Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2022

Có phải cứ học giỏi, điểm số cao thì mới thành công?


CÓ PHẢI CỨ HỌC GIỎI, ĐIỂM SỐ CAO THÌ MỚI THÀNH CÔNG?

 

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà ở đó bất cứ người bố hay người mẹ nào đều muốn con em của mình đạt thật nhiều điểm cao mỗi khi đi học. Cùng với kỳ vọng thành tích, nó đã tạo nên một niềm tin rằng những đứa trẻ có kết quả học tập tốt ắt sẽ thành công trong tương lai và ngược lại.

 

Nói vậy không có nghĩa không ủng hộ việc gặt hái được nhiều điểm tốt. Nhưng vấn đề cần làm rõ ở đây là: khả năng học tập tốt trên lớp chỉ đồng nghĩa với việc đứa trẻ đó sẽ đạt được điểm cao trong các kỳ thi, chứ nó không đảm bảo rằng đứa trẻ đó lớn lên sẽ trở thành một doanh nhân đại tài hay một giám đốc quyền lực.

 

Theo thống kê của Đại học Boston với 700 triệu phú, tỷ phú Mỹ, họ thấy rằng điểm trung bình thời đi học của những người này chỉ ở mức trung bình. Tất nhiên, không quá kém nhưng cũng chẳng giỏi chút nào, thành tích học tập của họ hầu như ai cũng có thể làm được (nếu có chút cố gắng).

 

Một người học kém hay một người học tốt đều có thể trở thành nhà kinh doanh mẫn cán với thu nhập cao hoặc trở thành một người làm thuê nhẹ nhàng với thu nhập thấp. Nhưng trên thực tế, những học sinh trung bình thì lại hay trở thành ông bà chủ hơn. Tại sao lại có chuyện vô lý như vậy được? Điều gì đã tạo nên nghịch lý này?

 

Kỹ năng mềm

Những người học hành giỏi giang, phần lớn thường dành hết thời gian cặm cụi, vùi mình vào những cuốn sách dày cộm. Họ gắn mình với những mớ lý thuyết xa rời thực tiễn mà bỏ qua những kỹ năng mềm cần có khi bước chân ra xã hội để làm việc. 

 

Họ đề cao trí óc, tự tin về sự thông minh và kiến thức bao la của mình, nhưng lại quên hoặc coi nhẹ việc bổ sung vào hành trang của mình các kỹ năng như giao tiếp với đồng nghiệp, cách tạo mối quan hệ, cách xử lý tình huống, cách đối nhân xử thế… Vì thế, người học giỏi chỉ biết đến sách vở khó có thể thăng tiến trong công việc dù có làm tốt đến đâu.

 

Mạnh lý thuyết, yếu thực hành

Thời sinh viên, học sinh giỏi có thể luôn nằm trong top đầu của lớp, của khoa, và thậm chí là thủ khoa đầu ra. Thế nhưng, trường học dạy ta kiến thức từ vi mô đến vĩ mô, xã hội lại gạt phăng mớ kiến thức ấy đi, bắt ta phải sớm lao vào thực hành. 

Học giỏi và muốn thành công thì phải vận dụng kiến thức mình tích lũy được đúng lúc đúng nơi. Chỉ giỏi lý luận nhưng khi áp dụng vào thực hành lại không được thì đó chỉ là mớ kiến thức suông.

 

Mạo hiểm

Rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn đó là quy luật trong kinh doanh. Học sinh trung bình coi mạo hiểm là một thú vui, còn đối với học sinh giỏi họ luôn nằm trong sự sắp xếp, quỹ đạo của giáo viên và phụ huynh đặt ra. Do đó họ sợ đối mặt với những khó khăn ngoài quỹ đạo hay nói cách khác là không có tính độc lập.

 

Nhiều người học giỏi, bằng cấp thuộc hàng top đầu vẫn chấp nhận đi làm công ăn lương cho những công ty lớn hoặc những tập đoàn nước ngoài. Việc suốt ngày đèn sách, lao đầu vào học tập, đã một phần tạo trong họ sự thụ động, ù lì, và ngại phải va chạm, trải nghiệm những thử thách.

 

Cái tôi quá lớn

Rất nhiều người học giỏi quá tự tin vào những kiến thức mình đã học tập, nghiên cứu, lĩnh hội được và quá tự tin vào trí tuệ của mình. Họ ít khi thừa nhận mình thiếu sót hoặc sai khi xử lý vấn đề trong công việc. 

