Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

Hạnh phúc chân thực nằm ở nơi nào?


HẠNH PHÚC CHÂN THỰC NẰM Ở NƠI NÀO?

 

Mỗi người chúng ta đều giống như một cái cây, trước khi có thể bung tỏa cành lá đủ đầy trù phú, nó cần phải cắm rễ thật sâu nơi tâm hồn.

 

Nhìn đâu cũng thấy người có nhiều tiền bạc nhưng không hạnh phúc, người có con cái đề huề cũng không hạnh phúc, có chức vụ cao cấp trong xã hội cũng không.

 

Ta cũng dễ nhìn thấy người sống mãi một nơi không hạnh phúc, người đi du lịch nhiều cũng không.

 

Ở nơi đâu cũng có người trẻ học hành không hạnh phúc, người già về hưu cũng không, người sống ở Việt Nam không hạnh phúc, người sống ở nước ngoài cũng không. Có người sống ở đô thị không hạnh phúc, người sống ở thôn quê cũng không nốt.

 

Có người đang hành nghề trong cơ quan không hạnh phúc, người làm việc tự do cũng không.

 

Có bao giờ các bạn tự hỏi rằng hạnh phúc chân thực nằm ở nơi đâu? Nó có thật sự liên quan đến số tiền mà chúng ta sở hữu, đến tình trạng hôn nhân của chúng ta, đến số điểm du lịch chúng ta từng đặt chân, nghề nghiệp chúng ta đang làm hay vị trí địa lý chúng ta đang sống?

 

Rất ít người trong số chúng ta nhận ra rằng hạnh phúc chân thực không nằm ở những đích đến bên ngoài, mà nằm ở một đích duy nhất bên trong. Mỗi người chúng ta đều giống như một cái cây, trước khi có thể bung tỏa cành lá đủ đầy trù phú, nó cần phải cắm rễ thật sâu nơi tâm hồn.

 

Hầu hết những gì chúng ta đang theo đuổi chỉ là hoa lá phần ngọn của đời sống, những biểu lộ vật chất của một ngưỡng nội tâm nhất định.

 

Chúng ta hiếm khi hoặc chưa từng biết chăm chút cho bộ rễ nội tâm trở nên cứng cáp mạnh khỏe. Chúng ta bỏ bê thế giới tâm hồn, để mặc nó yếu ớt què quặt và bị phủ nhận.

 

Đó là lý do con người có xu hướng lao đầu vào kiếm tiền và đánh rơi đạo đức, quan tâm đến những gì người khác nghĩ mà không quan tâm rằng mình nên sử dụng thái độ nào, chạy theo những địa điểm check in mà không biết tận hưởng vẻ đẹp nơi du lịch, yêu ít hơn để trốn tránh sự tổn thương, nghĩ nhiều hơn để hòng kiểm soát tương lai hay những điều chưa được thực chứng.

 

“Quá dễ để làm một vĩ nhân thời nay. Bởi hầu hết mọi người đều yếu đuối.” —

David Goggins

 

Đến khi nào con người bắt đầu nhận ra rằng những xu hướng sống chạy theo thế giới bên ngoài là một sự lạc hậu lỗi thời thì chúng ta mới có thể bắt đầu tỉnh ngộ. Nói là chạy theo thế giới bên ngoài, nhưng thực ra chúng ta đang chạy trốn những cơn đau của chính mình, chạy trốn việc phải đối diện với tâm hồn, chạy trốn điều tốt đẹp nhất dành cho bản thân.

 

Truyền thông và xã hội đã tẩy não con người rằng giàu sang mới là hạnh phúc, có nhan sắc mới hạnh phúc, có địa vị mới hạnh phúc. Để từ đó, chúng ta tin rằng việc sống với tâm hồn là chuyện hoang đường, chúng ta càng ngày càng trở nên yếu đuối èo uột hơn, sa vào những thói nghiện nhiều hơn, cảm thấy trống rỗng và đau khổ nhiều hơn.

 

Trong khi đó, chẳng ai còn đủ năng lực để nhận ra rằng gắn kết với tâm hồn là cách duy nhất chúng ta chữa lành chính mình và sống một cuộc đời thiên đường.

