trò chơi vận động.

Hoạt động thể chất rất quan trọng đối với sự phát triển của xương và cơ bắp, cũng như tim và phổi. Nó giúp những người trẻ tuổi tránh mắc bệnh béo phì, bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động thể chất giúp trẻ nâng cao nhận thức, kỹ năng xã hội.

Kế hoạch hành động toàn cầu của WHO về hoạt động thể chất nhấn mạnh cần phải thay đổi cách giáo dục. Bà Bull cảnh báo về hậu quả của việc lạm dụng quá mức các phương tiện kỹ thuật số như điện thoại, máy tính xách tay và thiết bị chơi game.

“Đây không phải là khởi đầu tốt đẹp trong cuộc sống mà chúng ta mong muốn cho trẻ em và thanh thiếu niên”, chuyên gia hàng đầu của WHO cho biết. “Dữ liệu khảo sát đáng báo động với tất cả từ các bậc phụ huynh đến cộng đồng và hệ thống y tế”.


 TRE EM VẬN ĐỘNG NHIỀU NHẤT Ở ĐÂU?

TRẺ EM VẬN ĐỘNG ÍT NHẤT Ở ĐÂU?

 

1. Bangladesh (66,1% trẻ em hoạt động ít hơn một giờ mỗi ngày)

2. Slovakia (71,5%)

3. Ireland (71,8%)

4. Hoa Kỳ (72%)

5. Bulgari (73,3%)

6. Albania (73,9%)

7. Ấn Độ (73,9%)

8. Greenland (73,9%)

9. Phần Lan (75,4%)

10. Cộng hoà Moldova (75,7%)

 

1. Hàn quốc (94,2% trẻ em hoạt động ít hơn một giờ mỗi ngày)

2. Philippin (93,4%)

3, Campuchia (91,6%)

4. Xu-đăng (90,3%)

5, Đông Timor (89,4%)

6. Zambia (89,3%)

7. Úc (89%)

8. Venezuela (88,8%)

9. New Zealand (88,7%)

10. Ý (88,6%)

11. Viet Nàm. (86,3%)

12. Lào (86,4%)

 

 

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2022

Hệ tiêu hóa: “Bộ não thứ hai” của cơ thể con người


HỆ TIÊU HÓA: “BỘ NÃO THỨ HAI” CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI

 

Trạng thái khỏe mạnh hay đau ốm có liên hệ nhiều với chuyện ăn uống là điều hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên, bộ máy tiêu hóa không chỉ đơn giản là một phương tiện thẩm lọc những gì ta đưa vào bụng.

Ngay cả khi y học đã có rất nhiều tiến bộ, bộ máy tiêu hóa vẫn còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn.

 

Tại Pháp, trong thời gian gần đây, bộ máy tiêu hóa ngày càng được giới y khoa chú ý hơn. Cuốn sách “Các bí mật về đường ruột, bộ lọc của cơ thể chúng ta” (Les secrets de l’intestin, filtre de notre corps) ra đời năm 2011, một lần nữa nhắc lại tầm quan trọng và tính chất độc lập rất cao của hệ tiêu hóa với hệ thần kinh trung ương, đối với sức khỏe con người.

 

Bộ phận cơ thể này được ví như một “bộ não thứ hai”, với số lượng tế bào thần kinh tương đương với hệ tủy sống. Hai tác giả của cuốn sách kể trên là bác sĩ Jacqueline Warnet, chuyên gia về tiêu hóa, về ám thị y học và vi dinh dưỡng, và bác sĩ Louis Berthelot, chuyên khoa mạch máu, nhà châm cứu chuyên về y học Trung Hoa và cũng là chuyên gia về vi dinh dưỡng.

Việc bộ máy tiêu hóa và đặc biệt là hệ thần kinh tiêu hóa ngày càng được coi trọng nhắc chúng ta đến cuốn sách “Bộ não thứ hai, một hiểu biết mới mang tính đột phá về chứng rối loạn thần kinh dạ dày và đường ruột” (The Second Brain, A Groundbreaking New Understanding of Nervous Disorders of the Stomach and Intestine) của nhà nghiên cứu người Mỹ Michael Gershon (đại học Columbia), ra đời năm 1998  

Đây là cuốn sách đầu tiên đưa ý tưởng về hệ thần kinh tiêu hóa như “một bộ não thứ hai” đến với đại chúng.

