Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022

Hóa giải cơn giận theo nguyên tắc chữ Nhẫn của nhà Phật

 

HÓA GIẢI CƠN GIẬN THEO NGUYÊN TẮC CHỮ NHẪN CỦA NHÀ PHẬT

Thay đổi quan niệm sai lầm

Nhiều người cho rằng “tức giận” là tất nhiên, là bản năng của mỗi con người, “Nhẫn” chính là “Nhục”, là hèn nhát, sợ hãi, sự phục tùng, tự hạ mình, chấp nhận định mệnh… Thực chất đây chính là nguyên nhân sai lầm khiến người ta khó thoát khỏi sự đau khổ, buồn bực.

Từ quan niệm sai lầm sẽ dẫn đến áp dụng phương pháp sai lầm là “đè nén” nên đương nhiên kết quả cũng sai lầm. Nó chỉ chuyển từ trạng thái lẽ ra được thể hiện ra ngoài nay lại được lưu giữ ở bên trong.

Hệ quả là sự tức giận như một ung bướu nằm trong tâm mà không được cắt bỏ đi, nên càng làm người ta cảm thấy đau khổ hơn, khó chịu, dằn vặt dai dẳng hơn. Thế nên, dễ dàng nhận thấy nhiều người thà nổi “cơn tam bành” chứ “tội gì phải nhẫn nhịn làm gì cho thêm khổ vào người”. 

Phương pháp hóa giải tức giận

Tập trung vào mặt tích cực: Mỗi sự vật hiện tượng tồn tại trong thực tế đều có cái lí của nó, đều có hai mặt tốt và xấu. Khi bạn nhìn thấy thứ mà mình không thích, nên bình tĩnh quan sát mặt tốt của nó để xóa đi cảm giác ghét bỏ nó.

Nếu trong lòng đang có cảm xúc phức tạp, tức nửa thích, nửa không thích thì nên phân tách riêng biệt hai cảm xúc này để đánh giá một cách công bằng, sau đó mới quyết định từ bỏ hay chấp nhận. 

Dùng con mắt khách quan để nhìn nhận đúng đắn. Khi gặp một người có điểm nào đó khiến ta không thích, thông thường người ta sẽ có tâm lí phủ nhận hoàn toàn anh ta. Thực ra, con người dù xấu đến đâu đi nữa thì vẫn có những mặt tốt, không thể hoàn toàn xấu 100%. Nếu chỉ thông qua những hiện tượng bên ngoài mà phủ định hoàn toàn người đó là một suy nghĩ sai lầm. 

Khi bạn nghĩ như vậy bạn sẽ có sức mạnh để tiêu diệt sự tức giận. Bài học ở đây là chúng ta nên nhìn nhận một cách khách quan, hai chiều, tập trung vào hướng tích cực sẽ nhanh chóng cân bằng được trạng thái tâm lí.

Sự tức giận sẽ nhanh chóng tiêu tan. Nếu không ý thức được điều này, có thể từ ý nghĩ bạn sẽ xuất ra thành lời nói công kích người đó. Khi đối phương biết được, họ cũng làm điều tương tự với mình. Cuối cùng thì tức giận sẽ làm bạn càng tức giận thêm, bởi lúc đó mối quan hệ giữa hai người đã phát triển lên mức mâu thuẫn, xung đột.

Chuyển hướng thái độ, nuôi dưỡng lòng nhân từ

Là phương pháp được khuyến khích sử dụng bởi nó hướng tới lòng nhân từ của bản thân. Khi bạn tức giận, hãy lập tức chuyển hướng sang suy nghĩ đến những việc có ý nghĩa, vui vẻ trước đây trong cuộc sống. Hoặc nghĩ về người thân, người mà bạn thương yêu nhất. Làm được điều này bạn sẽ nhanh chóng nhận ra cảm giác tức giận giảm xuống nhanh chóng.

Bạn sẽ không còn suy nghĩ tiêu cực nữa, cũng giống như khi tham gia giao thông, bạn nghĩ về người thân thì bạn có thể “Nhẫn”, không vượt đèn đỏ, không phóng nhanh, không lạng lách, mức độ tập trung cao hơn.

Có thể nói như vậy vì sự vui vẻ của bạn cũng chính là niềm vui của những người bạn yêu thương. Bạn nên suy nghĩ, mình đang tức giận, nếu người thân biết được chắc hẳn họ cũng sẽ không vui vẻ gì.

Ngoài ra, khi gặp nghịch cảnh hay những điều không mong muốn, bạn phải lập tức nghĩ rằng: Tình cảnh hiện tại của mình vẫn chẳng thấm tháp vào đâu so với người khác.

Tức là, hiện tại mình vẫn là người may mắn hạnh phúc hơn rất nhiều người, vì vậy, chẳng có lí do gì để mình không hài lòng và phải tức giận vì nghịch cảnh hiện tại, để tự tạo thêm đau khổ.

