Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022

Trường học hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện

 

TRƯỜNG HỌC HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

 

Trường học cần phải thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Một góc nhìn về xu hướng cải tổ trường học hiện nay trên thế giới.

 

“Mục tiêu toàn diện” của trường học không chỉ là nằm trên những tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường mà phải có hiện hữu trong toàn bộ hoạt động của trường học; không chỉ là mục tiêu học tập mà được thể hiện ở tất cả các khâu thực thi và kết quả; không chỉ hướng tới một nhóm học sinh là quan tâm tới toàn bộ học sinh, sự toàn diện còn thể hiện ở lực lượng tham gia vào quá trình hoạt động của trường học, bao gồm giáo viên, học sinh, gia đình và cộng đồng.

 

Xu hướng cải tổ trường học diễn ra mạnh mẽ ở các nước Âu – Mỹ với nhiều mô hình đa dạng, có thể nhóm lại thành 5 nhóm.

 

Nhóm 1: Các trường thay đổi mục tiêu đầu ra từ kiến thức sang mục tiêu năng lực, xây dựng và mô tả chuẩn đầu ra cụ thể trong khung năng lực, hoặc chân dung học sinh tốt nghiệp…

Nhóm 2: Các trường thực hiện giáo dục cảm xúc xã hội (Social Emotional Learning) chú trọng tới giúp học sinh nhận diện cảm xúc, kiểm soát và chuyển hóa cảm xúc, có kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết định trong học tập và cuộc sống.

Nhóm 3: Các trường cải tổ phương thức giáo dục chú trọng vào thay đổi phương thức dạy và học, chú trọng các phương thức học tập thông qua trải nghiệm, dự án học tập…

Nhóm 4: Các trường chú trọng vào tính đa dạng, công bằng và hòa nhập trong một cộng đồng đa dạng về văn hóa và khác biệt về các yếu tố xã hội.

Nhóm 5: Các trường điều chỉnh chiến lược phát triển.

 

Điểm chung giữa các trường này là một cam kết rõ ràng về sứ mệnh, có hình dung rõ nét về tương lai của người học, có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, có sự quan tâm đến từng cá nhân và sự gắn kết với cộng đồng địa phương, tôn trọng các giá trị phổ quát, định nghĩa thành công không dựa trên điểm số, và coi công nghệ là nền tảng kích hoạt.

 

Một trong các giải pháp cho nhà trường nổi bật được quan tâm hiện nay là “trường học thông minh”.

Giám đốc sáng tạo Công ty Cổ phần Toàn cầu Adaptive Learning - AEGlobal, Công nghệ thích ứng giúp cho nhà trường chủ động trong việc tạo ra nền tảng trường học thông minh, tạo ra nguồn lực trong nhà trường bằng bồi dưỡng năng lực vận hành cho quản lý và giáo viên. Ở tầm cao hơn là đề xuất sự thay đổi chính sách đồng bộ tạo điều kiện cho sự kết nối dữ liệu hệ thống cho trường học thông minh. 

 

Hiệu trưởng giữ vai trò trọng yếu để thúc đẩy sự tiến bộ trong trường học. Để nhà trường thực sự đổi mới, “sáng tạo thích ứng nhanh”, Hiệu trưởng trước tiên phải là người đổi mới, sáng tạo.

 

Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới ra đời đã tạo ra một mạng kết nối các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục trên toàn quốc, thực sự là một sự kiện có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam.

 

Theo GD&TĐ

Có 3 kiểu trẻ "THÔNG MINH GIẢ", khi trưởng thành đa phần tương lai không sáng sủa

 

 Ảnh: Nguỵ Vĩnh Khang

CÓ 3 KIỂU TRẺ "THÔNG MINH GIẢ", KHI TRƯỞNG THÀNH ĐA PHẦN TƯƠNG LAI KHÔNG SÁNG SỦA

Con có thông minh không, thành tích học tập ra sao, tương lai có tươi sáng?... - là những vấn đề được cha mẹ hết mực quan tâm. Ai cũng mong rằng con mình thông minh, sau này có sự nghiệp vững chắc, trở thành "ông nọ bà kia".

Khi nhìn thấy những điểm nổi trội của con, cha mẹ mừng húm cho rằng con ắt có tương lai. Tuy nhiên, một vị giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Thanh Hoa - đại học top 1 Trung Quốc và châu Á lại không cho là vậy. Sau khi quan sát rất nhiều thế hệ sinh viên, vị giáo sư này trực tiếp chỉ ra: Có 3 kiểu trẻ nhìn thì tưởng rất thông minh, nhưng thực chất chỉ là "thông minh giả tạo", tương lai khó làm nên chuyện.