 

Nói tóm lại, vấn đề không phải là bạn có giàu hay không, có người yêu hay không, có thông minh không, có biết nhiều thứ trên đời không, vấn đề là bạn có hiểu cuộc chơi hay không, có bắt đầu hành động để sống cùng với tâm hồn của chính mình hay không. Vì hạnh phúc chân thực chính là tâm hồn của bạn.

 

ST

Đa nghi và cả tin đều là bệnh


ĐA NGHI VÀ CẢ TIN ĐỀU LÀ BỆNH

 

Trong cuộc sống, bên cạnh những người rất dễ tin, chúng ta còn gặp rất nhiều người hay đa nghi, ít chịu tin hoặc không tin vào bất cứ điều gì. Cả hai đều là bệnh. Vậy, tại sao chúng ta hay đa nghi, ít tin vào người khác?

 

Trước hết, ít chịu tin vì chính mình hay nói dối. Thật sự, người hay nói dối thường ít tin ai vì “suy bụng ta ra bụng người”. Như vậy, gặp những người hay đa nghi, chúng ta phải cẩn thận, không chừng người ấy là chuyên gia nói dối.

 

Trong lịch sử Trung Quốc, có một nhân vật nổi tiếng đa nghi. Đó là Tào Tháo. Sở dĩ đa nghi đến nổi khi chết đi, phải xây 72 ngôi mộ giả rải rác khắp nơi để người đời không quật mộ trả thù được vì lúc sống, ông ta là một kẻ bị cho là nhiều thủ đọan tuyệt gian (bên cạnh Lưu Bị tuyệt nhân, Quan Công tuyệt nghĩa, Trương Phi tuyệt dũng, và Khổng Minh tuyệt trí).

 

Trường hợp khác, có người ít chịu tin vì có tính kiêu mạn. Đó là mẫu người ai nói gì cũng không chịu nghe, luôn cho rằng ý nghĩ của mình là hay hơn, là đúng hơn, người khác không thể bằng mình. Người như vậy rất khó thành công trong cuộc đời.

 

Trường hợp thứ ba, ít chịu tin vì không đủ trí tuệ phán đoán. Chúng ta gặp nhiều người vì không nhận ra điều người khác nói là đúng hay sai nên không dám tin chắc chắn. Nếu có đủ trí tuệ phán đoán, trước lời nói của người khác, chúng ta sẽ biết được điều đó đúng hay sai để có một niềm tin, một thái độ đúng đắn.

 

Ví dụ, có một người đến nói với chúng ta là cần tiền để cất chùa nên đi quyên góp. Nhìn vẻ ngoài, có thể không nhận biết họ nói thật hay không, chúng ta phải có cách kiểm tra. Chẳng hạn, hỏi Thầy tên gì? Chùa Thầy ở đâu? Chùa tên gì?

Sau đó, chúng ta có thể điện thoại đến địa phương xem có chùa đó hay không, chùa đang xây dựng như vậy phải không vv…

Chúng ta phải kiểm tra trước khi đặt niềm tin để tránh khỏi sai lầm. Trong trường hợp này, vội tin hay vội nghi đều sai nên cần phải kiểm tra cẩn thận.

 

Ngược lại, trong cuộc sống còn có nhiều người rất dễ tin, vì sao?

Trước hết, người dễ tin vì tính tình thật thà, hiền lành. Người thật thà, không bao giờ biết nói dối, thường rất dễ tin người vì nghĩ ai cũng thật thà như mình. Đây cũng là một bệnh nguy hiểm.

 

Vì cuộc đời không đơn giản như chúng ta nghĩ, có rất nhiều người dối trên lừa dưới, lừa thầy, phản bạn. Nếu quá tin người, chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho cuộc đời mình.

Cũng có trường hợp dễ tin vì yếu lòng. Có người mắc “bệnh” yếu lòng nên ai nói gì cũng nghe, cũng tin. Đó là người không có lập trường vững chắc với lẽ phải, không có trí tuệ phán đoán.

 

Tóm lại, cả tin và đa nghi đều là bệnh, chúng ta cần phải tránh để đừng mắc phải. Nói về niềm tin, một nhà thơ Nga nổi tiếng đã khẳng định:

 

"Trong chúng ta, ai là người đau khổ nhất?

Đau khổ nhất là người chẳng ai tin.

