Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

Chân dung Hồ Xuân Hương qua 31 bài thơ tình của Tốn Phong

CHÂN DUNG HỒ XUÂN HƯƠNG QUA 31 BÀI THƠ TÌNH CỦA TỐN PHONG

Tiếc rằng cách đây hai trăm năm, Hồ Xuân Hương không như nàng Tiểu Thanh nhờ một họa sĩ truyền thần vẽ lại chân dung nàng truyền lại cho đời sau.

May mắn thay có Tốn Phong đã si mê Hồ Xuân Hương viết 31 bài thơ tình. Một tập thơ viết về một người đã hiếm có ngày xưa, mà lại là một người đẹp, bà Chúa thơ Nôm. 

Hai trăm năm qua bao bút mực, bao nhiêu tranh cải, tìm kiếm, chờ đợi, thật là một tập thơ quý giá. Tốn Phong, một mối tình đau khổ tuyệt vọng mỗi lời thơ như con chim bồ nông rút ruột, rút máu cho con ăn, như người thi sĩ rút tinh huyết, khổ đau mình để dọn cho người đời bữa tiệc trần thế.

Xuân Hương Hồ Phi Mai là một phụ nữ xinh đẹp,

Tốn Phong chấm giải là hoa khôi xuân sắc nhất thành Thăng Long, điều này khác hẳn với một Hồ Xuân Hương xấu xí, da xù xì như trái mít trong Giai Nhân Dị Mặc của Nguyễn Hữu Tiến:

Tốn Phong đã viết:

Hồng nhan tiên giới thác sinh chăng..
Hoa Mai xuân sắc nhất kinh thành . (Bài 2)

Nghê Vũ người tiên mây giáng hiện..
Một bầu mây nước hoa nhuần nhị

Muôn dậm sao trời trong mắt xanh (Bài 3)

Mày liễu xanh xanh thêm mến nguyệt,
Hương mai thoang thoảng mãi yêu xuân (Bài 4)

Đêm thu man mác mai gầy vóc,
Bến nước đìu hiu liễu rủ cành (Bài 6)

Mười phần son sắc trời Nam đến,
Quá nửa xuân quang cửa Bắc tràn (Bài 19)

Thanh thoát vẻ mai gầy cốt cách,
Rỡ ràng xuân sắc vẹn mười phân (Bái 22)

Nghìn vàng khôn chuộc tuổi thanh xuân
Hoa mai rực rỡ núi mây ngàn . (Bài 23)

Xuân Hương Hồ Phi Mai làm thơ

những vần điệu khó làm như thơ Bạch Tuyết ít ai họa được, nàng là vị thần thơ trên tao đàn:

Ngâm thơ Bạch Tuyết khói mây dâng..
Nổi tiếng văn chương tiên xuống trần  (Bài 1)

Tao đàn xuất hiện vị thơ thần.
Kết tự sao Khuê vẹn thập phần (Bài 2)

Sầu vướng nét mi gầy với tuyết,
Hương vào ngọn bút nở xuân tươi. (Bài 9)

Ngâm câu bạch tuyết thơ nên thánh,
Say thắm môi son rượu có thần (Bài 25)

Hứng về lại thấy thơ sinh quỷ,
Sầu đến rồi hay rượu có thần
Ướm hỏi Cao Đường ai đoán mộng,
Gió mưa Đài Sở được bao lần ? (Bài 4)

Xuân Hương như các mỹ nhân đào hoa trong sử sách, nàng gầy như mai.

Sức vóc đào tơ như tự cổ (Bài 18)
Mai gầy cung điệu gió thanh thanh (Bài 17)

Xuân Hương rất hiếu khách, nàng không bỏ lững câu chuyện bao giờ:

Chủ nhân trước viện trắng mai hoa,
Rất quý thần hoa yêu mến khách   (Bài 5)

Nhà lan là lúc chong đèn bạc,

Kể chuyện giang hồ hẹn mối duyên (Bài 12)

Phồn hoa bạn cũ như ngày mới
Sinh tử giao tình tưởng mới thân.
Tình trọng duyên may trời chẳng phụ,

Tình non như gấm nước như gương. (Bài 14)

Xuân Hương tính tình lạc quan:
Lối khách buồn vui ai biết hỏi,
Rằng  trong tháng tới lại sang xuân (Bài 13)

Nay có rượu thơm cùng thưởng nhé;
Hương say Hoàng cúc rượu nồng nàn (Bài 29)

Thơ Tốn Phong gồm 31 bài thơ chữ Hán phản ảnh cuộc đời Hồ Xuân Hương, quang cảnh, sức khỏe, sinh hoạt cuộc sống.. Từ thi ca đến thực tế cuộc đời, những câu thơ làm đẹp cuộc sống, nhưng dù sao nó cũng phản ảnh cái nhìn của người đương thời với Hồ Xuân Hương..

