Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2022

3 cấp bậc đời người: "Người bình thường, người tài giỏi, người ưu tú


3 CẤP BẬC ĐỜI NGƯỜI: "NGƯỜI BÌNH THƯỜNG, NGƯỜI TÀI GIỎI, NGƯỜI ƯU TÚ

 

Hãy xem cách họ thực hiện trò chơi của tư duy trước một vấn đề nẩy sinh

1. Thư viện Anh nọ vừa xây thêm một nơi mới rất đẹp, và họ chuẩn bị chuyển tất cả sách từ nơi cũ sang thư viện mới xây.

Ban quản lý yêu cầu mọi nhân viên hiến kế, hầu hết là tìm thuê nhân công rẻ, nhưng chí ít cũng mất 3 – 4 triệu đô la.

 

Một anh thanh niên ưu tú trẻ tuổi đã nói với người phụ trách: Tôi sẽ chuyển sách giúp anh, chi phí chỉ cần 15 đô la thôi.

Chàng trai trẻ này đã đăng lên báo một mẫu tin: "Từ hôm nay trở đi, thư viện Anh cho mượn sách miễn phí và không giới hạn. Điều kiện là khi mượn thì đến thư viện cũ, nhưng khi trả phải đem đến thư viện mới..."

 

Anh ta đã thay đổi tư duy rập khuôn "chuyển sách" thành một tư duy mới mẻ khác: "mượn sách". Kết quả anh ta không cần tốn công sức gì nhiều, chỉ cần bỏ ra chút tiền đăng báo, đã hoàn thành được nhiệm vụ mà người khác vốn nghĩ là không thể hoàn thành này.

 

Bạn thấy đấy, cùng một chuyện, những người có lối suy nghĩ khác nhau sẽ cho ra hiệu quả không giống nhau.

 

2. Ở Microsoft, mỗi ngày công ty sẽ cung cấp hai bữa ăn: bữa trưa và bữa tối.

Người ăn trưa thường nhiều hơn người ăn tối, vì không phải ai cũng cần làm thêm giờ. Mà cũng vì vậy, lợi nhuận thu về của nhà cung ứng vào buổi trưa cao hơn nhiều.

Chỉ có một điều: Bữa trưa thật sự nấu rất tệ...

 

Vậy phải làm gì đây?

Cử người canh chừng phòng bếp, không cho họ lén cắt xén nguyên liệu, và nhìn chằm chằm xem họ có lén đổi sang mấy nguyên liệu không được tươi ngon hay không à?

Hay là nên đổi đầu bếp luôn?

Biện pháp nhẹ nhàng hơn là kêu họ đổi sang mấy món mới?

Những phương pháp này, Microsoft đều không dùng.

 

Họ đã đề xuất một chế độ:

Chọn ra 2 nhà cung ứng, một nhà cho bữa trưa, một nhà cho bữa tối.

Sau 3 tháng sẽ làm một cuộc khảo sát, nhân viên thích ăn bữa trưa hơn hay ăn bữa tối hơn?

Nếu có nhiều người thích ăn bữa tối hơn, vậy nhà cung ứng cơm tối sẽ đổi lịch với nhà cung ứng cơm trưa. Như vậy, nhà cung ứng cơm tối nhờ chuyển lịch sang bữa trưa mà thu được lợi nhuận cao hơn.

Nhưng nếu nhà cung ứng cơm trưa thắng trong 6 tháng liên tiếp, vậy họ lại càng không cần đổi lịch.

Kể từ khi thực hành chế độ này, những nhà cung ứng kia đã làm tốt hơn nhiều so với lúc trước, khiến nhân viên hài lòng hơn.

 

Đây là cách mà những người ưu tú đã nghĩ ra.

Xem xong hai mẩu chuyện trên, có người sẽ thắc mắc rằng: "Làm thế nào để chúng ta có thể giải quyết vấn đề được như họ?"

Đầu tiên, hãy thay đổi lối tư duy của mình.

Thay đổi cách suy nghĩ sẽ khiến bạn hiểu hơn về thế giới.