Trong chúng ta, ai là người đau khổ nhất?

Đau khổ nhất là người chẳng tin ai".

 

Trích trong "Tâm lý đạo đức" - TT Thích Chân Quang

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

Quay cổ tay bí quyết Diện Chẩn tăng cường thể lực

QUAY CỔ TAY BÍ QUYẾT DIỆN CHẨN TĂNG CƯỜNG THỂ LỰC

 

Giản thuật số 2 trong 32 giản thuật Diện Chẩn – tác giả GS.TSKH Bùi Quốc Châu

QUAY CỔ TAY, bí quyết đơn giản để tự phòng và điều trị nhiều bệnh

Tôi biết thoạt nhiên khi đọc tựa bài này, các bạn sẽ ngạc nhiên vì tại sao mà tôi lại có thể nói như thế. Nhưng nếu các bạn biết được để có những dòng chữ ngày hôm nay, tôi đã phải để ý theo dõi và đã phát hiện ra những điều rất lạ lùng, thú vị và vô cùng lợi ích cho sức khỏe của mọi người từ động tác rất đơn giản này.

Lịch sử về giản thuật Quay cổ tay

Từ năm 2002 đến nay, sự tình cờ phát hiện giá trị của việc Quay cổ tay là lúc tôi bắt đầu đi dạy Diện Chẩn ở Đức. Trong lớp có một học viên nữ người Đức bị vẹo cổ, tôi bèn kêu cô ấy Quay cổ tay xem thế nào. Một lúc sau cô ấy hỏi tại sao mà làm thế thì tôi nói là mình vận dụng thuyết Đồng hình và Đồng tự để trị bệnh vì giữa Cổ tay và Cổ gáy có quan hệ mật thiết với nhau.

Do đó khi cổ gáy bị đau và khó quay qua quay lại thì ta Quay cổ tay một lúc, cổ gáy sẽ tự động hết đau. Thế là cô học trò người Đức tin lời tôi nói và làm theo.

Sau một lúc quay qua quay lại, cô nói là hết đau rồi. Nhưng điều đặc biệt là khi Quay cổ tay, cô thấy có cảm giác nóng ở cổ gáy và nó chạy xuống vai của cô, rồi một lúc sau thì thấy hoàn toàn hết bị vẹo cổ! Điều này gây ấn tượng mạnh cho tôi, khiến tôi nhớ mãi.

 

Theo nguyên lý Đồng ứng của Diện chẩn thì cổ tay đồng ứng với cổ, do đó các bệnh chứng ở khu vực cổ, gáy sẽ được chữa khỏi bằng Quay cổ tay. Một yêu cầu quan trọng trong việc Quay cổ tay chữa bệnh cho cổ, gáy là khi quay bàn tay, ngón tay cái phải nằm trong 4 ngón tay còn lại, thì bàn tay mới đồng hình/đồng ứng với đầu, hiệu quả chữa bệnh cho cổ, gáy, đầu mới đạt được. Còn trường hợp ngón tay cái chìa ra, nằm ngoài 4 ngón kia thì bàn tay lại đồng ứng với quả tim, tức chỉ liên quan đến các bệnh về tim.

 

Điển hình là một trường hợp khiến tôi ấn tượng nhiều nhất về kết quả đạt được từ động tác Quay cổ tay là ca thoái hóa đốt sống cổ của một ông bạn. Ông nói với tôi là đã được Bác sĩ khám và đã có chỉ định phải giải phẫu. Nên ông sợ quá và đến tìm tôi để nhờ tôi chữa bệnh.

Một phần vì làm biếng, một phần vì tò mò muốn biết xem giản thuật Quay cổ tay có thể chữa được bệnh này không. Nên tôi liền hướng dẫn ông ấy cách Quay cổ tay như sau: mỗi lần quay độ 200 cái, ngày quay 3 lần.

 

Sau đó 2 năm, khi tình cờ gặp lại, tôi hỏi ông cổ gáy ông lúc này ra sao rồi? Ông bảo đã hết lâu rồi mà không phải giải phẫu gì cả. Đó là nhờ tập Quay cổ tay theo cách ông đã hướng dẫn cách đây 2 năm.

