Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2021

Lý giải về bản chất con người

 

LÝ GIẢI VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

Mạnh Tử và Tuân Tử là hai học trò nổi tiếng của Khổng Tử, đại diện cho hai trường phái đối nghịch nhau khi luận về bản chất con người. Mạnh Tử khẳng định: bản chất con người là thiện lương, còn Tuân Tử bảo vệ quan điểm: con người tự bản tính là ác. Hãy cùng khám phá xem hình ảnh của chúng ta ở đâu trong hai trường phái này.


 Mạnh Tử nhấn mạnh rằng: bản chất con người tự tính là thiện. Con người có một tặng phẩm Trời ban, đó là cái tâm biết suy tư và thương xót, điều này đặt con người tách biệt với hàng thú vật: “Việc của tâm là biết suy nghĩ, biết suy nghĩ thì biết được đạo lý, không biết suy nghĩ thì không biết được đạo lý”. Từ đó, Mạnh Tử xây dựng nên học thuyết tứ đoan (bốn đầu mối), ứng với bốn đặc điểm của cái tâm suy tư và thương xót, bao gồm: lòng thương xót (trắc ẩn), lòng thẹn và ghét (tu ố), lòng nhún nhường (tứ nhượng) và lòng biết trái phải (thị phi). Tứ đoan đưa đến bốn đức hạnh: lòng thương xót là đầu mối của Nhân, lòng thẹn và ghét là đầu mối của Nghĩa, lòng từ bỏ và nhún nhường là đầu mối của Lễ, lòng phải trái là đầu mối của Trí.

Nhưng Mạnh Tử cũng thừa nhận rằng con người là những tạo vật có lòng ham muốn, Những ham muốn ích kỷ đe dọa bốn hạt giống của bản chất đạo đức bậc cao của con người. Cái tâm suy tư được Trời ban tặng kia vì thế cũng trở nên mỏng manh và có thể bị đánh mất bất cứ lúc nào nếu không có sự chăm sóc. Đáng tiếc là trường hợp này lại thường xảy ra. Không phải Trời sinh ra cho mỗi người cái tài chất khác nhau, tài chất khác nhau là vì tâm con người bị kìm hãm khác nhau mà thôi.

Đối nghịch mạnh mẽ nhất với Mạnh Tử chính là Tuân Tử với tư tưởng: bản chất con người là ác, không phải thiện lương. Ông chủ trương rằng, thế giới nội tâm của chúng ta được chế ngự bởi những xung lực của ham muốn, sự thúc bách của bản năng sinh lý không có giới hạn. Tự nhiên đã cho ta những ham muốn vô giới hạn trong một thế giới tài nguyên có giới hạn. Ông cũng đưa ra học thuyết đối nghịch với học thuyết tứ đoan của Mạnh Tử, đó là học thuyết bốn khuynh hướng: lợi ích, ghen tị, thù hằn, và ham muốn. Nếu để trong trạng thái tự nhiên của chúng, bốn khuynh hướng này sẽ dấy lên bốn điều ác là: xung đột, bạo lực, tội phạm và phóng đãng. Đối với Tuân Tử, con người tự bản năng như một tấm ván cong vẹo.

Tuy nhiên, mặc dù tương khắc nhau nhưng cả Tuân Tử và Mạnh Tử đều nhất trí lạc quan về khả năng hoàn thiện của con người. Sau lời nhận định về tấm ván cong, Tuân Tử viết tiếp: “Bởi bản chất con người là ác, nên con người phải nhờ vào sức mạnh chỉ bảo của các hiền nhân và sức mạnh chuyển đổi của các nguyên lý lễ nghĩa, chỉ như thế con người mới thể hiện được trật tự phù hợp với tính thiện”. Hóa ra, yếu tố then chốt không phải là phân định rạch ròi bản chất con người là thiện hay ác, mà cách hành xử của ta mới quyết định ta là tấm ván cong vẹo hay là tấm ván thẳng thiện lương.

Đúng vậy, Theo Triết gia d'Holbach (1723 – 1789)) người Pháp thì “Con người khi mới sinh ra vốn không thiện cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”.

Khổng tử bày cách giúp vua tề gia trị quốc


 KHỔNG TỬ BÀY CÁCH GIÚP VUA TỀ GIA TRỊ QUỐC

Tề Cao Đình một lần đến thăm Khổng Tử và hỏi rằng: “Tôi không quản ngại núi cao xa xôi cách trở. Mặc chiếc áo mưa rơm mà mang theo món lễ vật đến bái kiến ngài, mong ngài hãy nhận lấy thành ý của tôi. Kính mong Ngài chỉ dạy cho tôi cách giúp vua tề gia trị quốc.”

