Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Bước sang năm mới làm gì?

 

 Chuẩn bị hội hoa xuân TP.HCM năm 2022

BƯỚC SANG NĂM MỚI LÀM GÌ?

Năm 2022 không khí đón xuân nhà nhà vui vẻ, hy vọng bước qua năm Bính Dần sẽ nhiều điều mới lạ, bỏ lại năm Tân Sửu 2021 u ám bê bết. Tuy nhiên ta cũng phải cảm ơn CÔVIT buộc sống chậm lại, cho ta ngô ra nhiều điều mới.  

Trong đầu đang phác hoạ nhiều cái để chào đón năm 2022, năm “mãnh Hổ đầy xung lực”.

Hôm nay thay lịch mới 2022, cũng khá hoành tráng, nhìn tấm lịch nhớ lại mấy năm trước ông bạn già Sáu Phúc tặng bộ lịch sang trọng đẹp đẽ.

Sắp đến ngày 1/1/2022 ngày giỗ bà ngoại 2 đứa con tôi. bọn nó cũng ngũ tuần cà rồi, cả 2 đứa mấy năm đầu đời được bà sớm khuya chăm sóc trong mấy năm chiến tranh quá khổ.  

Sáng nay lên bày biện bàn thờ Tổ tiên, trong lòng dâng lên niềm vui sướng và biết ơn ông bà Tố tiên cho con cháu hưởng phúc lớn, an toàn đi qua Đại dịch cho đến hôm nay.

Ông bà bề trên cho ngộ ra nhiều điều mới, cứ theo lời các cụ dặn đầu óc nghĩ, chân đi, miệng nói, tay làm, vận may sẽ đến.

Nhân viên y tế dự phòng phun khử khuẩn tại khu vực Đường Hoa xuân Nguyễn Huệ năm 2021, chiều 30 Tết. (Ảnh: TTXVN)

Chiêu Hổ đối đáp với bạn thơ Hồ Xuân Hương

 

Bức tượng Nữ sỹ Hồ Xuân Hương tại Họ hồ Quỳnh Đôi (ảnh Bùi Duy Tâm)

CHIÊU HỔ ĐỐI ĐÁP VỚI BẠN THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

Phạm Đình Hổ tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ. Tuy đọc nhiều sách, nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ. Ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương, dưới đây là những giai thoại đối đáp giữa hai người:

Những câu đối chào hỏi khi gặp gỡ:
Hồ Xuân Hương ra: Khấp như thiếu nữ vu quy nhật (Khóc như thiếu nữ vui ngày cưới)
Chiêu Hổ đối: Tiếu tự thư sinh lạc đệ thi (Cười như anh khóa lúc hỏng thi)

Chiêu Hổ hứng khởi lại ra: Người Cổ lại còn theo thói Nguyệt (Chữ cổ ghép với chữ nguyệt là chữ hồ, ý nói Hồ Xuân Hương đã lớn tuổi mà vẫn đa tình)
Hồ Xuân Hương đối: Buồng Xuân đâu đã nhạt mùi Hương (Chữ Xuân với ghép chữ Hương là tên, ý nói Hồ Xuân Hương này đâu đã phải là người “nhạt phấn phai hương”, đâu đã chịu già hom!)

Có thuyết nói cả 2 vế đều của Chiêu Hổ viết tặng Hồ Xuân Hương, vế sau thay chữ "đâu đã" bằng chữ "chi để". Câu đối ghép lại đủ cả tên họ bà, còn tách ra lại là sự trách khéo: "Đã tự coi là người cổ hủ, trọng nề nếp, gia phong lại còn thích thói hưởng nguyệt, xem hoa, lả lơi, thi phú ? Đang tuổi xuân thì còn hương sắc, mà không gìn giữ nền nếp, gia phong thì buồng xuân còn để lạnh đến bao giờ?

Lúc mới quen nhau, Chiêu Hổ còn ngại ngùng, Xuân Hương đùa:
Những bấy lâu nay luống nhắn nhe, 
Nhắn nhe toan những sự gùm ghè, 
Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám, 
Chưa dám cho nên phải rụt rè.

Chiêu Hổ cả thẹn nổi máu nóng anh hùng phản công liều lĩnh:
Hỡi hỡi cô bay tớ bảo nhe, 
Bảo nhe không được gậy ông ghè! 
Ông ghè không được ông ghè mãi, 
Ghè mãi rồi lâu cũng phải rè!

Ta thấy Chiêu Hổ mất bình tỉnh, lời thơ hồ đồ, nóng nảy. Tuy nhiên chúng ta thấy hai người đừa bởn rất thân tình.