 

Nếu bạn chỉ muốn hiểu về những biến đổi nhỏ trong cuộc sống, vậy chỉ cần thay đổi thái độ sống và cách hành xử là được, giống như việc đổ hết nước trong chiếc cốc, để nó trở về trạng thái "không" lúc đầu.

 

Nhưng nếu bạn muốn hiểu hết mọi điều, vậy cần "thay đổi lối tư duy" đã cũ. Lúc này, bạn phải thay hẳn một chiếc cốc mới.

Làm sao thay đổi?

 

Cách thứ nhất: Đọc nhiều sách hơn, mở rộng lòng hơn, đi nhiều nơi hơn để khám phá và học hỏi.

Mỗi quyển sách là một "lối tư duy". Hãy chọn lọc thông tin mà bạn thấy hữu ích và phù hợp với chính mình. Đừng để chính mình bị hạn chế trong một khuôn mẫu, và lối tư duy đã lỗi thời.

 

Cách thứ hai: Tìm hiểu tư duy khác nhau từ những người khác nhau, những việc khác nhau, hoàn cảnh khác nhau.

Ví dụ: Khi đi mua một gói bánh, người bán hàng nói 12k.

Tôi đưa cho người bán hàng 20k chờ thối lại 8k.

Còn người khác, lại đưa cô ấy tờ 20k và 2k, chờ thối lại 10k. Vì người ta không muốn lấy tiền lẻ.

 

Đồ vật có thể dùng tiền để mua. Nhưng suy nghĩ và tư duy của bạn chỉ có bạn mới được quyền sở hữu và quyết định. Cách nhìn nhận vấn đề khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau.

 

Cách thứ ba: Đặt mình vào vị trí người khác.

Những lúc tranh luận, hãy nên đặt mình ở góc độ người khác suy nghĩ cẩn thận. Vì có như vậy, bạn mới hiểu rõ được quan điểm của mình và họ khác biệt chỗ nào, ai nói đúng hơn, đó cũng là cách thể hiện sự tôn trọng với đối phương.

 

Người bình thường thay đổi kết quả, người tài giỏi thay đổi nguyên nhân, người ưu tú lại thay đổi những điều nằm trong khuôn mẫu.

 

Hi vọng mỗi chúng ta, dù sống trong hoàn cảnh bình thường nhất, cũng không tự biến mình trở nên tầm thường.

 

Triết lý sống của người khôn ngoan


TRIẾT LÝ SỐNG CỦA NGƯỜI KHÔN NGOAN: LÀM CHO CUỘC SỐNG NHẸ NHÀNG MÀ SỰ NGHIỆP VẪN KHÔNG NGỪNG THĂNG TIẾN.

 

1. "Nếu không ai muốn làm việc đó thì tôi sẽ làm"

Trong một nhóm hay một đội, khi gặp phải một nhiệm vụ đầy thách thức, đa số mọi người sẽ chọn cách lùi bước và đẩy việc đó cho một người khác, bởi họ sợ bản thân sẽ không thể hoàn thành nổi.

 

Khi bạn đứng trước nhiệm vụ phức tạp như một dự án trong công việc mà không ai muốn làm, hãy là người đầu tiên tình nguyện nhận lấy nhiệm vụ ấy.

Việc đó sẽ giúp bạn học thêm được nhiều điều mà bạn chưa bao giờ biết đến, cũng như giúp bạn khám phá ra được những kỹ năng đang ẩn giấu bên trong bạn.

 

2. "Điều đó cũng không tệ lắm"

Cuộc sống này, bạn chẳng thể nào tránh khỏi việc phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh. Nhưng bạn hãy nhớ một điều rằng mọi việc vốn không hề khủng khiếp và đáng sợ như chúng ta tưởng. Vì thế, dù rơi vào hoàn cảnh ra sao thì cũng đứng quá bi quan bởi việc gì rồi cũng sẽ có cách giải quyết. Đừng để các suy nghĩ tiêu cực nổi lên, bạn sẽ vượt qua những vấn đề bạn đang phải đối mặt.

