Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

Hóa giải mâu thuẫn giữa anh chị em trong gia đình

HÓA GIẢI MÂU THUẪN GIỮA ANH CHỊ EM TRONG GIA ĐÌNH THEO LỜI PHẬT DẠY

Sự mâu thuẫn giữa các anh chị em trong gia đình cũng là một vấn đề khá phổ biến, làm cho không ít người phải khổ đau, thậm chí đưa đến những hậu quả hết sức thương tâm: anh chị em oán hận không nhìn mặt nhau, mưu hại nhau.

Để hóa giải những rắc rối, mâu thuẫn giữa anh chị em trong gia đình với nhau, theo tinh thần của giáo lý đạo Phật, thì các anh chị em trong gia đình nên thường xuyên quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau để thiết lập tình cảm thân thiết với nhau, để hiểu nhau và thương yêu lẫn nhau.

Khi anh chị em thật sự hiểu và thương yêu lẫn nhau, kính trọng nhau thì sẽ không xảy ra tình trạng ganh tị, đố kỵ, hoặc là không nhường nhịn nhau nữa.

Có một điều mà mọi thành viên trong gia đình cần phải ý thức rõ, ấy là khổ đau hay hạnh phúc của mỗi cá nhân trong gia đình đều có ảnh hưởng đến các thành viên khác, nhất là đối với những gia đình Á Đông như ở nước ta. Hạnh phúc hay khổ đau không phải là vấn đề của cá nhân nữa, mà là của cả gia đình. Khi con cái khổ đau thì cha mẹ cũng không thể hạnh phúc, khi cha mẹ bất hòa thì con cái cũng khổ theo.

Có một giải pháp rất hay mà Đức Phật đã dạy để giải quyết sự bất hòa, đó là phương pháp "Đệ tam nhân". Chúng ta có thể áp dụng phương pháp này để giải quyết bất hòa, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. Đệ tam nhân ở đây có thể là người thứ ba, hoặc cũng có thể là một vật trung gian, làm cầu nối giữa những thành viên bất hòa trong gia đình với nhau, để giúp họ hiểu nhau hơn.

Chúng ta thường thấy ở Việt Nam, khi vợ chồng bất hòa nhau thì thường nhờ cha mẹ đôi bên phân xử và hòa giải, hoặc là nhờ đến bạn bè thân thiết, hoặc là những người có uy tín; anh em bất hòa nhau thì nhờ đến cha mẹ hòa giải, như thế có nghĩa là chúng ta đã áp dụng phương pháp Đệ tam nhân. Vì người ngoài thường có cái nhìn sáng suốt và khách quan hơn, có nhận định đầy đủ hơn người trong cuộc, do vậy mà họ có thể nói ra để cho cả hai bên hiểu nhau và thông cảm với nhau, có thể hóa giải được sự bất hòa. Tuy nhiên, nếu mâu thuẫn thường xuyên xảy ra bất hòa quá thì phương pháp Đệ tam nhân có thể không khả thi.

Phương pháp cao nhất là: Thực tập chánh niệm cũng góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những mâu thuẫn, bất hòa trong gia đình, làm cho gia đình ngày thêm đầm ấm, hạnh phúc.

Khi tiếp xúc với nhau bằng chánh niệm, chúng ta dễ dàng phát hiện ra người thương cần gì nơi ta, có những vấn đề gì cần giải quyết để xây dựng và giữ vững quan hệ giữa hai người. Nhờ có chánh niệm mà mình cảm nhận được sự có mặt của người thương và tình cảm của người ấy dành cho mình.

Bởi đôi khi ngồi bên cạnh mẹ mà ta không ý thức được sự có mặt của mẹ, vì ta đang thả tâm trí đến nơi khác. Kiên trì thực tập chánh niệm điều tốt đẹp ngày càng hiện hữu.

Đấy là những giáo pháp căn bản, liên hệ mật thiết trong việc tạo dựng hạnh phúc gia đình. Nếu các thành viên trong gia đình đều thực tập theo những giáo pháp ấy thì chắc chắn sẽ có được một gia đình an vui và hạnh phúc.

Nguyệt san Giác Ngộ 174

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022

Krishnamurti luận về Giáo dục


 KRISHNAMURTI LUẬN VỀ GIÁO DỤC

 

Các nhà giáo dục tự do đều chung một nhận định rằng lối giáo dục truyền thống là nền giáo dục hướng tới “tìm kiếm cảm giác an toàn” và “càng ít phải suy nghĩ càng tốt”, hay nói chính xác hơn đó là nền giáo dục đòi hỏi sự tuân phục, và theo Krishnamurti, “thái độ tuân phục dẫn đến sự xoàng xĩnh”.

