Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

Yên lặng là điều tốt cho tâm trí và thân thể

 

YÊN LẶNG LÀ ĐIỀU TỐT CHO TÂM TRÍ VÀ THÂN THỂ

Các nhà nghiên cứu đều xác nhận rằng, thời gian dành cho yên lặng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù vắng mặt âm thanh có thể tạo sự trống rỗng, cô đơn và hiu quạnh, nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng việc giảm bớt tiếng ồn mang lại nhiều điều đáng ngạc nhiên cho cơ thể, đặc biệt là cho tâm trí và tinh thần.

Những lợi ích khi bạn yên lặng:

1. Kích thích sự phát triển của não

Để tâm trí tĩnh lặng có thể dẫn đến một bộ não khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu trên động vật được các nhà khoa học của Viện Springer thực hiện năm 2013 phát hiện ra rằng chỉ 2 giờ yên lặng có thể kích thích sự phát triển của các tế bào mới trong vùng hippocampus ở chuột, vùng não liên quan đến trí nhớ và cảm xúc. Mặc dù điều này không nhất thiết có nghĩa là con người sẽ trải qua những tác động tương tự, nhưng điều này rất hấp dẫn để nghiên cứu thêm.

2. Giúp giảm huyết áp 

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2006 cho thấy khoảng thời gian 2 phút im lặng sau khi nghe nhạc có thể làm giảm đáng kể nhịp tim và huyết áp của chúng ta. Ngay cả khi so sánh với âm nhạc chậm rãi, thư giãn, sự im lặng cũng có tác động tích cực với sức khỏe tim mạch.

Một nghiên cứu khác thực hiện năm 2003 liên quan đến việc môi trường ồn ào thường xuyên có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, đồng thời khiến tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ.

3. Thay đổi sự tập trung

Sự tĩnh lặng của thính giác giúp chúng ta tập trung. Trong một nghiên cứu năm 2021, những người làm việc trong yên lặng có mức độ căng thẳng thấp nhất và sự tập trung tăng cao so với những người luôn bị tiếng ồn và âm thanh xung quanh làm phiền.

“Tập trung vào một việc tại một thời điểm với sự chú ý hoàn toàn có thể giúp thúc đẩy hiệu quả và sự bình tĩnh giữa các hoạt động,” chuyên gia tâm lý Supriya Blair Cuộc sống được diễn ra theo trật tự. Khi tập trung vào một thứ tại một thời điểm, chúng ta không bị phân tán. Chính sự chú ý và năng lượng được liên kết với nhau.”

4. Xoa dịu việc liên tục suy nghĩ

Việc liên tục suy nghĩ là một dấu hiệu của sự lo lắng. Dù sự yên lặng có vẻ giống như một không gian rộng mở để lấp đầy những luồng suy nghĩ, nhưng điều này không nhất thiết phải như vậy. Thay vào đó, sự yên lặng có thể cho phép mang lại tĩnh lặng cho tinh thần.

Chuyên gia Supriya Blair cho biết, học cách trở nên yên lặng giúp chúng ta kiềm chế việc tiêu hao năng lượng không cần thiết, đồng thời sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng một cách nhanh nhất nhưng nhẹ nhàng nhất.

“Khi yên lặng, bạn có thể sống chậm lại, dành thời gian để quan sát mọi thứ xung quanh mình, cảm thấy biết ơn vì cuộc sống,” chuyên gia tâm lý Audrey Hamilton ở viện tâm lý học Boars Hill tại Anh cho hay.

5. Kích thích sự sáng tạo

Thanh tẩy đầu óc bằng một khoảng lặng dài có thể là chìa khóa để tăng khả năng sáng tạo. Mặc dù nghiên cứu lâm sàng về mối quan hệ chính xác giữa sự yên lặng và sự sáng tạo còn rất ít, nhưng nhiều chuyên gia đã đề cập về lợi ích của thời gian ngừng hoạt động trí óc để mang lại kết quả sáng tạo tốt hơn. Khoảng thời gian ngừng hoạt động được phát hiện có thể giúp tăng năng lực và cải tiến khả năng giải quyết vấn đề.