Khổng Tử trả lời: “Hãy giữ vững những nguyên tắc về đạo lý chân chính, cho dù có phải mạo phạm đến quân vương, cũng không thể buông bỏ những nguyên tắc về chính đạo. Bầy tôi thờ vua, kỳ thực không phải vì vua mà làm, mà là vì quốc gia và dân tộc, tận tụy vì nước vì dân.”

“Đừng nóng giận mà hãy đối xử chân thành với mọi người. Lời nói và hành vi của bản thân phải tuân theo đạo nghĩa. Khi gặp được người quân tử, nên cố gắng tiến cử họ; phát hiện kẻ gian thần nên tìm cách tách họ rời xa quân vương.”

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

Luật hấp dẫn và những sai lầm thường gặp

 

LUẬT HẤP DẪN VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP

Bài nghiên cứu này dựa trên lý thuyết tần số rung động của con người để lý giải một cách khoa học, những người có cùng tần số rung động giống nhau, mặc nhiên họ có cùng nhận thức, cách tư duy, thói quen, hành động. từ đó hình thành một mẫu người trong cộng đồng. Và chúng ta dễ dàng thấy được lý do vì sao người thành công thì ít, người thất bại thì nhiều.

Luật hấp dẫn ở đây được hiểu là khi bạn đang rung động ở mức độ nào, bạn sẽ thu hút tất cả những thứ tương ứng đến cuộc sống của bạn để trải nghiệm. Biểu hiện gốc rễ của rung động của mỗi người chính là nhận thức người đó. Từ nhận thức sẽ tạo ra các mẫu hình tư duy, thói quen và hành động khác nhau, điều này tạo ra những mẫu hình người khác nhau trong xã hội. 


 Các cụ thường cho rằng: ‘ngưu tầm ngưu, mã tầm mã’. hoặc nói về sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” (cùng thanh âm thì ứng đáp, cùng tính khí thì tìm nhau”, những gì thích hợp, giống với nhau sẽ được hấp dẫn đến với nhau thông qua tần số rung động tương thích. Đây chính là biểu hiện của Luật hấp dẫn. Tất cả những người có cùng tầm nhận thức, suy nghĩ giống nhau sẽ được vũ trụ đưa đến với nhau, bằng cách này hay cách khác. Những người tiêu cực thường giao lưu với những người tiêu cực, ngược lại những người tích cực cũng vậy. Điều này đúng với tất cả những nhóm người trong xã hội: người giàu, người nghèo, người trí thức, người tốt, người thích thể thao, người thích ăn nhậu … xã hội đen vv và vv.

Những cặp vợ chồng ở với nhau lâu năm thường có rung động giống nhau, biểu hiện ở nhận thức giống nhau, suy nghĩ giống nhau, thói quen giống nhau, cuối cùng là tướng mặt biến chuyển giống nhau, còn gọi là tướng phu thê…

Đây là quá trình tự nhiên: “nếu bạn rung động ở tầm nào, vũ trụ sẽ mang đến cho bạn những người, vật, hay sự kiện tương tự với mức rung động đó”.

Nhưng hãy nhớ rằng, rung động của bạn là nhận thức, niềm tin cốt lõi chứ không phải là những suy nghĩ ước muốn bề mặt hàng ngày của bạn.

Nếu niềm tin cốt lõi của bạn là sự no đủ, thì vũ trụ sẽ đem đến cho bạn những cơ hội như công việc, cơ hội kinh doanh, vận may…để bạn có sự no đủ. Ngược lại nếu niềm tin cốt lõi của bạn là sự thiếu thốn, vũ trụ sẽ đem lại cho bạn những sự kiện tương tự để gia tăng sự thiếu thốn đó.

Rất nhiều người cho rằng khi họ muốn thứ gì đó, chỉ cần suy nghĩ, tưởng tượng về nó nhiều thì vũ trụ sẽ đem đến thứ đó cho họ, như là tiền bạc, nhà cửa, xe cộ. Nếu bạn đang nghĩ vậy, thì bạn nhầm to đấy! Vì khi bạn chỉ mong lấp đầy cái thiếu thốn đó chỉ là cái mong ước thường nhật xuất phát trên bề mặt nên bạn luôn hướng mục tiêu, tiền bạc, tiện nghi vật chất. Sâu xa thì niềm tin cốt lõi, nhận thức của bạn vẫn là sự thiếu thốn, thì những gì bạn nghĩ đến hàng ngày chỉ đem lại cho bạn những sự kiện tương tự để bạn mất tiền, tài sản và gia tăng sự thiếu thốn mà thôi.