Một hôm, Chiêu Hổ đến chơi nhà Hồ Xuân Hương, khi đi qua sân, đụng phải quần áo của nàng đang phơi. Hồ Xuân Hương xuất thần đọc:
Tán vàng, lọng tía, che đầu nhau mỗi khi nắng cực

Chiêu Hổ đối lại:
Thuyền rồng, mui vẽ, vém buồm lên rồi sẽ lộn lèo

Bữa nọ, Chiêu Hổ hơi men chếnh choáng ghé sang nhà Hồ Xuân Hương chơi, mượn cớ say rượu ông vừa nói chuyện vừa đưa tay quờ quạng lung tung, Hồ Xuân Hương biết Chiêu Hổ giả đò liền tức cảnh thành thơ:
Vẫn giả tỉnh vẫn giả say, 
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày? 
Này này chị bảo cho mà biết, 
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.

Chiêu Hổ đáp:
Nào ai tỉnh nào ai say, 
Nào ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Hang hùm ví bẳng không ai mó,
Ao có hùm con bỗng trốc tay?

Văn bản cổ nhất chép giai thoại này không gọi là thơ Chiêu Hổ mà ghi là thơ "Mắng người say rượu", các văn bản về sau dựa vào chữ hùm, hùm con nên cho rằng đó là của Chiêu Hổ đối đáp với Hồ Xuân Hương.


Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Về đâu, khi giông bão?

 

VỀ ĐÂU, KHI GIÔNG BÃO?

Với giông bão của trời đất, không cần phải suy nghĩ, chắc ai cũng nhanh nhẹn, cũng thông minh chạy tìm nơi an toàn để nấp. Nhưng lạ thay, với những cơn bão trong tâm, sao chúng ta lại thường làm ngược lại? Nghĩa là, thay vì núp mưa, tránh bão thì lại lao thẳng vào mưa bão cho thân thể tả tơi, bầm dập?

Trong sinh hoạt đời thường, những bất toại ý, những bất đồng, ganh ghét, tỵ hiềm thường đưa tới lộng ngữ; và khi đã mất tự chủ, mất ái ngữ thì cơn cuồng nộ dễ dàng bật lên như giông bão. Rồi khi cơn bão bùng lên, chúng ta thường lao vào bão qua những ngọn gió đen của bất đồng, ganh ghét, tỵ hiềm đó. Ta cứ điên cuồng xoáy vào những lời, những việc mà kẻ kia đã làm ta đau khổ, buồn giận.

Thái độ đó chính là bão vừa nổi, ta lập tức lao ngay vào trung tâm cơn bão! Làm sao mà ta chẳng bị nhấn chìm, chẳng tả tơi, bầm dập!? Sao ta không tìm nơi trú ẩn cơn bão tâm như vẫn thường nhanh nhẹn và thông minh trốn cơn giông bão của trời đất?

“Về đâu, khi giông bão?” chính là câu hỏi cho cơn bão tâm, âm thầm mà cực kỳ dữ dội!

Kinh nghiệm, sách vở cũng như lời giảng dạy của minh sư, của thiện tri thức vẫn nhắc nhở, nhưng có lẽ chúng ta chưa thực tập đủ nên khi hữu sự thì cái tâm sân hận lại kéo ta vào ngay cơn bão đang sẵn cuồng nộ.

Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đã biết, chúng sinh trong cõi ta bà này vô minh và ương ngạnh lắm! Hoặc không biết cách tránh, hoặc biết mà không tin, cho rằng chỉ làm cho thỏa lòng là đúng nhất. Chính vì thế mà phương pháp tìm nơi trú ẩn khi bão tới, rất đơn giản, nhưng chốn ta bà càng lúc càng tơi tả cuồng phong!

Chưa cần biết phải trái, đúng sai gì, khi thấy cơn buồn giận nổi lên, hãy đóng ngay lục căn bằng tiếng niệm “A Di Đà Phật”. Tất nhiên, trong khi niệm, ta vẫn đang thở, nhưng tiếng niệm Phật trong lúc cấp bách đó có sức mạnh vũ bão của thanh gươm bén lóe lên, mới kịp chặn đứng giông bão.

Khi lục căn đã đóng, gió mưa không thổi tốc được vào nhà, trong khi tiếng niệm Phật vẫn âm vang, có nghĩa là ta đã vào trú được nơi an toàn. Tiếp tục niệm Phật để mưa tạnh, gió yên, về với hơi thở đã điều hòa, lúc đó bình tâm quán chiếu và phán đoán những gì làm ta buồn, ta giận, cũng chưa muộn.

Mà lúc đó có thể phải trái, đúng sai, không còn quan trọng nữa, vì tiếng niệm Phật đang tưới mát tâm ta, hương sen đang ngào ngạt hồ tâm, không thọ nhận và tận hưởng mà còn bôn ba đi tìm gì nữa!  

Tới đây, ta đã làm chủ được ta, ta đã đẩy xa cơn bão, ta phải biết mỉm cười vì cơn bão hung hãn kia đã không quật ngã được ta. Phải biết mỉm cười với mình trong ý nghĩ “Cơn bão nào rồi cũng qua!”

Thích nữ Huệ Trân

Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a30162/ve-dau-khi-giong-bao-