Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

Bí kíp đọc sách hiệu quả của 'Siêu trí tuệ' Nguyễn Thục Nữ

Nguyễn Thục Nữ từng được khán giả truyền hình biết đến khi tham gia một sân chơi 'Đường lên đỉnh Olympia', năm thứ 14 (2013-2014) khi còn là học sinh THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam. Ảnh: VC

BÍ KÍP ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ CỦA 'SIÊU TRÍ TUỆ' NGUYỄN THỤC NỮ


Đến nay, Thục Nữ đã đọc và ghi nhớ được thông tin của hơn 1.000 quyển sách, tương đương với hơn 500.000 trang giấy. Khi tham gia Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 (là thời điểm cô vừa tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa, khoa Y của ĐH Quốc gia TP.HCM).

“Theo số liệu thống kê của Bộ GDĐT: trung bình mỗi năm một người Việt chỉ đọc hết 4 cuốn sách, trong khi người Nhật Bản, Phần Lan… đọc đến 20 cuốn/năm. Nhưng điều đáng báo động nhất là trong 4 cuốn này thì chỉ có 1,2 cuốn là sách ngoài, còn 2,8 cuốn còn lại toàn là sách giáo khoa. Sách mà Thục Nữ đọc toàn bộ là 1.000 cuốn sách ngoài chương trình giáo khoa”, giám khảo khoa học - kỷ lục gia quốc tế Dương Anh Vũ nói. Và như tính toán của Dương Anh Vũ, với tốc độ đọc sách của một người Việt Nam thì phải mất 833 năm mới có thể đọc hết toàn bộ 1.000 quyển sách này.

 


Nguyễn Thục Nữ và MC Trấn Thành tại Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2. nh: V.C

 

Dịp đầu năm mới, Thục Nữ đã dành cho Thanh Niên cuộc trò chuyện quanh khả năng ghi nhớ được rèn luyện từ nhỏ, và kế hoạch chinh phục kỷ lục mới. 

.

*Thục Nữ bắt đầu thích đọc sách từ khi nào và cuốn sách đầu tiên ấy là gì, có ý nghĩa ra sao với mình?

- Nguyễn Thục Nữ: Năm lớp 2, em được một người bạn tặng cho một cuốn Doraemon. Ban đầu em không thích lắm, nhưng càng đọc càng thấy hay, sau đó em mang nó giới thiệu cho tất cả các bạn trong lớp luôn.

*Từ khi nào bạn (hay gia đình) phát hiện khả năng ghi nhớ đặc biệt của mình?

-Đây không phải là khả năng ghi nhớ đặc biệt, mà là một quá trình rèn luyện bằng những phương pháp ghi nhớ phù hợp từ những năm cấp 3 của em.

*Thục Nữ có thể chia sẻ rõ hơn về phương pháp ấy?

- Phương pháp em sử dụng chủ yếu là mã hóa, sơ đồ tư duy, cộng thêm việc tự gợi lại ký ức vào những khoảng thời gian rảnh trong ngày để những thông tin đó trở thành trí nhớ dài hạn.

.

*Sách mà bạn tìm đọc, với số lượng nhiều như vậy, thường từ những nguồn nào? -Nguồn sách em đọc nhiều nhất là từ thư viện: thư viện trường, thư viện huyện, đặc biệt là Thư viện Trung Tâm của Đại học Quốc gia TP.HCM.

*1 ngày bạn có thể đọc tối đa bao nhiêu cuốn sách (tương đương bao nhiêu trang)? Và trung bình mỗi tháng bạn đọc bao nhiêu cuốn?

-Kỷ lục tối đa một ngày của em là 5 cuốn, khoảng trên dưới 1.500 trang. Em đọc số lượng không cố định, mỗi tháng trung bình khoảng tầm 5-12 cuốn.

.

*Bạn có cảm hứng với những cuốn sách thế nào? Bên cạnh nội dung, tên tuổi tác giả, việc thiết kế bìa hay giấy in, theo bạn, chiếm bao nhiêu % trong việc thu hút người đọc?

-Bìa sách đối với em rất quan trọng, đó cũng là một trong những yếu tố khiến em quyết định chọn mua một cuốn sách. Thực tế trên thị trường sách Việt Nam hiện nay theo đánh giá của em, những đơn vị phát hành sách chú trọng vào thiết kế bìa như Đông A hay Nhã Nam đều rất thành công trong việc thu hút độc giả.

*Đâu là những tác giả yêu thích của Thục Nữ, họ có ảnh hưởng thế nào với việc phát triển bản thân của mình?

-Hector Malot (tác giả của Trong gia đình, Không gia đình...), Chinghiz Aitmatov (tác giả của Người thầy đầu tiên), J.R.R Tolkien (tác giả Chúa tể những chiếc nhẫn), Dan Brown (tác giả của Mật mã Da Vinci), Nguyễn Ngọc Thuần (tác giả của Giăng giăng tơ nhện, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, Một thiên nằm mộng...), ... Mỗi tác giả đều có những sự sáng tạo, lối viết và cách tạo dấu ấn khác nhau. Mỗi tác phẩm của họ đều khiến thế giới quan, cảm xúc, tư duy của em được mở rộng hơn.

.

*Và những ngày tết, bạn dành thời gian cho việc đọc sách như thế nào?

-Tết em chủ yếu dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè. Đây cũng là khoảng thời gian em nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng để sẵn sàng cho những dự định của năm mới. Điểm đặc biệt chắc là em đọc ít hơn, có năm thậm chí tết em không đọc cuốn nào (cười).