 

3. "Tôi sẽ không hoàn thành được mọi việc trong hôm nay nhưng chí ít tôi cũng phải bắt đầu làm"

Trì hoãn là một căn bệnh mà không ít người trong chúng ta đang mắc phải, và họ sẽ tìm đủ lý do nguỵ biện.

 

Để thoát khỏi căn bệnh trì hoãn này, bạn hãy bắt đầu làm từng phần nhỏ của công việc hoặc bắt đầu ngay khi bạn nghĩ về nó. Điều này sẽ tiếp thêm cho bạn động lực để dễ dàng tiếp tục và hoàn thành công việc bạn đã đặt ra.

 

4. "Tôi phải nói ít hơn và làm nhiều hơn"

Những hành động được thực hiện trong lặng lẽ lại thường được coi trọng và đánh giá cao hơn việc khoe khoang ầm ỉ.

Vì vậy, dù bạn có làm gì thì hãy luôn cô gắng tập trung hoàn thành công việc đó theo cách tốt nhất có thể. Đồng thời, đừng bao giờ để bản thân bị phân tâm bởi những vinh quang hư ảo bởi rút cục chúng sẽ chỉ khiến bạn thêm rối loạn trên con đường đi tới thành công mà thôi.

 

5. "Tôi không thể cứ phụ thuộc vào ý kiến của người khác"

Lời khuyên của mọi người có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Thế nhưng cuối cùng thì ý kiến của bạn vẫn là điều quan trọng nhất bởi chúng ta là người duy nhất chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình, và cũng tự mình chịu đựng hậu quả của những hành động mà chúng ta làm ra.

 

Ý kiến của người khác đôi khi cũng khá quan trọng nhưng trong đa số tình huống, bạn chỉ nên xem đó là một nguồn tham khảo, và hãy làm theo những gì mà lý trí cũng như con tim bạn mách bảo.

 

6. "Tôi phải chứng minh bản thân"

Việc chúng ta không có được sự tin tưởng từ người khác thực sự là một động lực to lớn giúp chúng ta thúc đẩy bản thân, và chứng tỏ rằng chúng ta có thể vượt qua được thách thức.

 

Vì thế, khi mọi người xung quanh tỏ ý nghi ngờ thực lực của bạn, thay vì chìm trong nỗi tức giận, hãy biến cảm xúc ấy thành năng lượng để hoàn thành những gì bạn muốn theo cách tốt nhất.

 

7. "Sản phẩm tôi tạo ra có thể không hoàn hảo nhưng với tôi, đó là những sản phẩm tuyệt vời nhất"

Không ít người làm gì cũng muốn sản phẩm cuối cũng phải là hoàn hảo nhất.

Nhưng thực ra, việc này không chỉ khiến bạn tiêu hao năng lượng và thêm căng thẳng mà còn "góp phần" đưa bạn đến gần hơn với thất bại.

 

Do đó, khi bắt đầu một công việc nào đó, bạn hãy tập trung và cô gắng hết khả năng để hoàn thành tốt nhất có thể, đừng đặt nặng những định nghĩa về sự hoàn hảo. Điều đó sẽ giúp ban vừa giảm bớt không ít áp lực cho bản thân, vừa có thể luôn xuất sắc hoàn thành công việc,

 

8. "Lần sau tôi sẽ thành công hơn"

Có lẽ khi không thể làm nổi một việc mà mình đã nghĩ mình có thể, bản thân mỗi chúng ta đều sẽ cảm thấy không mấy dễ chịu. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp đó, bạn chớ vội nản chí rồi bỏ cuộc.

Thay vào đó, hãy tập trung lướt qua lại các sự kiện trong đầu tìm kiếm xem mình đã mắc lỗi ở đâu. Chắc chắn lần sau bạn sẽ thành công.

 

9. "Tôi nên cảm ơn họ vì những gì họ đã làm cho tôi"

chúng ta nên biết cách để cám ơn những người xung quanh vì những gì họ đã làm cho chúng ta.

Khi bạn làm việc trong một nhóm hay được người khác giúp đỡ, dù là những việc cực nhỏ, hãy gửi tới họ lời cám ơn chân thành. Qua đó, bạn cho những người xung quanh thấy được bạn trân trọng sự giúp đỡ của họ, cũng như ý nghĩa của họ trong cuộc sống của bạn.