Trích từ bài của Phạm trọng Chánh

Paris 2000-2012   

-------

Phạm Trọng Chánh Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V Sorbonne bình giảng đầy đủ 31 bài thơ tốn Phong

https://dongtac.hncity.org/spip.php?article4920

Đọc sách nâng tầm tri thức

 

ĐỌC SÁCH NÂNG TẦM TRI THỨC

 

Đọc sách là phương tiện cần thiết và hiệu quả nhất để rút ngắn con đường kinh nghiệm của nhân loại.

 

Để lĩnh hội được những tri thức cần thiết, đạt được mục đích đọc sách, bạn cần phải đi sâu nghiên cứu cuốn sách. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kĩ thuật đọc. Kĩ thuật đọc là năng lực chiếm lĩnh tri thức và trình độ kĩ năng đọc của bạn.

Kĩ thuật đọc phụ thuộc vào mục đích đọc, thể hiện ra bằng cách đọc.

Sau đây là một số cách đọc, bạn có thể tham khảo và lựa chọn theo mục đích đọc của bản thân.

 

Đọc lướt qua: Nhằm khái quát những khái niệm ban đầu và nội dung của nó trong cuốn sách. Với những bạn có năng khiếu, chỉ bằng cách đọc lướt đã nắm được điều cốt yếu nhất như ý chính, sự việc chính… Khi đọc lướt, có thể bỏ qua một số trang, đoạn nào đó, hoặc dừng lại ở một số trang, đoạn nào đó.

Cách đọc này sử dụng khi đọc để tìm hiểu một vấn đề nào đó đã được chuẩn bị, cần làm rõ thêm, khẳng định thêm; hoặc tìm những cách diễn đạt khác nhau cho một vấn đề nhất định.

 

Đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần): Là cách đọc từng đoạn, từng phần đã được lựa chọn từ trước nhằm tập trung sức lực và thời gian cho những nội dung cần thiết, cho một công việc đã được chuẩn bị.

 

Đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kĩ: Cách đọc này nhằm khái quát toàn bộ cuốn sách chứ không đi sâu vào những nội dung cụ thể. Khi đọc không bỏ qua trang nào cũng không dừng lại suy ngẫm ở nội dung nào mà chỉ nắm xem, điều đó đã được bàn tới, và bàn ở mức độ nào. Với các cuốn sách ta chưa biết xu hướng, tư tưởng, giá trị… cũng có thể đọc theo cách này.

 

Đọc nghiền ngẫm nội dung cuốn sách: Đây là cách đọc quan trọng nhất, cần thiết nhất trong tự học để lĩnh hội đầy đủ nội dung cuốn sách. Từng nội dung, từng vấn đề được xem xét tìm hiểu cặn kẽ, có đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm và những cuốn sách khác về những vấn đề đã được đề cập trong dó. Những nội dung tư tưởng của cuốn sách được người đọc đánh giá, phê phán và hiểu đầy đủ, sâu sắc.

 

Đọc thụ động: Cũng với cách đọc toàn bộ hay đọc lướt, nhưng người đọc hoàn toàn theo sự dẫn dắt của tác giả, chấp nhận hoàn toàn, lấy đó làm những tín điều; nhìn nhận và xem xét vấn đề bằng con mắt của tác giả.

 

Đọc chủ động: Là cách đọc mà khi xem xét những tư tưởng cuốn sách đề cập, người đọc luôn đối chiếu, đánh giá nó. Mọi sự chấp nhận hay phản đối đều được người đọc dựa trên cơ sở sự đánh giá, đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm; được nhận thức theo thế giới quan, tình cảm của mình. Từ những nhận thức đó mà rút ra những kết luận cần thiết cho bản thân người đọc.

 

Mỗi cách đọc sách trên đây có thể đáp ứng cho những mục đích đọc và loại sách khác nhau. Với các loại sách khoa học và kĩ thuật, đọc với mục đích học tập, nghiên cứu phải đọc một cách chủ động, nghiền ngẫm sâu sắc, đi sâu vào nội dung từng vấn đề trong sách. Như vậy, càng thấy rõ, bạn cần có mục đích đọc sách rõ ràng trước khi bắt tay vào đọc.

 

Khi đọc, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

– Đọc bằng mắt và óc chứ không đọc bằng miệng.

– Tránh đọc nhảy trở lại quá nhiều.

– Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc.

– Đọc với tốc độ biến đổi: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc kĩ; đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt.

– Cố gắng hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng để ý đến từ, đến câu.

– Tập đọc nhanh, nắm và thâu tóm nhanh cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề trình bày trong sách.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

Thành công thường bắt nguồn từ cơ hội


 THÀNH CÔNG THƯỜNG BẮT NGUỒN TỪ CƠ HỘI

 

Năm 1865, cuộc chiến tranh Nam Bắc nước Mỹ đã kết thúc, trong thành phố New York tràn ngập những người không tìm được việc làm. Chàng thanh niên 18 tuổi Joseph Pulitzer là một người trong số đó. Anh có thể nói được tiếng Hungary, tiếng Đức và tiếng Pháp, nhưng tiếng Anh thì lại không tốt lắm, đây chính là trở ngại cho anh khi tìm việc ở New York.