3 kiểu trẻ thông minh giả tạo:

Kiểu thứ nhất: Đứa trẻ không thể tự chăm sóc mình

Trong cuộc sống, có rất nhiều đứa trẻ được cha mẹ quá chiều chuộng. Tuy trẻ có học lực khá giỏi nhưng lại không có chí tiến thủ, thường cần sự giúp đỡ của người lớn để chăm sóc bản thân.

Những đứa trẻ mất khả năng tự chăm sóc bản thân như thế thì dù điểm thi có tốt đến đâu cũng khó lòng hòa nhập, bám trụ được ở môi trường đại học. Thực tế, trên thế giới từng có rất nhiều trường hợp thiên tài, thần đồng bị đuổi học chỉ vì không biết lo cho bản thân, việc gì cũng cần có người chăm sóc tận răng. Câu chuyện của Ngụy Vĩnh Khang (sinh năm 1983, tại tỉnh Hồ Nam) chính là một minh chứng.

Ngụy Vĩnh Khang từ 2 tuổi đã nổi danh thần đồng với trí thông minh tuyệt đỉnh, khi thuộc lòng 1000 ký tự tiếng Trung. 4 tuổi cậu học xong tiểu học. 8 tuổi thi đậu xuất sắc trường trung học trọng điểm. Năm 13 tuổi đã đỗ vào trường Đại học với thành tích xuất sắc.

Năm 17 tuổi, đỗ Cao học tại Trung tâm nghiên cứu Vật lý cao cấp của Viện Khoa học Trung Quốc với số điểm cao thứ 2.

Thế nhưng, theo học chưa được bao lâu, Ngụy Vĩnh Khang đã bị nhà trường đuổi học vì không thể thích nghi được với cuộc sống của nghiên cứu sinh.

Tai hoạ đổ vào Ngụy Vĩnh Khang là nơi người mẹ, tức bà Tăng Học Mai. Vì để con yên tâm tập trung vào học hành, năm 8 tuổi, bà thuê trọ cạnh trường để thuận tiện chăm sóc con, tự nguyện làm mọi thứ, giặt dũ, nấu cơm, thậm chí là tắm rửa, đánh răng, bưng bô cho đi tiểu, bón cơm. Chỉ cần học cho tốt, việc còn lại cứ để mẹ lo.

Kiểu thứ hai: Trẻ có trí thông minh cảm xúc (EQ) thấp

Cũng có một số em học lực khá nhưng trí tuệ cảm xúc không cao, các em này đã hoàn toàn biến thành cỗ máy học tập, ở nhà chỉ biết đóng cửa, không đụng tay vào việc gì mới. Khi lớn lên, các em trở nên đỏng đảnh, kỹ năng giao tiếp chưa vững vàng. Tuy có thông minh nhưng kiểu trẻ này lớn lên lại khó có triển vọng.

Chính vì vậy, cha mẹ không nên chỉ tập trung vào thành tích của con cái trong cuộc sống, cũng không thể chỉ chú trọng đến chỉ số IQ mà phải quan tâm đến cả trí tuệ cảm xúc EQ.

Kiểu thứ ba: Trẻ có tư duy logic kém

Nhiều phụ huynh có cảm giác như vậy: Khi con học cấp 1, cấp 2 thường đạt điểm rất cao. Điểm 9, 10 là chuyện thường, nhưng khi lên cấp 3 thì điểm số của con lại thấp đột ngột. Thực chất đây là biểu hiện của việc trẻ kém khả năng tư duy logic. Khác với lớp 1, lớp 2, chương trình học của lớp 3 bắt đầu tập trung vào đọc - hiểu, những kiến thức dần phức tạp hơn.

Điều này phản ánh tầm quan trọng của tư duy logic. Năng lực tư duy logic là khả năng suy nghĩ chính xác và giải quyết vấn đề hợp lý, là cốt lõi của khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em và là cốt lõi của cấu trúc trí tuệ. Trẻ có khả năng tư duy logic sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập và cuộc sống sau này của trẻ.

Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Benjamin Bloom: Nếu một người đạt được 100% trí thông minh ở tuổi 17, thì tức là ở độ tuổi lên 5 đã có 50% trí tuệ, từ độ tuổi 5-7 tăng 30% và khi đã 7 tuổi chỉ tăng 20%. Có nghĩa là, giai đoạn tốt nhất để trau dồi cho trẻ là khi trẻ từ 0-7 tuổi. Vì vậy, cha mẹ nên nắm bắt khoảng thời gian này để trẻ trau dồi khả năng tư duy logic của con.


Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Kinh tế học Phật giáo

 

KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO

 

Đức Phật dẫn dụ một câu chuyện trong quá khứ.

Có lần một vị vua muốn tổ chức một lễ đại tế để cầu phúc lợi cho vương quốc mình. Vua hỏi ý kiến một vị tu sĩ cao nhất. Vị này đã giảng dạy cho vua phải làm gì trước tiên. Vương quốc ấy bấy giờ đang khốn khổ vì nghèo đói và bất ổn, trộm cướp và giặc giả hoành hành. Nếu làm cho dân chúng có công ăn việc làm thì sự trộm cướp và nổi loạn sẽ giảm thiểu.

 

Như chúng ta thấy, tăng trưởng kinh tế là nền tảng cho ổn định và thanh bình của xã hộivì vậy sự phát triển của nó bao hàm việc mở rộng sự hành đạo. Khía cạnh này trong giáo lý đức Phật rất thường bị bỏ qua, và nếu có cái gì không bị loại bỏ thì đó là việc chú trọng đến oai nghi đạo đức. Sự hoàn thiện đạo đức dĩ nhiên là mục đích cao quý của sự tu tập trong Phật giáo, nhưng bị đói đến lã người thì không ai tài nào hành thiền được.

 

Điều này được ám chỉ đến trong một câu nói của đức Phật: “Mọi chúng sinh đều nhờ lương thực mà sống.” Theo quan điểm hiện đại, lời dạy này có thể được xem là bối cảnh kinh tế của Phật giáo

Vậy thì phải có kinh tế học Phật giáo. Nó không những dạy con người cách thức kiếm sống theo chánh pháp, nghĩa là hợp pháp và lương thiện, mà còn dạy cách xử dụng lợi nhuận thế nào để có lợi ích cho bản thân và người khác.

 

Theo kinh Esukàrì sutta, vào thời đức Phậtcủa cải được phân loại theo 4 phạm trù xác định giai cấp xã hộivì vậycủa cải của một người là toàn bộ những gì anh ta sở hữu. Nó là phương tiện người ấy kiếm sống. Khái niệm của cải này gợi lên những ý niệm về sản xuất và tiêu thụ như kinh tế học hiện đại có thể nhận thức trong một chừng mực nào đó. Tuy nhiên đức Phật đã đề bạt lấy Pháp tối thượng làm của cải tối hậu mà nhân loại được khuyến khích tìm kiếm.

 

Pháp tối thượng nói đến đây gồm 7 yếu tố hay thành phần của của cải: chúng là niềm tinđức độ, tàm, quý, học tập, rộng lượng và trí tuệ. Trong đó yếu tố thứ sáu, tức rộng lượng hay tự dođạt được nhờ hào phóng bỏ của ra để làm từ thiện, Của cải chỉ có ích lợi nếu nó mang lại cho con người sự vui thích và hạnh phúc qua việc tiêu thụ vật chất lẫn phát triển tinh thần.

 

Như chúng ta thấy, thông thường người ta phân biệt giữa hàng hóa vật chất đáp ứng các thỏa mãn đời thường của con người, và hàng hóa cao hơn dùng làm phương tiện nhằm đạt được các thỏa mãn lý tưởng. Vì kinh tế học chỉ xử lý những chuyện trong thế giới này, thì hệ quả hợp lý kèm theo là họ chỉ quan tâm đến sự tiêu thụ vật chất.

 

Thật ra, trong việc xử lý vấn đề khan hiếm, quả thật không đúng chút nào khi cho rằng, như một số nhà kinh tế từng tuyên bố, cách giải quyết của Phật giáo là “thay đổi bản chất và mức độ các ham muốn…” Nghĩa là giảm bớt ham muốn và nhu cầu của họ. 

Khỏi cần phải nói, thứ khoa học kinh tế ấy được nặn ra theo khung sườn đầu óc phương Tây.

 

Mặc dù những thành tựu vật chất như được nhìn thấy hiện nay ở phương Tây từ thời chủ nghĩa thực dân cho đến cuộc chiến chống khủng bố ngày nay, văn minh phương Tây có vẻ chứng tỏ ưu thế của mình đối với cách hành xử kinh tế của phưong Đông, tiến bộ kỹ thuật của nó đã cải thiện tiêu chuẩn cuộc sống. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa dân chúng được hạnh phúc hơn.

Thay vào đó, sự thành tựu đầy kinh ngạc về khoa học và kỹ thuật đang đẩy nhân loại đến bờ vực hủy diệt hàng loạt.