TÁC DỤNG CỦA MÍA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Cây mía có vô số tác dụng đối với sức khỏe con người như điều trị sỏi thận, chữa bệnh vàng da, chống nhiễm trùng, và phòng ngừa ung thư.
Cây mía được trồng nhiều ở vùng ôn đới ấm áp hoặc các vùng nhiệt đới Nam Á.
Đặc điểm cây mía là cây to thịt mềm, nhiều nước, ít xơ, tỉ lệ đường cao. Cây mía có màu vàng, xanh, tím hoặc đỏ sẫm, không hoặc rất ít ra hoa. Vỏ mía có lớp sáp, và phấn.
Các loại mía ở Việt Nam
Các loại mía được trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm:
1. Cây mía dò
Cây mía dò có tên khoa học của cây mía dò là Costus Speciosus Smith, thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Mía dòcó tên gọi khác: Cây cát lồi, cây củ chóc, củ cát lồi, cây mía voi, cây mía thuốc…
Cây mía dò là 1 trong các vị thuốc Nam quý hiếm, thường được sử dụng để trị đái buốt, viêm gan, cây mía dò chữa sỏi thận, cây mía giò chữa bệnh xương khớp…
2. Cây mía đỏ
Cây mía đỏ có tên khoa học là Saccharum officinarum L, thuộc họ Lúa Poaceae, nguồn gốc từ Ấn Độ. Mía đỏ có tên gọi khác như cây mía lau đỏ, cây mía lau tím, mía đường, cam giá…
Cây mía lau đỏ có tác dụng giải khát, giải ban, nhuận huyết, mát lòng, bổ hư lao, trị nhuận phế, thông tiểu tiện.
3. Cây mía bách giải
Cây mía bách giải còn được biết đến với tên gọi khác là cây mía tím, cây mía lá tím, cây mía tía, cây mía mưng…
Cây mía tím có vỏ dày hơn và toàn bộ thân cây được bao bọc bởi màu tím đen. Hàm lượng đường sucrose và chất xơ trong mía tím thường thấp hơn so với cây mía vàng và mía xanh.
Mía tím có vị ngọt, ăn giòn và ngon nên thường được nhiều người lựa chọn để ăn thay vì dùng để chế biến và sản xuất đường.
4. Cây mía vượn
Cây mía vượn thường mọc ở trong rừng, là nguyên liệu vô cùng quý cho việc bào chế ra những bài thuốc nam chữa bệnh hiệu nghiệm của người dân tộc.
5. Cây mía lùi
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, cây mía lùi đã từ lâu được người Việt chọn để làm lễ cúng bàn thờ vào những ngày Tết, mong được thần linh, tổ tiên phù hộ, ban phúc.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện còn có cây mía dại, cây mía nước.
Tác dụng của cây mía
Theo dinh dưỡng học hiện đại, thành phần hóa học của mía khá phong phú. Cứ mỗi 100g mía có chứa 84g nước, 0,2g chất đạm, 0,5g chất béo, 12g chất đường và nhiều các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt.., các vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin D... mía còn có các acid hữu cơ và nhiều loại enzym.
Bởi vậy, mía có tác dụng bổ dưỡng, nhuận táo và thích hợp dùng cho người hạ đường máu, đau họng, ít nước bọt, ho, sốt cao, suy tim, người huyết áp thấp, táo bón, khó tiểu tiện, các chứng ho do hư nhiệt, khát…
Theo Tuệ Tĩnh, uống nước mía pha nước gừng trị nôn khát rất hiệu nghiệm. Người ta còn dùng vỏ mía sắc cùng cam thảo lấy nước tắm cho người bị sởi.
Lấy vỏ mía tím đốt thành tro, nghiền bột để trộn với dầu vừng (lượng vừa phải) rồi dùng hỗn hợp này bôi lên nơi sởi mọc, hay các vết loét, viêm tại khoang miệng…
Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra những công dụng của mía và tác dụng của mía hấp như sau:
– Chữa bệnh vàng da.
– Chữa nhiễm trùng.
– Điều trị sỏi thận.
– Tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
– Chữa cúm và cảm lạnh.
– Phòng ngừa ung thư.
– Bù điện giải cho cơ thể.