Trên đây là một số cách để nuôi dưỡng lòng nhân từ của bạn, dùng năng lượng của lòng nhân từ xóa bỏ sự tức giận, làm nó tiêu tán đi. 

Khi năng lượng này dâng lên nó sẽ khiến bạn có cảm giác nhẹ nhàng thoải mái, tinh thần vui vẻ và hoàn toàn dễ chịu.

Nếu ý nghĩ ấy lại được thể hiện ra hành động bằng những việc làm từ thiện, đối với những người thường xuyên nóng giận sẽ phát hiện ra rằng, tần suất những cơn tức giận sẽ giảm đi rõ rệt.

Cuộc sống thong dong đến từ tính trật tự của nội tâm

 

CUỘC SỐNG THONG DONG ĐẾN TỪ TÍNH TRẬT TỰ CỦA NỘI TÂM

 

Người tràn đầy năng lượng trong cuộc sống, đa số là người có nội tâm mạnh mẽ và có tính trật tự.

 

Họ trong cuộc sống và công việc rất có kế hoạch, có kỷ luật và phương hướng. Bởi họ biết mình nên làm gì, mục đích ra sao, vì vậy có thể toàn tâm điều chỉnh năng lượng trong nội tâm, bước đi đúng hướng mà tích lũy.

Họ cũng không tản mạn và lười biếng, không vội vã, không kiêu ngạo trong cuộc sống, vì vậy mới không dễ dàng bị vật chất bên ngoài lôi kéo và cám dỗ…

 

Một người có thể tự khống chế kiểm soát hành vi của mình, tức là có thể tự nắm bắt điều khiển cuộc đời, ung dung tự tại từng bước theo nhịp sống của riêng mình.

Tính trật tự trong cuộc sống càng lớn, thì càng điềm tĩnh trước sinh lão bệnh tử, phong sương bão tuyết.

 

Hoan lạc và bi thương đến rồi lại đi, đều trở thành khách qua đường trong cuộc đời;

Chúng ta chỉ quản thuận theo tự nhiên, một lòng một dạ hoàn thành việc mình muốn làm.

Bởi vì hiểu được thế giới vô thường, vì vậy gặp phải cảnh ngộ trước mắt vẫn thong dong điềm tĩnh;

 

Bởi vì biết đời người có trật tự, vì vậy nội tâm trước sau có quy luật.

Cuộc sống có trật tự, mới là tự tại lớn nhất của cuộc đời.

 

Theo soundofhope.org

 

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022

Động Lực Chèo Lái Hành Vi

 

ĐỘNG LỰC CHÈO LÁI HÀNH VI

 

Khoảng 50,000 năm trước, con người chỉ bận tâm xem hôm nay mình có còn sống hay không - anh ta bị chèo lái bởi động lực sinh học tìm kiếm đồ ăn và thức uống, một nơi an toàn để ngủ về đêm, và ham muốn giao cấu để có thể sinh sản và duy trì nói giống.

Cho tới 1 vài thế kỉ trước, những nhu cầu cơ bản này là những động lực chính của loài người.

 

Tuy nhiên, đến thời đại công nghiệp hóa, điều này bắt đầu thay đổi. Chu kỳ sản xuất ngày càng trở nên phức tạp hơn, và con người bắt đầu ngày càng phụ thuộc vào một động lực làm việc mới:

Động lực ngoại lai, dựa trên hai khuyến khích là phần thưởng và trừng phạt bởi một bên thứ 3 - còn được gọi là cây gậy và củ cà rốt.

 

Người sử dụng lao động, hay giáo viên trong nhà trường áp dụng chiến lược cây gậy & cà rốt để thúc đẩy những hành vi mà họ mong muốn. Nếu muốn được tăng lương, nhân viên sẽ làm việc nhiều hơn, năng suất hơn và tốc độ hơn. Nếu muốn được điểm cao, được khen ngợi, học sinh sẽ chăm chỉ hơn, giữ trật tự hơn và nghe lời giáo viên hơn.

 

Trái lại, khi không tuân theo luật lệ chung, nhân viên sẽ bị cảnh cáo, bị trừ lương. Học sinh sẽ bị cho điểm thấp, bị phạt đứng góc lớp hay bị cô giáo khiển trách

 

Động lực nội tại. Khi một người tìm thấy công việc người ấy yêu thích, họ sẽ tự động làm việc mà không cần phần thưởng. Ví dụ, người ta chủ động đăng công thức nấu ăn mình yêu thích lên mạng để chia sẻ, hay dự án Wikipedia đến nay vẫn hoạt động sôi nổi bởi những tình nguyện viên tự động chia sẻ kiển thức của mình (không có thù lao).

Những người tìm thấy động lực nội tại sẽ tự quyết định mình nên làm gì và làm vào thời điểm nào. Họ cũng rất có trách nhiệm với công việc mình làm. Không cần có một thế lực nào trao thưởng hay xử phạt họ, họ tự nguyện làm việc mà không cần đòi hỏi gì.