 

10. "Càng thực hành, tôi sẽ càng đạt được nhiều thành tựu lớn hơn"

Hãy thực hành thật nhiều – điều sẽ giúp bạn làm được những việc mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.

Hãy luôn nhớ, bạn làm một việc càng nhiều bao nhiêu, bạn sẽ làm càng tốt bấy nhiêu. Đồng thời, kiến thức mới mà bạn có thể truyền lại cho người khác cũng nhiều hơn và thực tế hơn.

 

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

Sống ở đời, bất cứ cái gì ''Quá'' cũng không tốt.

 

 

SỐNG Ở ĐỜI, CÁI GÌ QUÁ CŨNG KHÔNG TỐT 

 

Phật dạy Con Đường Trung Đạo, con người muốn hạnh phúc phải biết điểm dừng, không đánh mất bản thân, đặc biệt phải tránh xa những chữ “quá” dễ mang đến tai họa cho đời ta.

 

1. Qúa đau buồn dễ dẫn đến thối chí

Con người dù đau buồn đến đâu, cũng tuyệt đối không được tuyệt vọng, sa sút tinh thần, thối chí, không cầu tiến. Cuộc sống luôn có một quy luật: Không có chiếc bánh nào rơi từ trên trời xuống cả.

Đằng sau rất nhiều niềm vui là những cái bẫy vô hình. Khi cánh cửa này khép lại, luôn có một cánh cửa khác mở ra. Thế nên thay vì ngồi một chỗ chờ chết, hãy đứng lên và hành động.

 

2. Quá vui mừng dễ dẫn đến lỡ lời

Niềm vui đến, khi hào hứng chia sẻ cảm xúc của mình với xung quanh, tuyệt đối đừng để mất đi sự thận trọng trong lời nói. Bằng không, sẽ trở nên tự mãn và kiêu ngạo, làm tổn thương người khác, mất lòng kẻ tiểu nhân dễ thêm thù bớt bạn. Sau này, làm việc gì cũng khó, như bị đá cản đường.

 

3. Qúa tức giận dễ đến phi lễ

Khi tức giận, đừng để bản thân mất kiểm soát. Không điều khiển được lời nói và hành vi sẽ dẫn đến hành xử thô lỗ, đặc biệt là với bề trên. Vậy nên khi tức giận, hãy im lặng, để ngọn lửa đỏ trong lòng nguội lạnh, mới có thể tỉnh táo đưa ra quyết định sáng suốt.

 

4. Quá lộng ngôn, lòng người không tín phục

Một lời nói ra, nặng tựa như núi Thái Sơn. Người càng thích ba hoa, sẽ khó có được sự tín nhiệm của người khác, thậm chí còn bị gièm pha, nói xấu sau lưng.

Đừng hứa hẹn những việc không thể làm. Đừng khoác lác những chuyện không hề có. Hãy sống khiêm tốn và tự tin là chính mình.

 

5. Quá tính toán dễ mất đi chân tình

Sống quá tính toán, chi li từng cắc từng đồng sẽ khiến bạn bè, thậm chí là người thân cảm thấy tù túng và mệt mỏi. Trong các mối quan hệ thân mật, thứ dễ phá hủy đi tình cảm đó là sự tính toán. Thay vào đó, hãy hết lòng, yêu thương chân thành, thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

 

6. Quá tham vọng dẫn đến họa sát thân

Người xưa có câu: “Người chết vì tiền, chim chết vì mồi” quả là không sai. Không ai đánh thuế ước mơ, nhưng tuyệt đối nên biết điểm dừng. Kỳ vọng quá nhiều, nhưng không đạt được, sẽ bị ấm ức, bất an triền miên, sống không bằng chết. Ham muốn quá cao, không thấy bờ thấy đáy, sẽ làm những chuyện táng tận lương tâm.

 

Làm người phấn đấu hết mình nhưng phải dừng lại đúng lúc. Như vậy, mới bảo toàn được bản thân và sống an yên.

Phật giáo Việt Nam