– Chữa sốt khô họng, tiểu dắt.
– Trị trào ngược dạ dày thực quản
– Chống sâu răng.
– Tác dụng của mía hấp với bà bầu là chữa nôn do thai nghén. Các tác dụng của mía với bà bầu khác có thể kể đến như thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, an thai hiệu quả.
Đặc biệt, tác dụng của mía đối với bà bầu trong những trường hợp phụ nữ từng lưu thai, động thai, sảy thai hoặc dọa sảy thì mía có tác dụng rất lớn trong việc chữa động thai. Đây cũng là là giải đáp cho câu hỏi mía hấp có tốt cho bà bầu không.
Các bài thuốc chữa bách bệnh từ mía
– Trị ho do nhiệt: Nước mía 1,5 lít, hạt cao lương xanh 4 thìa canh, nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn, uống hai lần, có tác dụng nhuận tim phổi dùng trị ho do hư nhiệt, miệng khô, nhỏ dãi.
– Chữa nhiệt miệng, khó tiểu tiện: Mía róc bỏ vỏ, nhai nuốt nước, nếu đau miệng dùng ép lấy nước uống. Mỗi ngày dùng nước mía uống 1-3 lần còn trị được khát do nhiệt.
– Nôn ọe ở phụ nữ có thai, mồ hôi trộm: Dùng nửa cốc đến 1 cốc nước mía, thêm nước gừng độ 2 đến 5 giọt, hòa đều uống một lần. Ngày 2-3 lần sẽ hiệu quả. Đây là một trong các công dụng của mía đối với bà bầu.
– Làm tiêu đờm, trị ho nhiệt, khô miệng: Lấy 50g nước mía hòa vào một lượng nước vừa đủ để nấu từ 60-100g gạo tẻ thành cháo, sau đó dùng uống có lợi cho tim phổi và chữa được bệnh trên.
– Chữa viêm họng mãn tính: Dùng một lượng nước mía vừa đủ cho mã thầy đã thái nhỏ, một ít rễ cỏ tranh, thêm nước sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày. Uống liên tục 10-15 ngày sẽ hiệu quả.
– Chữa băng huyết khi sinh: Lấy 45cm ngọn mía, rửa sạch, thái nhỏ cùng cho vào 60g táo đen, đổ thêm nước, đun nóng lấy nước uống thay trà trong ngày. Ngoài tác dụng chữa băng huyết khi sinh, còn trị được chứng khô miệng.
– Chữa đi ngoài phân khô: Dùng một cốc nước mía vỏ xanh hòa lẫn vào 1 cốc mật ong, ngày uống hai lần vào lúc sáng (bụng đói) và tối. Vài ngày sẽ hiệu nghiệm.
– Chữa tiểu dắt: Róc mía nhai nuốt nước hoặc ép lấy nước uống, ngày 3 lần mỗi lần uống 1-2 cốc nước mía (lưu ý không pha lẫn thứ gì hay bỏ nước đá vào).
– Chữa chứng nôn mửa liên tục: Khi thấy xuất hiện tình trạng sáng ăn chiều nôn hay chiều ăn sáng nôn, nhưng không phải là tắc ruột hay hẹp môn vị hoặc một số cấp cứu ngoại khoa khác thì hãy dùng phương này. Lấy 3,5 kg nước mía và một lít nước gừng tươi, hai vị này hòa lẫn nhau rồi chia 3 phần bằng nhau uống mỗi lần 1 phần.
– Trị đau nhiệt trong dạ dày: Mía 500g, hạt cao lương 30g, ép mía lấy nước cho vào hạt cao lương để nấu thành cháo ăn với cơm sẽ tác dụng.
– Nôn nghén do gan, dạ dày không điều hòa: Mỗi lần dùng 1 cốc nước mía hòa lẫn 1 thìa cà phê nước gừng hâm nóng sẽ có tác dụng.
Lưu ý khi sử dụng cây mía để chữa bệnh
Do mía có tính hàn nên những người đau bụng hay tỳ vị hư hàn không nên dùng. Không nên ăn mía nhai cả vỏ hoặc không rửa vì ở vỏ mía bám rất nhiều trứng giun và vi khuẩn.