Chúng ta cũng biết rằng, trong một số nền văn hóa, trong đó có Việt Nam, bụng không chỉ là một bộ phận của cơ thể, mà còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động tinh thần chủ yếu. “Nghĩ bụng”, “tốt bụng”, “vừa lòng” hay “phải lòng” ai đó, hay “ghi lòng, tạc dạ”… là một vài trong số rất nhiều diễn đạt có từ lâu đời và được dùng phổ biến trong văn hóa người Việt.


Các phát hiện gần đây cho thấy, vẫn còn rất nhiều bí ẩn trong những mối quan hệ giữa hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh bụng.

 

 

Người “bình chân như vại”


NGƯỜI “BÌNH CHÂN NHƯ VẠI”

 

Có câu rằng:

Lửa bốc lên cao, nước chảy xuống thấp, thế mà lửa lúc nào cũng thua nước.

 

Phản ứng một cách thái quá với những chuyện nhỏ nhặt hoặc những hiểu lầm trong công việc, cuộc sống, sẽ khiến bản thân mình và cả những người xung quanh cảm thấy rất mệt mỏi.

So với việc làm ầm ĩ vì những chuyện nhỏ nhặt, những người bình chân như vại, bĩnh tĩnh suy nghĩ “không sao cả, rồi sẽ có cách”, sẽ khiến người khác cảm thấy đáng tin cậy và nể trọng hơn.

 

Những người bình chân như vại có thể bình tĩnh xem xét tình huống rồi mới quyết định, giống như những cái cây cổ thụ nhiều năm tuổi, cho dù là trời mưa, hay tuyết lạnh, nó đều âm thầm chịu đựng, sau đó lặng lẽ mọc lên những chiếc lá xanh, nở ra những bông hoa tươi thắm.

 

Để trở thành những người bình chân như vại thật ra không khó, chỉ cần để tâm trí bạn mở rộng ra, khi tâm trí càng mở rộng, sẽ càng không bị những chuyện nhỏ nhặt làm lay động. Do đó, khi bạn cảm thấy trong lòng bị lay động, hãy nghĩ đến những điều sau:

 

“Rồi sẽ có cách”, đó chính là cách suy nghĩ của những người đã tích lũy nhiều năm kinh nghiệm và trải qua những trải nghiệm khắc nghiệt, họ không bị kinh sợ bởi những điều tầm thường. Bởi vì kinh nghiệm nói cho họ biết: “Chuyện gì rồi cũng có cách”, “Trước đây cũng như thế mà vẫn sống sót, bây giờ cũng chẳng sao cả”.

Nếu như không có kinh nghiệm như thế, thì cũng đừng suy nghĩ tiêu cực, nói với bản thân mình “rồi sẽ có cách”. Vì thế, khi vấn đề đến không ngừng nghĩ cách giải quyết.

 

“Chỉ có thể như thế”: Đã đâm lao phải theo lao, nói với bản thân mình “chỉ có thể như thế”, không phải việc gì cũng có thể theo ý của bản thân mình, bao gồm cả việc đâm lao theo lao, chỉ có thể như thế mới có thể loại bỏ được tảng đá lớn trong lòng. Do đó chỉ có thể làm hết sức mình.

 

“Chuyện này chẳng có vấn đề gì”: Chuyện lớn hóa nhỏ, tự nhủ với mình như vậy, khi gặp phải những vấn đề một cách ngẫu nhiên, liền nói với bản thân mình “cũng chẳng chết được”, “cũng may chỉ hỏng như thế này thôi”. Mặc dù cách nghĩ này có một chút giảo hoạt, nhưng cũng là cách nói chỉ “chuyện to hóa bé”, để bản thân mình được bình tĩnh lại và đối mặt với vấn đề trước mắt.

 

Mỗi người có một cách lựa chọn để đơn giản hóa vấn đề, nhưng nói một cách đơn giản chính là đem những chuyện lo lắng, hối hận hay những loại cảm xúc tiêu cực đến giới hạn cuối cùng, tập trung toàn bộ sức lực và tinh thần vào những việc trước mắt. Sau khi tích lũy thành thói quen, chắc hẳn bạn cũng có thể trở thành người “bình chân như vại”.

 

Ngọc Linh biên dịch