Xã hội ngày nay đánh giá con người qua hình thức, nên nhiều người luôn cảm thấy thiếu thốn đủ thứ, từ đó họ tìm kiếm những thứ vật chất bên ngoài để lấp đầy sự thiếu thốn đó ở bên trong, ham muốn của họ rất mãnh liệt. Họ muốn có nó ngay, để lấp đầy sự thiếu thốn đó một cách nhanh nhất. Từ đó, họ tìm kiếm đến những nơi mà họ cho rằng có thể giúp họ ‘làm giàu’ một cách nhanh chóng: các khóa học làm giàu, phát triển bản thân, đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, bitcoin…

Họ nghĩ rằng chỉ cần họ làm những thứ được dạy, hoặc được biết, trong thời gian ngắn họ sẽ có sự giàu có. Đây chính là suy nghĩ bề mặt của họ. Và họ bắt đầu thể hiện mình là người thành công, mua những bộ quần áo doanh nhân, đầu tư, kinh doanh đủ thứ trong khi không có bất kì kiến thức hay kinh nghiệm nào về những lĩnh vực này. Nhiều người còn tự tin đến mức vay tiền và đem hết tài sản của mình vào những công việc kinh doanh đó với suy nghĩ có thể giàu nhanh trong nay mai.

Và vì không có bất cứ kỹ năng, kinh nghiệm nào, họ thất bại nhanh chóng, mất rất nhiều tiền bạc và phải chờ một thời gian dài sau mới hồi phục được. Như bạn thấy, vũ trụ đã đem đến đúng cơ hội để họ thấy thiếu thốn hơn! Rất nhiều người sốc sau những thất bại kiểu này, nhưng ít người học được bài học cho mình. Thay vào đó họ vẫn giữ niềm tin cốt lõi thiếu thốn của mình, đổ lỗi cho những người xung quanh. Qua thời gian, họ vẫn tiếp tục những mô thức cũ đó là: đi các hội thảo làm giàu nhanh, tìm các cơ hội làm giàu nhanh, bỏ hết tiền vào đó, thất bại. Nếu nhận thức về sự thiếu thốn không thay đổi, hành động không thay đổi, thì kết quả sẽ không thay đổi.

Họ tự mâu thuẩn mà không rút ra được bài học đắt giá:“Ngu ngốc là làm cùng một hành động nhưng mong đợi một kết quả khác đi.”

Điều này cũng tương tự với những người muốn tìm kiếm tình yêu, với niềm tin cốt lõi của họ là sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm. Những người này tin rằng cần có một người khác họ mới cảm thấy đầy đủ và hạnh phúc. Từ đó, vũ trụ cũng sẽ đem đến cho họ những người làm họ thấy tổn thương, cô đơn và đau khổ hơn.

Ngược lại, nếu niềm tin cốt lõi của họ là sự yêu thương bản thân, vũ trụ sẽ đem đến cho họ những người thực sự yêu thương họ như cái cách mà họ yêu thương chính bản thân mình. Hãy nhớ rằng, tất cả những thức gì vũ trụ đem đến cho bạn chính là tấm gương phản chiếu nội tâm của bạn, bạn không thể lừa dối đấng tạo hóa được!

Nếu bạn không thực sự thay đổi nhận thức, niềm tin cốt lõi của mình mà chỉ thực hiện những thay đổi mang tính bề mặt, như là suy nghĩ về cái bạn muốn, tìm kiếm những thứ bên ngoài hay cố gắng thể hiện là mình vui vẻ, yêu thương bản thân. Vũ trụ vẫn sẽ đem đến cái tiêu cực cho bạn mà thôi! Hậu quả là: Trong quá trình không chút thay đổi nhận thức này, luật hấp dẫn sẽ đẩy những người thân hiện tại của bạn ra xa hơn. Bạn sẽ thấy lạc lõng, buồn phiền khi những người trước đây bạn tin tưởng giờ không còn trong cuộc sống của bạn nữa.

Vậy khi bạn nâng tần số rung động lên từ niềm tin vững vàng bước tiếp, thì vũ trụ sẽ đem đến cho bạn những con người mới phù hợp với rung động của bạn hơn.

Luật hấp dẫn qui định: Niềm tin- nhận thức- tâm nhìn- thái độ- độncơ/mục đích- hành động- thói quen-tính cách- số phận. 

Tóm lại: Niềm tin quyết định số phận.

Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu

 

ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG, ĐỒNG KHÍ TƯƠNG CẦU

Trong đời sống thường nhật, những người cùng ý tưởng, chung sở thích thì hay kết duyên tụ lại với nhau. Vì “đồng hội, đồng thuyền” nên có vô số hội nhóm được kết tụ để cùng nhau thừa hưởng cộng nghiệp của chính mình. Khi được sống chung và sẻ chia với những người cùng sở thích, chung chí hướng là niềm vui, mong mỏi của nhiều người.

“Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

Chúng sanh thường tụ hội theo giới, hòa hợp với giới. Khi bất tín thì đi cùng giới bất tín. Khi phạm giới thì đi cùng giới phạm giới. Khi không tàm không quý thì đi cùng giới không tàm không quý. Khi có lòng tín thì đi cùng giới có tín. Khi trì giới thì đi cùng giới trì giới. Khi tâm có tàm có quý thì đi cùng giới có tàm có quý. Cho nên, Tỳ-kheo, phải khéo phân biệt các giới loại sai biệt.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

Theo quy luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” (cùng thanh âm thì ứng đáp, cùng tính khí thì tìm nhau),  thì các nhóm này tự hấp dẫn lẫn nhau. Trong pháp thoại Thế Tôn đã răn nhắc chúng ta rằng “phải khéo phân biệt các giới loại sai biệt”. Nghĩa là có nhiều hội, nhóm với phát ngôn, hành động, ứng xử theo quan điểm đặc thù của nhóm hội mình. Thành ra phải sáng suốt và tỉnh táo để chọn bạn mà chơi, vì gần mực thì đen mà gần đèn thì sáng.

Có thể xem tín, giới, tàm quý là những thiện pháp cao quý, là pháp hành căn bản để có hiện tại và tương lai tốt lành. Trong quá trình nỗ lực hướng thiện của tự thân, kết duyên với những hội nhóm có tín, giới, tàm quý là điều hết sức cần thiết. Đây là những hội nhóm thiện tri thức chuyên hướng thiện, hành thiện có thể soi sáng, hỗ trợ cho chúng ta kiện toàn nhân cách, thăng hoa đạo đức và tâm linh. Ngược lại, cần tránh duyên với những hội nhóm không có tín, phạm giới, không có tàm quý vì ta sẽ bị các pháp bất thiện ô nhiễm, theo họ gây tạo thêm nhiều ác nghiệp.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 450)

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

Bạn đã có một người đặc biệt trong cuộc đời chưa?


 MỘT NGƯỜI ĐẶC BIỆT TRONG CUỘC ĐỜI, CÁC BẠN TRẺ ĐÃ CÓ CHƯA?


Có được một người đặc biệt trong cuộc đời là điều mà ai cũng đều mong muốn. Người đặc biệt ấy có thể là đứa bạn thân, lúc nào cũng kè kè bên cạnh, người ấy có thể là người yêu, lúc nào cũng sẵn sàng sẻ chia cùng bạn, đó cũng có thể là gia đình, lúc nào cũng ở phía sau ủng hộ bạn. Nhưng người đặc biệt ấy cũng có thể được gọi là “tri kỷ”, một người vừa giống bạn thân, vừa giống người yêu, lại giống như gia đình thân thuộc.

Xoay quanh chúng ta là rất nhiều mối quan hệ khác nhau, chúng ta lao vào guồng quay của công việc, của tiền bạc mà đôi lúc lại quên mất rằng thứ quan trọng nhất chính là những người bên cạnh chúng ta.

Trong tình yêu, người yêu sẽ là chỗ dựa tình thần tương tự người bạn, sẽ là người chịu đựng bản tính của chúng ta, sẽ là niềm an ủi to lớn, nhưng không thể tránh khỏi những xung đột, những bất đồng với nhau. Còn với tri kỷ, là khi hai con người thật sự hiểu nhau về mặt tâm hồn, những cảm xúc giống nhau đến mức chỉ nhìn vào mắt nhau cũng có thể đoán được người kia đang nghĩ gì.

Có thể nói tri kỷ là sự kết hợp của cả 3 thứ tình cảm: tình bạn, tình yêu, tình thân. Nó hoàn hảo và khó diễn tả. Tìm được một người bạn tri kỷ là điều quý giá nhất của mỗi người. Một người bạn tri kỷ giống như một món quà của Thượng đế ban tặng.

Sẽ rất tuyệt nếu có thể tìm được một người hiểu rõ về mình, ngay cả khi mình không cần nói bất kì điều gì, một người mà bản thân có thể tin tưởng không một chút hoài nghi và cũng không bao giờ phải lo lắng về chuyện được mất.