Tôi hỏi ông làm trong bao lâu thì hết bệnh. Ông nói khoảng 2 – 3 tuần gì đó. Rồi ông còn nói thêm là ông có chỉ cho người quen làm, rồi cũng hết bệnh như ông mà không phải giải phẫu gì cả.

 

Trên đây là vài ca điển hình cho thấy “giản thuật Quay cổ tay” có thể trị được nhiều bệnh khó và mãn tính (bệnh kinh niên) một cách dễ dàng và nhanh chóng đến bất ngờ.

 

Nhiều người hỏi tôi là tại sao Thầy lại nghĩ ra nhiều cách trị bệnh hay quá vậy. Tôi nói tại tôi muốn giúp những người làm biếng giống như tôi, có cách trị bệnh tốt nhất mà không phải tốn tiền, tốn thì giờ.

Nên tôi muốn tìm ra nhiều cách trị bệnh để giúp cho bệnh nhân tự chữa theo hướng “Dân tộc, khoa học, đại chúng, và kinh tế” như tôi đã viết trong Tâm ngôn Diện Chẩn là “Nghĩ mãi ắt ra, làm mãi ắt được”.

 

Cho nên từ chỗ vận dụng thuyết Đồng ứng tôi yêu cầu học trò tự chữa vẹo cổ bằng cách Quay cổ tay. Vì cổ tay đồng hình với cổ gáy nên đã đạt kết quả tốt đẹp và nhanh chóng. Tiếp đó tôi tiếp tục tiến hành kiểm nghiệm trên các bệnh khác như đi không được do liệt nửa người, viêm đau các ngón tay và chân.v.v…

 

Tổng kết lại phương pháp Quay Cổ Tay

Đây là một phương pháp tự phòng và trị bệnh đơn giản. Chúng ta chỉ cần quay cổ tay 200 lần (theo chiều thuận nhất của mỗi người), ngày làm từ 3 – 4 lần cho các bệnh khó và mãn tính. Khi quay cổ tay nhiều lần, tác động cộng gộp của nó tương tự như 1 dòng nước xoáy với sức mạnh gấp nhiều lần so với 1 dòng nước chảy.

Nó cũng cho hình ảnh tương tự như khi ta dùng máy để khoan 1 lỗ trên gỗ hay bê tông…

 

Điểm đặc biệt nữa của Quay cổ tay là nó làm lưu thông khí huyết từ đầu đến chân (cho cảm giác ấm nóng khắp cơ thể), chứ không chỉ có tác dụng ở phần thân trên. Mà cổ tay và cổ chân lại đồng ứng với nhau nên ta không cần quay cổ chân.

Nhưng tại sao một kỹ thuật hết sức đơn giản lại có thể trị được nhiều bệnh khác nhau như vậy?

 

Tôi xin tạm giải thích theo lý thuyết về hệ kinh lạc của môn châm cứu như sau: trên hai cổ tay có đến 6 đường kinh mạch đi qua nó. Gồm các kinh: Thủ thái âm phế kinh, Thủ dương minh đại trường kinh, Thủ thiếu âm tâm kinh, Thủ thái dương tiểu trường kinh, Thủ quyết âm tâm bào kinh, Thủ thiếu dương tam tiêu kinh.

Vì thế khi quay cổ tay sẽ kinh động đến kinh phế, kinh đại trường, kinh tâm, kinh tiểu trường, kinh tâm bào, kinh tam tiêu.

 

Theo lý luận căn bản của Đông y thì việc khí huyết lưu thông mạnh mẽ sẽ làm bệnh được tiêu trừ. Hoặc có thể giải thích theo thuyết Đồng ứng: Quay cổ tay sẽ tác động đến cổ gáy, mà cổ gáy gồm 7 đốt sống cổ. Mỗi đốt lại liên quan đến các cơ quan nội tạng khác nhau trong cơ thể

 

Chính vì vậy mà Quay cổ tay có những tác dụng sau:
1/ Làm nóng người hay mát người (từng bộ phận của cơ thể cho đến toàn thân).
2/ An thần, giúp tạo giấc ngủ dễ dàng.
3/ Làm hồng hào da mặt.
4/ Làm tiêu u, tiêu bướu.
5/ Làm mạnh sinh lý (cho cả nam lẫn nữ).
6/ Giảm sưng đau xương khớp.
7/ Làm mạnh gân cốt.
8/ Làm săn chắc da thịt.