“Học cách tiêu hóa những suy nghĩ tiêu cực lẫn tích cực trong đầu sẽ làm cho tâm trí yên tĩnh, tạo điều kiện cho sáng tạo và hành động đầy cảm hứng,” chuyên gia Supriya Blair chia sẻ.

6. Giảm hormone cortisol gây căng thẳng

Nghiên cứu tương tự về ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sự tập trung cũng cho thấy rằng những người làm việc với tiếng ồn mạnh và lâu có mức độ hormone căng thẳng cortisol cao hơn.

Tiến Sĩ Martine Prunty cho biết sự tích tụ của tiếng ồn khó chịu dễ dẫn đến căng thẳng tinh thần và giải phóng quá mức cortisol. Khi trở nên vượt mức, điều này có thể dẫn đến tăng cân, cảm giác choáng ngợp đáng kể, khó ngủ và các bệnh mãn tính khác.

7. Chuyển biến tốt hơn chứng mất ngủ

Hầu hết chúng ta cần một môi trường yên tĩnh cho giấc ngủ. Trên thực tế, sự căng thẳng của tiếng ồn bên ngoài có thể làm gián đoạn việc nghỉ ngơi vào ban đêm ở mức độ tương tự như chứng rối loạn giấc ngủ.

Thực hành yên lặng vào các thời điểm trong ngày có thể giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn vào ban đêm. yên lặng và những khoảng thời gian bình tĩnh kích thích sự phát triển của não và giảm căng thẳng, từ đó có thể mang lại cảm giác hạnh phúc cao hơn, vì sau đó mọi người có thể cảm thấy thư giãn hơn. Khi điều này xảy ra, phẩm chất giấc ngủ được tốt hơn.

Nói tóm lại, khi bạn yên lặng, bạn ngồi lại với khoảnh khắc hiện tại. Mặc dù bạn có thể cảm thấy thôi thúc làm một hoạt động khác, trò chuyện hoặc nghe nhạc, nhưng bạn có thể chọn ở lại với sự yên lặng một cách có ý thức. Điều này cho phép những suy nghĩ lắng đọng và cơ thể trở lại trạng thái phó giao cảm.

Yên lặng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chưa kể cảm giác thoải mái và yên bình hơn. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói “yên lặng là vàng.” Với một chút thực hành, yên lặng có thể trở thành một phần nuôi dưỡng cuộc sống của bạn tốt hơn và bình yên hơn. 

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe con người được xếp thứ hai, sau bụi. WHO khuyến cáo tiếng ồn trung bình không vượt quá 40 decibel tại các khu vực dân cư vào ban đêm để phòng tránh sự tác động đến sức khỏe. Tiếng ồn gây ra sự tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người như: giảm thính lực, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng miễn dịch…

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Nhà thơ Huy Cận và những giai thoại

 

NHÀ THƠ HUY CẬN VÀ NHỮNG GIAI THOẠI

Nhà thơ Huy Cận (1919-2005) tên thật là Cù Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 trong một gia đình nhà nho nghèo tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Huy Cận đã để lại nhiều giai thoại rất đời, rất thơ mà không phải ai cũng biết.

 

Huy Cận là thằng cha nào mà làm bài thơ hay thế?
Khi Huy Cận vừa làm xong bài thơ Tràng giang, ông gửi cho Xuân Diệu xem trước. Xuân Diệu vội vàng chép tay, rồi gửi theo đường bưu điện cho Thế Lữ. Đọc xong, Thế Lữ khen hay và hỏi: "Huy Cận là tay nào mà làm thơ hay thế!". Xuân Diệu bảo: "Huy Cận là bạn tôi". Thế Lữ lại hỏi: "Là bạn sao không đưa thẳng cho tôi mà lại gửi thư?". Xuân Diệu đáp: "Tôi muốn gửi thế để kiểm tra xem thử thơ có hay thật không?".  

Mấy ngày sau, Huy Cận ra Hà Nội, Xuân Diệu đưa ông đến báo Ngày Nay giới thiệu với Ban biên tập. Đó là lần đầu tiên Huy Cận tiếp xúc với giới văn chương, báo chí. Từ đó, họ rất quý ông, đăng thơ ông đều đặn trên báo Ngày Nay.