 

Krishnamurti không coi nền giáo dục ông đề xuất là một nền giáo dục lý tưởng hướng tới một xã hội hoàn hảo. Tính tổng thể và sự hoàn hảo khác xa nhau. Trong tổng thể có sự khác biệt và đa chiều, hoàn hảo thì không. Hoàn hảo mang tính chất mô hình, khuôn mẫu, mà Krishnamurti đã chỉ ra sự hạn hẹp của chủ nghĩa lý tưởng.

Không một lý tưởng nào, không một bản thiết kế nào có thể mang lại sự thay đổi triệt để trong tâm hồn, sự thay đổi là thiết yếu nếu người ta muốn chấm dứt chiến tranh và tránh gây hủy hoại cho tất cả. Các lý tưởng không đủ sức làm thay đổi các giá trị hiện thời.

 

Khi chúng ta cùng dốc sức cho một lý tưởng, cho một tương lai hoàn hảo, chúng ta đang định hình các cá nhân theo quan niệm của ta về tương lai ấy, chúng ta không quân tâm đến con người, mà chỉ quan tâm đến ý tưởng Họ nên là gì. Cái nên là này trở nên quan trọng đối với ta nhiều hơn so với cái đang tồn tại, tức cá thể với toàn bộ tính phức tạp của nó.”

 

Một nền giáo dục đúng đắn không cố biến mọi người thành thứ “Họ nên là”, mà tạo mọi điều kiện để giúp các cá nhân trong đó “hiểu về chính mình”. Đó là một nền giáo dục không bị các động cơ chính trị thúc đẩy. Các lý tưởng không bao giờ cho phép sự tồn tại của nền giáo dục giúp con người “hiểu về chính mình” bởi vì đó là cản trở cho sự phát triển của lý tưởng.

Bằng cách giúp những đứa trẻ “hiểu về chính mình”, những giá trị mới sẽ được tạo dựng. Khi những đứa trẻ bị gò ép theo mô hình cũ thì sẽ không có gì mới được tạo ra bởi những đứa trẻ chỉ lặp lại khuôn mẫu mà chúng được học. Dù là phụ huynh hay các nhà giáo dục, các thầy cô giáo, chừng nào còn áp đặt các khuôn mẫu lý tưởng lên những đứa trẻ, thì chừng ấy họ không thực sự yêu thương đứa trẻ, mà chỉ cố gắng phóng chiếu và áp đặt mọi tham vọng của mình lên thế hệ tương lai.

Trong tính khuôn mẫu của lý tưởng, tình thương yêu không tồn tại, và đó là mầm mống của những tổn thương tinh thần.

-----------------

Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti, (18951986) sinh tại Ấn Độ là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết họctinh thần. ông đã được trao tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc năm 1984.

Krishnamurti không lệ thuộc vào bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay là quốc gia nào. Ông cũng không tán thành bất kỳ trường phái tư tưởng thuộc học thuyết hay chính trị nào. Trái lại ông quả quyết rằng những trường phái này chính là những yếu tố phân chia con người với con người và tạo ra xung đột lẫn chiến tranh.

 


Giáo dục Con tim trong Thiên niên kỷ Mới

GIÁO DỤC CON TIM TRONG THIÊN NIÊN KỶ MỚI

“Ngày nay, mọi người đều đánh giá cao tầm quan trọng của giáo dục, nhưng nền giáo dục nên bao gồm cả sự hướng dẫn về vai trò của lòng nhân ái đối với sức khỏe tốt của một cá nhân, cũng như sự hoà bình trong gia đình, cộng đồng và thế giới nói chung.

Tôi cam kết là sẽ chia sẻ với càng nhiều người càng tốt - rằng chúng ta đều là những con người như nhau. Bởi vì điều đó giúp cho chúng ta trở thành anh chị em của nhau, chẳng có ích lợi gì khi tích lũy vũ khí và đánh nhau giữa chúng ta.

Tôi tin rằng nếu quý vị thực sự trau dồi tâm từ bi, thì ngay cả khi có vũ khí trong tay, quý vị sẽ không muốn sử dụng đến nó.

 

 Giáo sư Lia Diskin ở Palas Athena, Brazil chào mừng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến với buổi trò chuyện về “Giáo dục Con Tim” trực tuyến tại Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 24 tháng 11, 2021. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel

 

“Khi tôi còn là một cậu bé, tôi có một khẩu súng hơi nhưng tôi chỉ sử dụng để xua đuổi những con chim to hơn, hung hãn hơn chuyên bắt nạt những con chim nhỏ. Nhưng ngày nay, khi tôi nghĩ về số tiền được chi cho vũ khí, quân đội và “quốc phòng”, tôi nghĩ điều đó là một sự sai lầm và đã trở nên lỗi thời.