·        9/ Các chứng bệnh khác do khí huyết bị bế tắc trong cơ thể.

 

CHÚ Ý:
Quay Cổ Tay là phương pháp mang cả 2 tính Âm và Dương:
-Bàn tay xoay theo chiều kim đồng hồ là chiều Dương, làm nóng người. Trái lại, bàn tay xoay ngược chiều kim đồng hồ là chiều Âm, làm mát người.
-Khi quay cùng lúc cả 2 bàn tay với bàn tay trái theo chiều kim đồng hồ (Dương) thì theo phản xạ, tự động tay phải sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm) tức cân bằng Âm Dương, bình ổn nhiệt độ trong người.Trái lại, khi tay trái xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm), tay phải tự động xoay thuận chiều kim đồng hồ (Dương) tức cũng cân bằng Âm Dương.
-Riêng về trường hợp cần làm ấm, nóng người, xoay tay theo chiều Dương, thì cơ thể có thể ấm, nóng lên rất nhanh nếu ta quay nhiều lần, cho nên phải cẩn thận theo dõi kỹ cơ thể để biết hạn chế đúng lúc. Không nên làm quá nhiều để tránh tác dụng phụ không mong muốn là sinh u nhọt do nóng nhiệt trong người.

 

Cứ tìm bộ huyệt xa xôi
Đau lưng, mỏi gáy, quay tay đỡ liền (Vũ Văn Hội)

 

 

 


 

Gia tộc giàu có suốt 6 đời ở Mỹ cho đến ngày nay

Doanh nhân tỉ phú Mỹ và nhà hoạt động từ thiện David Rockefeller đã qua đời ở tuổi 101. Ảnh: AP  

GIA TỘC GIÀU CÓ SUỐT 6 ĐỜI Ở MỸ CHO ĐẾN NGÀY NAY


Tháng 3/2017, tỷ phú người Mỹ David Rockefeller qua đời, hưởng thọ 101 tuổi. gia tộc Rockefeller đã trải qua hơn 100 năm lịch sử, suốt 6 thế hệ trôi qua, đây vẫn là một trong những gia tộc giàu có nhất trên thế giới, họ đã phá vỡ quy luật “giàu không quá ba đời”.

 

Sở dĩ con cháu của gia tộc Rockefeller có thể rực rỡ và thành công cho đến ngày

nay có liên quan mật thiết với nền giáo dục gia đình từ khi còn nhỏ của họ.

Cuộc đời tỷ phú David Rockefeller như một câu chuyện truyền kỳ, ông là đời thứ ba của gia tộc, là người nhỏ tuổi nhất trong số các anh em và cũng là người xuất sắc, tài giỏi nhất.

Sự nghiệp của ông không phải là dầu mỏ mà ông thành công với hệ thống ngân hàng vô cùng nổi tiếng: Ngân hàng Chase Manhattan, xếp thứ 6 trong số 10 ngân hàng lớn trên thế giới.

Sau khi gia đình giàu lên, việc giáo dục con cháu càng trở nên khó khăn hơn. Thế nhưng John D.Rockefeller không chỉ là một thương nhân thành công, một nhà sáng lập đầy trí tuệ, mà còn là một người cha tốt, biết cách giáo dục con cái.

Ông biết rằng điều mang đến cho con cái của mình một cuộc sống hạnh phúc không phải là tiền bạc, mà là sự giàu có về tinh thần và thói quen sống tốt đẹp.

Là người đề xướng làm giàu, nhưng John D. Rockefeller tin rằng người giàu chỉ là người được ủy thác quản lý tài sản mà thôi. Tài sản khổng lồ có nghĩa là trách nhiệm to lớn. Ông cho rằng chỉ có theo đuổi sự nghiệp từ thiện, tạo phúc cho xã hội thì mới có thể thực hiện ý nghĩa thật sự của tài sản.

Ông viết thư nhắc nhở con mình phải cẩn thận xử lý mọi thứ mà mình có, bất cứ lúc nào cũng không nên tiêu tiền tùy tiện và phải tạo phúc cho mọi người bằng tài sản mà mình có một cách đúng đắn. Có như vậy thì tài sản mới có thể trở thành nguồn gốc của hạnh phúc được.