TÌM HIỂU VỀ DỰ ÁN GIẢI MÃ BỘ GENE NGƯỜI
Năm 1944, con người đã tìm ra được điều quyết định cuối cùng mọi đặc tính của con người: DNA. Trên DNA chứa rất nhiều đoạn gene, mà mỗi đoạn đặc trưng cho một loại protein trong tổng số hơn 100 nghìn loại protein khác nhau tạo nên cơ thể của chúng ta.
Một bài báo đăng trên tờ New York Times mô tả khám phá trên của Watson và Crick với tiêu đề “Bí mật của sự sống đã được khám phá”. Và bắt đầu từ đó, mối quan tâm lớn nhất của sinh học nói chung đều xoay quanh gene. Các nhà khoa học lại càng có thêm động lực để theo đuổi việc giải mã gene người, khi họ nhận thấy rằng gene không chỉ quy định hình dạng cơ thể của con người, mà nó còn có thể ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của chúng ta; hay nói cách khác là mọi thứ của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta là những cỗ máy sinh học được quy định bởi gene có trong DNA của mình.
Chúng ta là tù nhân của sự di truyền?
Vậy cuối cùng, điều gì kiểm soát DNA? Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng DNA tự kiểm soát quá trình sao chép của chính mình. Thật là một vòng luẩn quẩn đầy mỉa mai; và bằng chứng này càng ủng hộ thêm cho quan điểm số phận của chúng ta bị kiểm soát bởi DNA mà chúng ta có được ngay từ khi sinh ra.
Đó là cách thức phổ biến để các nhà khoa học tìm ra gene quyết định rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống con người: khả năng bị trầm cảm, khả năng bị ung thư, khả năng hạnh phúc….
Đó chính là cách mà chúng ta được dạy ở trường y khoa, rằng con người thật sự không có chút hy vọng nào để có thể cải thiện hay thay đổi gene (số phận) của mình. Và hệ quả là họ bắt đầu trở nên thiếu trách nhiệm với bản thân.
Dự án giải mã bộ gene người
Ý tưởng cơ bản của dự án rất đơn giản: nhằm xác định tất cả gene mà mỗi con người chúng ta có, nhằm cung cấp những hiểu biết về gene và những bệnh liên quan đến gene. Ban đầu tôi tin vào ý nghĩa nhân văn của dự án, nhưng sau đó, qua Paul Silverman, một kiến trúc sư trưởng của dự án, tôi mới thực sự biết bản chất của dự án này. Thật đơn giản, vì chúng ta có khoảng hơn 100 nghìn loại protein khác nhau, nên có lẽ chúng ta sẽ có khoảng hơn 100 nghìn gene; với ý tưởng rằng mỗi gene chịu trách nhiệm sản sinh ra một loại protein; cộng với một số lượng gene kiểm soát các gene khác.
Dự án này thực chất được đầu tư từ một quỹ mạo hiểm. Các nhà đầu tư này nghĩ rằng, với việc xác định được hơn 100 nghìn gene, họ có thể đăng ký sáng chế bảo hộ thông tin đó, và bán cho các hãng dược phẩm để sản xuất ra các loại thuốc chữa các bệnh về gene cho con người. Thực chất, dự án này không nhằm mục đích nhân văn nào cả, mà chỉ là một công việc kinh doanh thuần túy, hơn nữa là một dự án siêu lợi nhuận.
Các nhà khoa học đã biết rằng các sinh vật có mức độ tiến hóa càng cao, DNA của chúng càng chứa nhiều gene. Họ nghĩ rằng DNA của các sinh vật đơn bào đơn giản sẽ có khoảng vài nghìn gene, còn con người có khoảng 150 nghìn, tương đương với 150 nghìn loại thuốc mới. Dự án giải mã bộ gene người được bắt đầu từ năm 1987, và đã chứng minh được một sự thật rằng khi mọi cái đầu biết hợp sức với nhau, chúng ta có thể tạo ra những điều kỳ diệu. Chỉ trong vòng 14 năm, các nhà khoa học đã giải mã hoàn chỉnh bộ gene người.
Nhưng người tính không bằng trời tính. Họ bắt đầu bằng việc nghiên cứu DNA của một loại ký sinh trùng vô cùng nhỏ. Đây là đối tượng nghiên cứu ưa thích của các nhà sinh vật học vì chúng phát triển rất nhanh với số lượng lớn. Họ thấy rằng sinh vật này có khoảng 24 nghìn gene. Họ tiếp tục tiến hành thí nghiệm với ruồi giấm, một sinh vật nghiên cứu ưa thích khác. Và ngạc nhiên thay, ruồi giấm chỉ có 18 nghìn gene trong DNA. Một con ký sinh trùng bé xíu có đến 24 nghìn gene mà một cỗ máy biết bay lại chỉ có 18 nghìn? Họ không hiểu chuyện gì đang diễn ra, nhưng vẫn tiếp tục dự án với việc nghiên cứu bộ gene người.
Kết quả được công bố năm 2001, và thực sự là một cú sốc lớn: DNA của người chỉ chứa khoảng 25 nghìn gene! Sốc lớn đến nỗi các nhà khoa học đều không nói đến nó nữa. Mặc cho truyền thông đại chúng trên khắp thế giới đều tỏ ra phấn khích với khám phá mang tính lịch sử này nhưng trên khắp các tạp chí khoa học chuyên ngành, chẳng ai đặt câu hỏi về việc hơn 100 nghìn gene còn lại ở đâu. Khi biết rằng chỉ có 25 nghìn gene có thể đảm đương được toàn bộ quá trình vận hành phức tạp của con người, đó thực sự là một thông tin đảo lộn toàn bộ quan điểm của giới sinh học.
Vì sao sự sụp đổ quan điểm này lại quan trọng? Vì nếu khoa học được vận hành dựa trên những quan điểm sai lầm, sẽ thật là thảm họa khi áp dụng nó vào y khoa. Liệu pháp đối chứng, một cách thức chữa bệnh rất phổ thông ở các nước phương Tây, đã được báo cáo là nguyên nhân chính gây chết người do y khoa tại Mỹ. và cũng gây ra đến 20% cái chết do y khoa tại Úc. Trên tập san của Hiệp hội y tế Mỹ, bác sĩ Barbara Starfield đã thống kê rằng nguyên nhân tử vong do y khoa đứng thứ 3 trong mọi nguyên nhân gây chết người tại Mỹ, với khoảng 750 nghìn chết mỗi năm. Đó thực sự là một con số đáng báo động.
Trích từ The Wisdom of Your Cells