 

Chúng ta cần làm cho thế kỷ này trở thành một thế kỷ hòa bình hơn, một kỷ nguyên phi quân sự hóa. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng lý do mà chúng ta sản xuất nhiều vũ khí là vì chúng ta tức giận và sợ hãi. Nếu chúng ta có thể công nhận toàn bộ gia đình nhân loại là một cộng đồng, thì chúng ta sẽ không cần đến những công cụ hủy diệt này nữa.

 

“Giáo dục nên bao gồm sự đào tạo về phương pháp để được điềm bình và không sợ hãi. Vì các nhà khoa học ngày nay đã nhận ra tầm quan trọng của trái tim ấm áp và sự an lạc nội tâm đối với hạnh phúc cá nhân và xã hội của chúng ta, cho nên đã đến lúc việc đào tạo để trau dồi những phẩm chất này nên được đưa vào hệ thống giáo dục phổ thông.

 

“Tôi nuôi dưỡng lòng từ bi trên cơ sở rằng tất cả chúng ta đều là những con người như nhau. Bất cứ nơi nào tôi đến, cho dù đó là Châu Âu, Châu Phi hay Châu Mỹ Latinh, tôi đều mỉm cười. Trái tim ấm áp nhân hậu là điều cốt yếu nếu chúng ta muốn biến thế kỷ này trở thành một thế kỷ hòa bình và một thế giới hòa bình. Đây là điều mà tôi muốn chia sẻ với quý vị”.

Ngài nói: “Chủ đề yêu thích của tôi là “trái tim ấm áp”. Lòng từ bi và trái tim ấm áp không phải chỉ giới hạn trong việc thực hành tôn giáo. Chúng ta đều là con người. Mẹ của chúng ta đã sinh ra chúng ta; và chúng ta sống sót được là nhờ sự chăm sóc và tình cảm yêu thương của mẹ. Lòng nhân ái không chỉ là yếu tố then chốt cho sự tồn tại của con người mà nó còn là cơ sở để có thể sống được như một con người an lạc, hạnh phúc”.

 

Trích: buổi trò chuyện về “Giáo dục Con Tim” của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, ngày 24 tháng 11, 2021

 



Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

Người vơ có 365 ngày là 8/3 cả nhà hạnh phúc

 

NGƯỜI VƠ CÓ 365 NGÀY LÀ 8/3 CẢ NHÀ HẠNH PHÚC

 

Đàn ông sống ở thế kỷ 21 nhưng tư duy ở thế kỷ 18 sẽ không bao giờ hiểu rằng phụ nữ ở thế kỷ 21 bao dung nhưng không cam chịu, hy sinh vì tình yêu chứ không hy sinh vì định kiến xã hội bảo vậy.

Họ yêu bạn vì bạn khiến họ yêu bạn chứ không phải yêu bạn vì đã lỡ cưới bạn, đã lỡ sinh ra những đứa con cho bạn hay phụ thuộc vào kinh tế của bạn. Đừng tin vào thứ tình yêu vì tôi đã làm vợ của anh, vì tôi đã đẻ các con cho anh. Phụ nữ nếu vì điều đó mà yêu anh thì chỉ chứng tỏ các anh là thứ công cụ thôi.

Phụ nữ sẽ chỉ yêu các anh khi các anh khiến họ cảm nhận được tình yêu mà các anh dành cho họ.

 

Các anh mà không yêu họ đủ, họ, những phụ nữ thế kỷ 21 sẽ phải bù đắp bằng những thứ khác. Không nhất thiết phải là ngoại tình với một ai đó (dù điều ấy đang diễn ra ngày càng nhiều khi phụ nữ thất vọng về chồng mình). Mà họ có thể có một thế giới riêng của họ mà mãi mãi các anh không thể bước vào, không biết trong đó có gì.

Đàn ông vô tâm có thể chẳng cần biết đến thế giới riêng của vợ. Nhưng nghĩ mà xem, nếu người vợ nằm bên cạnh mình nhưng đầu óc họ đang sống ở thế giới khác, các anh có thấy buồn không???

Làm sao những người đàn ông, có thể cứ sống mãi trong tư duy thế kỷ 18? Làm sao những người đàn ông, chỉ biết cầy cuốc kiếm tiền về để rồi lại đấm ngực than: Sao vợ tôi hết yêu tôi? Tôi đã làm lụng vất vả như thế kia mà?

“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, từ thuở xa xưa, cha ông đã biết được vai trò to lớn của người vợ trong việc quản lý và giữ vững hạnh phúc gia đình. Ngày nay thế kỷ 21 đã qua mấy chục năm rồi, hãy nhanh chóng nhận ra sức mạnh to lớn của người vợ.

Chừng nào đàn ông học được cách yêu vợ mà 365 ngày đều là ngày 8/3, chừng đó không chỉ những người vợ hạnh phúc mà cả gia đình hạnh phúc.