.

Tuần ấy, báo đăng bài Tràng giang của Huy Cận. Ngay ngày hôm sau, mới 6 giờ sáng, Lưu Trọng Lư đã đến đập cửa Huy Cận tại số nhà 40 Hàng Than (lúc ấy Lưu Trọng Lư ở dưới nhà, Huy Cận và Xuân Diệu ở trên gác), mà rằng: "Trời, Tràng giang hay quá Cận ơi! Hôm nay cụ Ngô Tất Tố hỏi tôi:

"Huy Cận là thằng cha nào mà làm bài thơ hay thế? Bài thơ này hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường”...mình phải khao cậu mới được.

Thế là hai nhà thơ đến hiệu phở Nghi Xuân (ở Hàng Quạt) nổi tiếng. Lưu Trọng Lư chiêu đãi Huy Cận nhưng lại quên mang tiền vì ông nổi tiếng là người lơ đãng. Rốt cuộc, Huy Cận lại mời phở Lưu Trọng Lư.  

Nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận

 

NHÀ THƠ XUÂN DIỆU VÀ HUY CẬN

“Tựu trường năm 1936, chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên ở trường tú tài Khải Định, Huế. Anh Diệu học năm thứ ba, tôi vào học năm thứ nhất. Hai đứa đọc thơ cho nhau nghe, và ‘đồng thanh tương ứng’, kết bạn với nhau gần như tức khắc…

Tựu trường 1937, anh Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo Ngày nay, tôi học năm thứ hai ban tú tài… Anh Diệu và tôi viết thư cho nhau hàng tuần… Năm 1938, tôi ra sống với Diệu ở chân đê Yên Phụ. Ở đó Diệu viết ‘Truyện cái giường’, một số bài thơ, còn tôi thì viết ‘Buồn đêm mưa’, ‘Trông lên’, ‘Đi giữa đường thơm’ và mấy bài khác… Tựu trường năm 1939,… hai chúng tôi cùng sống ở gác 40 phố Hàng Than, Hà Nội…

.

Cuối năm 1940, Diệu đi làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho… Chúng tôi tạm sống xa nhau, buồn đứt ruột, hàng tuần viết thư cho nhau, có tuần hai, ba lá thư… Hè 1942, tôi đậu kỹ sư canh nông và cuối năm bắt đầu đi làm ở Sở nghiên cứu tầm tang. Diệu điện hỏi tôi: ‘Diệu từ chức được chưa?’, tôi điện trả lời: ‘Từ chức ngay! Về ngay Hà Nội!’. Chúng tôi sống trên gác Hàng Bông (số nhà 61), tiếp tục làm thơ.” Vậy là Xuân Diệu đã đi làm xa, làm “tham tá thương chánh ở Mỹ Tho,” để nuôi Huy Cận ăn học.

.

“Có lần, Xuân Diệu gửi mấy tấm vải may quần áo cho Huy Cận, lúc đó đang học Cao đẳng Nông lâm. Huy Cận viết:

.
Mở thư một sáng lạnh lùng.
Hai chiều vải dệt tao phùng Huy – Xuân.
Dọc ngang tơ chỉ sát gần.
Đi về mấy dạo hai thân một hồn…

Hai đứa rồi ra nghĩ cũng kỳ,
Thương nhau hơn ruột thịt dường ni,
Mà đàn mỗi đứa riêng âm sắc.
Cuộc sống muôn màu lặp lại chi!.
 

.

Xuân Diệu và Huy Cận gắn bó với nhau đến nỗi nhà xuất bản họ lập ra hồi đó cũng mang tên là Huy-Xuân. Về thơ Huy Cân viết cho Xuân Diệu, người ta còn nhắc đến những bài như “Ngủ chung,” “Vạn lý tình,” “Mai sau.”

Trích “Nửa thế kỷ tình bạn” in trong tập “Xuân Diệu, con người và tác phẩm” xuất bản tại Hà Nội năm 1987,