Cuối cùng anh quyết định đến thành phố Saint Louis, nơi có đông người Đức sinh sống, ở đó có lẽ anh sẽ tìm được việc làm. Trong mắt Pulizer khi đó thì thành phố Saint Louis chính là thành phố của hi vọng.

 

Dưới sự thôi thúc của hi vọng như vậy, Pulitzer đã đến Saint Louis. Nhưng ở đây cũng chẳng phải là thành phố của hi vọng như anh tưởng tượng, anh vẫn thất nghiệp triền miên. Anh đã lần lượt làm qua các công việc như bảo vệ trên thuyền, thủy thủ, bồi bàn… nhưng chưa làm được bao lâu thì lại bị đuổi, đành phải đi tìm công việc khác.

 

Có một lần, Pulitzer cùng với mấy chục người khác nộp 5 đô la để đi theo một người đã đồng ý giới thiệu họ tới làm việc tại đồn điền mía ở bang Louisiana. Họ bị nhồi lên một chiếc ca-nô nhỏ. Tới khi chiếc ca-nô đó đưa họ tới một nơi cách thành phố 48km rồi quay đầu bỏ về thì họ mới biết mình đã bị lừa.

 

Pulitzer vô cùng tức giận bèn viết một bài báo vạch trần màn kịch lừa đảo này. Khi tờ báo “Bưu điện phương Tây” cho đăng bài viết này, anh đã hết sức vui mừng bởi đây là bài viết đầu tiên của mình được đăng báo.

Từ đó về sau, Pulitzer thường xuyên viết bài cho một tờ báo của Đức, dần dần các bài viết của anh đã thu hút được sự chú ý của các nhà biên tập trong nghề báo.

 

Cuối năm 1868, tờ “Bưu điện phương Tây” cần tuyển một phóng viên, Pulitzer đã được nhận vào làm. Anh đã vui mừng như điên và đã miêu tả tâm trạng của mình khi đó là: “Tôi từ một kẻ vô danh tiểu tốt, không may mắn, giống như là một kẻ lang thang đã được nhận vào làm công việc này.

Tất cả việc này đều giống như là một giấc mơ vậy.” Tài năng hơn người và những kiến thức về chính trị của Pulitzer đã nhanh chóng được bộc lộ.

 

Bốn năm sau, anh đã mua được cổ phần của tờ báo này, đồng thời không ngừng có những quyết định chính xác, dần dần trở thành chủ bút, cuối cùng ông đã mua được các tờ báo “Bưu điện phương Tây”, “Tin nhanh bưu điện Louisiana” và “Báo thế giới New York”, đồng thời tiến hành một loạt cải cách về báo chí, để chúng trở thành những tờ báo nổi tiếng nhất ở nước Mỹ lúc bấy giờ.

 

Trong nghề làm báo của mình, ông đã biến nghề báo trở thành một môn khoa học được xã hội công nhận. Cuộc đời của ông đã đánh dấu sự ra đời của bộ môn báo chí ở nước Mỹ và sự phát triển nhanh chóng của nghề làm báo.

 

Ông đã từng bỏ ra 2 triệu đô la Mỹ để thành lập Học viện báo chí đầu tiên của nước Mỹ – đó chính là Học viện báo chí Colombia nổi tiếng thế giới. Sau khi Pulitzer qua đời, tên của ông đã được đặt cho giải thưởng Pulitzer, là giải thưởng cao nhất về báo chí ở Mỹ, được toàn thế giới ngưỡng mộ.

 

 

Cho đến nay trong lòng của mỗi người, Joseph Pulitzer chính là một nhân vật vĩ đại trong nghề báo, dường như ông ở vị trí cao hơn tất cả mọi người. Nhưng khi hồi tưởng lại quá trình trưởng thành của Pu¬litzer, thì có thể thấy Pulitzer vốn chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt trắng tay mà thôi.

Cho đến khi được tờ “Bưu điện phương Tây” tuyển vào làm phóng viên thì cuộc đời Pulitzer đã rẽ sang một hướng khác – chính là cơ hội đã tạo nên Pulitzer sau này.

 

- Nhà văn La Rochefoucauld của Pháp đã từng nói: “Nếu chỉ dựa vào một số ưu thế được trời phú cho thì không thể tạo nên anh hùng, nó còn phải có cả vận may đi cùng nữa.”

 

- Goethe đã từng nói: “Thời gian trong chớp mắt có thể thay đổi cuộc đời của một con người.” Từ đó có thể thấy, với mỗi một người, cơ hội có ảnh hưởng không thể coi thường.