Vì thế, khi đi làm, họ thường đặt ý kiến cá nhân của mình lên trên mọi người, luôn cho mình là đúng, không chịu nhận sai, gây nên sự mâu thuẫn giữa đồng nghiệp với nhau, đồng thời, không chịu chấp nhận cập nhật những kiến thức mới.

 

Không những thế, vì luôn nghĩ mình tài giỏi, nên họ thường tách mình ra, tự thân vận động, không chịu sự hỗ trợ của đồng nghiệp hoặc người thân, nên khi gặp sự cố trong công việc có thể họ sẽ mất rất lâu thời gian mới thoát ra được.

 

 

Trì Hoãn Sự Thỏa Mãn


TRÌ HOÃN SỰ THỎA MÃN

 

Vào đầu thế kỷ 20, Walter Mischel, giáo sư tâm lý học tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, đã thiết kế một thí nghiệm nổi tiếng về việc “trì hoãn sự thỏa mãn”.

 

Các nhà nghiên cứu đã cho khoảng 600 trẻ em lựa chọn khi đứng trước một chiếc kẹo bông, hoặc là ăn ngay, hoặc là đợi các nhà nghiên cứu quay trở lại (khoảng 15 phút) rồi mới ăn thì các em sẽ được thưởng thêm một chiếc kẹo khác.

Phần lớn các bé đều bỏ cuộc trong vòng chưa đầy ba phút, chỉ có chưa tới 1/3 số trẻ đã “nhịn” thành công và nhận thêm phần thưởng.

 

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những đứa trẻ đó trong hơn 10 năm tiếp theo và phát hiện ra rằng những đứa trẻ có thể chờ đợi để nhận được nhiều kẹo hơn có nhiều khả năng thành công hơn những đứa trẻ thiếu tính kiên nhẫn. Kết quả học tập và thành tích nghề nghiệp của chúng đều tương đối tốt hơn. Nói cách khác, khả năng trì hoãn sự thỏa mãn càng mạnh thì càng dễ thành công.

 

Đây là thí nghiệm minh chứng cực kỳ rõ cho câu ‘thói quen nào, thì số phận đó’.

Thí nghiệm kẹo xốp này, nó khớp hoàn toàn với định nghĩa hai chữ ‘kỷ luật’‘Kỷ luật’ là sự lựa chọn giữ cái mình muốn bây giờ và cái mình muốn nhất.

 

Cái mình muốn bây giờ, chính là cái ngắn hạn, cái trước mắt.

Cái mình muốn nhất, chính là cái dài hạn, cái đã có kế hoạch.

 

Có vô vàn tình huống trong đời để bạn quán chiếu định nghĩa này, cũng như thí nghiệm kẹo xốp vào chính hoàn cảnh của bạn.

Sáng sớm, bạn sẽ có 2 sự lựa chọn, một là ngủ nướng tiếp (cho sướng), hai là đứng dậy rửa mặt rồi đi tập thể thao ngay. Đó chính là sự kỷ luật, là trì hoãn sự thỏa mãn của việc ngủ tiếp.

 

Đầu tư cryto, chơi chứng khoán, bạn cũng có 2 nhóm lựa chọn cơ bản, một là ăn tiền nhanh (ngắn hạn), hai là giữ (hold) đến tận 3-5 năm sau, thậm chí 10-15 năm sau rồi mới bán. Dù giá hiện tại đang rất thơm, thấy ai cũng giải ngân chốt lời nhưng bạn vẫn trì hoãn để đi đến đích cuối cùng.

 

Tiếp nữa, bạn bè khích tướng anh em, nhậu đi, chơi thuốc đi,… một là quất luôn ra oai, để giữ cái danh… hai là kệ mẹ chúng nó, tao phải lo thân tao trước, dài hạn thì tao còn Ba mẹ già, vợ con thơ… bệnh rồi ai lo cho gia đình.


Nói về ngắn hạn và dài hạn trong cuộc sống thì vô vàn,

Từ sáng sớm mở mắt ra thì các bạn đã phải quyết định giữa cái ngắn hạn và dài hạn rồi…

Từ chuyện ngủ nướng hay đi tập

Từ chuyện ăn sướng cái miệng hay kiêng ăn giữ sức khỏe.