*Từ kinh nghiệm bản thân, bạn có thể chia sẻ “bí kíp” để đọc hiệu quả một cuốn sách?

-Theo em, mỗi người sẽ có những mục đích đọc sách khác nhau, đọc sách hiệu quả không nhất định phải là ghi nhớ được những thông tin có trong sách. Nếu như đọc sách khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn, bạn biết đồng cảm, chia sẻ, cải thiện bản thân qua từng ngày… thì bạn đã thành công rồi.

.

THANH NIÊN ONLINE 12/02/2021    


Dưỡng sinh quý ở tĩnh tâm, ẩm thực quý ở thanh đạm

 

DƯỠNG SINH QUÝ Ở TĨNH TÂM, ẨM THỰC QUÝ Ở THANH ĐẠM


Tĩnh có thể dưỡng thần, đồng thời có ích lợi cho tuổi thọ. Tĩnh là đạo của trời đất, con người chỉ khi hợp nhất với đạo của trời đất thì mới có thể tĩnh tâm và kéo dài được tuổi thọ của mình.

.

Nhà thơ, nhà thư pháp nổi tiếng triều Thanh, Trịnh Bản Kiều từng viết một bộ câu đối để khái quát về cuộc sống thường nhật của ông: “Thanh thái la bặc tháo mễ phạn, ngõa hồ thiên thủy cúc hoa trà” (Rau xanh, củ cải, cơm gạo lức. Uống trà hoa cúc, nước thiên nhiên).

.

Ẩm thực hàng ngày của Trịnh Bản Kiều chính là rau xanh, củ cải, gạo lứt và uống trà hoa cúc pha nước thiên nhiên. Nhà của ông được lợp bằng loại ngói thông dụng truyền thống của địa phương.

.

Bởi vì Trịnh Bản Kiều cho rằng cách sống thanh đạm này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho việc tu dưỡng tâm tính.

 

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

Trẻ mãi ca khúc “Xuân và tuổi trẻ”

 

 TRẺ MÃI CA KHÚC “XUÂN VÀ TUỔI TRẺ”

.

“Xuân và tuổi trẻ” với lời Thế Lữ, nhạc La Hối đã trở thành bài hát kinh điển không thể thiếu mỗi dịp sum vầy đón Tết của người Việt, nay đã 70 năm.

Ta hát ca đón mừng xuân mới, Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái. Tết Việt còn thì bài hát vẫn tồn mãi theo thời gian.

Năm 1946, văn thi sĩ kiêm đạo diễn kịch Thế Lữ cùng nhóm nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung… trong đoàn Ca Vũ Nhạc Anh Vũ đến Hội An trình diễn, đã rất yêu thích giai điệu của bài “Xuân & tuổi trẻ”, lúc bấy giờ gọi theo tiếng Pháp là “Printemps & jeunesse” và chưa có lời ca của nhạc sĩ La Hối.

Tìm hiểu cuộc đời tài hoa của người nhạc sĩ sớm hy sinh vì đại nghĩa dân tộc, Thế Lữ rất xúc động nên đã xin phép gia đình nhạc sĩ La Hối được viết lời cho nhạc phẩm giá trị nầy. Sau đó, Nguyễn Xuân Khoát soạn hòa âm, Văn Chung soạn vũ điệu và khi trình diễn đã làm nức lòng người dân phố Hội.

Từ thời điểm đó, “Xuân & tuổi trẻ” là bản nhạc mang tính trẻ trung, vui tươi, lành mạnh… không thể thiếu trong mọi nhà Việt Nam mỗi độ Xuân về! Cả Trong kháng chiến, Xuân và tuổi trẻ theo đoàn quân vào tận chiến khu, lên Việt Bắc, vào miền Nam và vang xa tận hải ngoại...

Đến hôm nay, ca khúc “Xuân và tuổi trẻ” với ca từ của Thế Lữ đã trở thành bài hát kinh điển không thể thiếu mỗi dịp sum vầy đón Tết của người Việt.

 

Lời Bài Hát: Thế Lữ

"Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng,
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng...”

“Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng vui reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi…”

“Vui sướng đi cho đời tươi sáng,
Vui sướng đi cho lòng thêm tươi,
Ta hát ca đón mừng xuân mới,
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái…”

“Hát vang lên đời ta thắm tươi
Tết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca
Hát vang hòa lòng thêm hăng hái…”

 


Nhạc La Hối 

Nhạc sĩ La Hối, tên thật là La Doãn Chánh, sinh năm 1920 tại Hội An.

Tương truyền, nét nhạc này được dùng làm ám hiệu cho hoạt động Hội kín mà La Hối tham gia với vai trò thủ lĩnh. Phát xít Nhật đã theo dõi và phát hiện ra tung tích, kết quả là cả mười nhân vật trong phong trào kháng Nhật, trong đó có La Hối bị đem xử trảm dưới chân núi Phước Tường, Quảng Nam vào ngày 30/5/1945. Ông đã “chết” vì đoạn nhạc dạo của “Xuân và tuổi trẻ”.

Cố vấn âm nhạc Nguyễn Thụy Kha cho biết, ca khúc được nhạc sĩ sáng tác vào thời điểm hệ trọng, báo trước hy vọng về ngày Độc lập. Tên gốc của ca khúc là Le printemps et la jeunesse được nhạc sĩ sáng tác vào năm 1944.

 

https://www.youtube.com/watch?v=3SNCe2FnkjU