 

Tác hại của phương pháp cây gậy & cà rốt

Phương pháp cây gậy và cà rốt có thể hiệu quả với các công việc lặp đi lặp lại, giải thưởng sẽ khiến cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tập trung hơn và cho ra năng suất cao hơn. Ví như là đóng gói hàng ở siêu thị (trường hợp này thì phần thưởng sẽ khiến nhân viên làm việc hiệu quả hơn), nhưng nếu công việc khó khăn hay đòi hỏi kĩ năng sáng tạo cao hơn, thì động lực cây gậy và củ cà rốt có thể dẫn đến hành động gian trá hay làm giảm hiệu suất.

 

Hãy nhớ lại ngày còn nhỏ, chúng ta rất thích khám phá, tìm hiểu và giúp đỡ người khác, đó là mong muốn từ bên trong của chúng ta.

Động lực nội tại dần dần mất đi khi con người phải sống trong một thế giới mà cái gì cũng phụ thuộc vào động lực ngoại lai.

Như trong thí nghiệm nhà trẻ mà lũ trẻ được dặn vẽ một bức tranh. Một số trẻ được hứa sẽ nhận được chứng chỉ khi hoàn thành bức vẽ, trong khi những đứa khác thì không. Khi cả hai nhóm được yêu cầu tập vẽ lần nữa (lần này thì không nhóm nào được hứa sẽ có thưởng), những đứa trước đây được nhận giấy chứng nhận không còn muốn vẽ nữa, trong khi đó những đứa không nhận được bất cứ sự ghi nhận nào thì vẫn tiếp tục vẽ chơi.  

Tấm giấy chứng được hứa trước khi vẽ đã phá hủy động lực nội tại của chúng: lũ trẻ chỉ muốn vẽ vì phần thưởng. Đi theo mẫu hình này, phần thưởng kiểu đó thì dần dần xóa bỏ động lực làm việc bên trong của chúng.

Khi còn nhỏ, chúng ta bị thúc đẩy bởi ham muốn học hỏi, khám phá, giúp đỡ người khác từ bên trong. Nhưng khi lớn, ta bị chính xã hội của mình lập trình để cần các động lực ngoại lai: nếu muốn ta đổ rác, học hành chăm chỉ, và làm việc không mệt mỏi, ta cần phải được khen ngợi, điểm cao hay lương nhiều. Dần dần, ta mất ngày càng nhiều động lực nội tại của mình. Trên con đường trở thành người lớn, lòng hiếu kì của ta ngày càng giảm dần. 

Có đến 50% nhân viên ở Mỹ nói rằng họ cảm thấy không gắn kết với công việc. Họ hoàn thành công việc của mình nhưng thiếu sự đam mê. Đó là do rất nhiều người không được phát huy hết năng lực và có rất ít cơ hội phát triển bản thân. Điều này bóp nghẹt động lực cầu toàn của họ, thứ rất quan trọng nếu bạn muốn cam kết 100%.

Những người sáng tạo có mong muốn cầu toàn thường làm việc trong trạng thái lên đỉnh (flow state), nghĩa là họ làm việc với sự tập trung và đam mê cao nhất, bỏ mặc thế giới bên ngoài và chìm đắm hoàn toàn vào nhiệm vụ. Hãy hình dung những người họa sĩ hạnh phúc vẽ tranh tới vài giờ liền.

Trong vài năm qua, đã có một số công ty mà phương pháp quản trị phụ thuộc hoàn toàn vào quyền tự quyết của nhân viên: thay vì theo dõi và kìm kẹp họ, các sếp hoặc là buông lỏng kiểm soát hoặc để nhân viên tự quyết hết.  

Ví dụ, Google cho các nhân viên của mình tự chọn thời gian làm việc và dành riêng 20% thời gian phát triển các dự án sáng tạo của mình. Thành công của chiến lược tạo động lực này đã tự nó chứng minh:

Trong khoảng thời gian này, các "Googler" đã tạo ra các sản phẩm đình đám như Google tin tức hay Gmail. Công ty Meddius cũng áp dụng thuyết tự quyết như một khởi nguồn động lực cho nhân viên: mục tiêu của mỗi người đơn giản là hoàn thành nhiệm vụ của họ trong một khoảng thời gian nhất định - giờ làm việc đã bị xóa bỏ… và còn nhiều tổ chức khác nữa.

Kết quả là mọi người làm việc quyết tâm hơn, vì ví dụ như các buổi chiều họ vẫn có thể đến xem trận bóng của con mình.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng các nhân viên sáng tạo nhất khi được thúc đẩy từ bên trong, và năng suất làm việc này sẽ đem lại lợi ích cho cả công ty.

Phần thưởng và trừng phạt chỉ có hiệu quả ngắn hạn như nước tăng lực. Tuy nhiên, về lâu về dài, chúng sẽ gây ra hành vi tai hại và phá hủy động lực nội tại. Niềm đam mê và sự kiên trì của nhân viên có thể gây dựng tốt hơn nếu họ có quyền tự quyết, tính cầu toàn, và những mục tiêu ý nghĩa.