Từ chuyện đập thằng sếp bố láo ngay bây giờ hay kiên nhẫn chờ nó bị hạ bệ

….

Quy chung lại là, trong đời, các bạn luôn phải lựa chọn cái sướng ngay bây giờ hay cố gắng trì hoãn sự thỏa mãn để có một thành tựu cao hơn nữa.

Các bạn nên hiểu là game đời luôn tăng level, luôn tăng độ khó liên tục. Đặc biệt những thứ ngắn hạn luôn hấp dẫn, phê nhanh, lên đỉnh nhanh…. sướng nhanh tê nhanh lâu ngày thì các bạn sẽ thành nô lệ của con quỷ ngắn hạn…

 

Tâm lý chung dẫn đến, là các bạn làm gì thì cũng muốn có quả ngay, trồng cây vài ngày thì muốn ra trái… thì chỉ có đường tà đạo mà thôi.

Cho nên, các bạn phải dán luôn tờ giấy ngay cửa phòng để mỗi sáng đọc 3 lần (nghiêm túc) rồi mới bắt đầu một ngày mới. Tại sao?

Vì tôi chứng kiến khá nhiều bạn đã lên kế hoạch cuộc đời rất kỹ càng, có plan 5-10 năm, đã và đang có đà chạy rất êm thì đụng ngay vài cái ‘sướng’ ngắn hạn quá hấp dẫn nên gãy gánh giữa đường.

 

Đó cũng là tại sao người thành đạt, thành công rất ít trong xã hội… còn phần đông thì luôn lẩn quẩn vời game đời, chẳng có lối thoát.

Trong nhà Phật, có một khái niệm tương tự, đó là ‘chánh tinh tấn’, nghĩa của nó rộng hơn nhưng cốt lõi vẫn là tập trì hoãn sự thỏa mãn lại và bớt phóng dật lại.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2022

Nguyên tắc để hôn nhân bền vững


NGUYÊN TẮC ĐỂ HÔN NHÂN BỀN VỮNG


1. Ba điều chồng muốn:
- Được tôn trọng.
- Được khích lệ.
- Được ủng hộ.

2. Ba điều vợ muốn:
- Được lắng nghe.
- Được lãng mạn.
- Được bảo vệ.

3. Ba THÊM:
- Thêm thời gian cho nhau.
- Thêm bao dung với nhau.
- Thêm để tâm tới nhau.

4. Ba BỚT:
- Nghĩ tiêu cực.
- Chỉ trích.
- Nghi ngờ.

5. Ba điều vợ chồng NÊN làm thường xuyên:
- Trò chuyện.
- Thức tuỳ lúc nhưng Ngủ nên cùng lúc.
- Chia sẻ với nhau về tương lai.

6. Ba điều vợ chồng KHÔNG NÊN làm thường xuyên:
- Đặt công việc ưu tiên trước bạn đời.
- Hơn thua khi tranh cãi.
- Ôm hết mọi thứ về mình.

7. Ba câu nói nên nói nhiều hơn:
- Thật xin lỗi, anh/em sai rồi.
- Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em.
- Anh/em yêu em/anh.

8. Ba điểm chung của vợ chồng:
- Cùng một tương lai.
- Cùng một phe trước thiên hạ.
- Có cùng những người bạn.

9. Ba điều vợ chồng luôn tâm niệm:

- Cùng nhau thắng - Cùng nhau thua - Cùng nhau đúng - Cùng nhau sai. - Luôn ở cùng nhau trên một chiến tuyến và cùng chung nhau một tương lai.
- Chồng giỏi hay vợ giỏi không quan trọng bằng giữ hôn nhân giỏi. Chồng kiếm nhiều tiền hay vợ kiếm nhiều tiền không quan trọng bằng sự đồng thuận với nhau về tiền bạc.
- Tình yêu không phải là điều bất biến. Thứ giữ chúng ta đi xa cùng nhau là tình thương. Càng thương nhau- càng hiểu nhau. Thương đi rồi khắc hiếu. Hiểu rồi sẽ thêm thương.


10. Ba câu hỏi vợ chồng nên nghĩ trước khi muốn ly hôn:
- Tương lai của ta có thấy người kia không?
- Ta đã từng vì lý do gì mà đến với nhau?
- Ta có thể làm gì để thay đổi hiện tại không?

Sưu tầm