Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

Người quân tử thận trọng trong suy nghĩ, hành động

 

NGƯỜI QUÂN TỬ THẬN TRỌNG TRONG SUY NGHĨ, HÀNH ĐỘNG

Sách Quốc Ngữ viết: “Thận, đức chi thủ dã” (tạm dịch: Thận trọng tức là thủ lấy đức vậy). “Thận” là tâm tư nên chân thành, chân thật, duy chỉ có tâm chân thật mới dễ dàng cẩn trọng trong cách đối nhân xử thế làm người, hành sự.

Trong Lễ Ký, Trung Dung có viết: “Mạc kiến hồ ẩn, mạc hiển hồ vi, cố quân tử thận kỳ độc dã”. Nghĩa là: Chẳng có gì rõ hơn vật che giấu, chẳng có gì làm hiển lộ chân tướng hơn những việc nhỏ. Cho nên người quân tử đặc biệt cần thận trọng khi chỉ có một mình mình vậy. Người quân tử cẩn trọng là một cảnh giới trong kiếp nhân sinh. Người quân tử lòng dạ phải luôn ngay thẳng, trước sau như một.

Trong tư tưởng của người ta dù xuất hiện bất cứ niệm đầu nào, dù không nói ra, nhưng những suy nghĩ được che đậy đó lại càng thể hiện chân thực cảnh giới của một người. Tương tự, những chi tiết nhỏ trong hành vi sinh hoạt hằng ngày càng có thể tiết lộ phẩm hạnh của một người rõ ràng hơn bao giờ hết.

Vì vậy người quân tử khi ở một mình, khi người khác không nhìn thấy, không nghe thấy càng cần học cách tự kiềm chế bản thân. Cổ ngữ có câu “Muôn sự khuyên ai đừng ám muội, ngẩng đầu ba thước có thần minh”. (Vạn sự khuyến nhân hưu mạn muội, cử đầu tam xích hữu thần minh). Nhất cử nhất động, nhất tư nhất niệm của mỗi người nơi thế gian này, đều đang được chăm chú quan sát theo dõi mọi lúc mọi nơi.

Nhà triết học Tự nhiên người Hy Lạp cổ đại là Democritus cũng từng nói một câu kinh điển. “Hãy cẩn thận, ngay cả khi bạn ở một mình, đừng nói điều xấu hoặc làm điều xấu. Hãy học cách tâm niệm rằng: trước mặt bản thân càng thấy xấu hổ hơn trước mặt người khác”.

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

Cô gái trên chuyến tàu

CÔ GÁI TRÊN CHUYẾN TÀU

Hôm đó là ngày lễ, hai vợ chồng nọ may mắn đã kịp đặt vé tàu sớm. Sau khi lên tàu, họ phát hiện có một cô gái khác đang ngồi ở chỗ ngồi của hai vợ chồng. Người chồng ra hiệu cho vợ ngồi vào chỗ bên cạnh cô gái kia, còn anh chồng thay vì lên tiếng nhắc nhở cô gái kia thì chấp nhận đứng ở bên cạnh.

Người vợ ban đầu tỏ ra không hài lòng lắm, nhưng sau khi nhìn kỹ mới phát hiện ra cô gái kia có tật ở chân, người vợ liền hiểu lý do tại sao chồng cô không nhắc cô gái kia đứng lên trả chỗ.

Sau khi đến ga, người vợ dìu người chồng chân đang tê dại đi xuống tàu, đau lòng nói: “Anh nhường chỗ cho cô ấy là việc làm tốt, nhưng mà chuyến đi kéo dài những ba tiếng đồng hồ, anh có thể đợi đi hơn nửa đường rồi nói với cô ấy nhường chỗ cũng được mà”. Người chồng cười nói với vợ: “Người ta phải chịu thiệt thòi cả một đời, chúng ta chỉ phải chịu có ba tiếng thôi. Không so sánh được”. Người vợ vô cùng cảm động trước tấm lòng thiện lương của người chồng, hành động của anh ấy khiến cô cảm thấy thế giới này vẫn còn vô cùng tốt đẹp và thiện lương.

 

Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?


  THẤY GÌ QUA LỐI SỐNG SINH VIÊN THỜI NAY?

Theo kết quả điều tra xả hội học: Sinh viên TP.HCM có ba kiểu sống cơ bản

A. 60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội

Kiểu sống của nhóm sinh viên này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu sống của sinh viên tại TP.HCM. Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè và người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp. Ngoài ra họ còn xem ti vi, đọc sách báo. Có điều họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập thể. Đây là cách sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã hội.

Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một lối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời sống xã hội chung. Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộc sống tập thể và xã hội hơn. Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những sinh viên cùng sống với gia đình. Đặc biệt môi trường sống ở ký túc xá đã ảnh hưởng lớn đối với việc hình thành kiểu sống này.

B. 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ

Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới...”, “Phim Hàn Quốc đang chiếu tới tập...”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ...”. Đó là những điều quan tâm thường trực trong đời sống hàng ngày của nhóm sinh viên này. Tuy vậy, họ là những con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống tiêu dùng "sành điệu". Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến quên cả lối về!

C. 30% sinh viên say mê học tập?

Người sinh viên ngày nay đến giảng đường là để học hỏi, tìm kiếm một ngành nghề nào đó cho cuộc sống tương lai, hoặc để tự nâng cao kiến thức hiểu biết, nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra: chỉ có 30% trong số họ thực hiện được điều đó. Đây là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập.

Những hoạt động của nhóm sinh viên này nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện cá nhân như học thêm, làm thêm, đọc sách, đi thư viện. Đồng thời họ cũng thích xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ, các lễ hội truyền thống Nhóm sinh viên này hướng những hoạt động của mình vào mục đích thỏa mãn nhu cầu phát triển cá nhân, đồng thời cũng có những hoạt động hướng ngoại tích cực như hướng đến những nơi giao tiếp công cộng, đại chúng. Nơi họ đến và tham gia hoạt động là những tổ chức hoạt động nghiêm chỉnh với mục đích lành mạnh.

Chỉ có 30% Sinh viên say mê học tập, con số thật khiêm tốn. Vậy đến bao giờ thế hệ trẻ này mới đưa đất nước vươn lên sánh vai các cường quốc năm châu?

----

Theo kết quả điều tra xã hội học của Thạc sĩ Nguyễn Ánh Hồng (Giảng viên Khoa Giáo dục học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa hoàn thành cuộc điều tra xã hội về lối sống của sinh viên hiện nay năm 2003. Sinh viên được chọn mẫu ngẫu nhiên tại ba trường thành viên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa).

Âm nhạc làm dịu và yên bình tâm hồn


  ÂM NHẠC LÀM DỊU VÀ YÊN BÌNH TÂM HỒN

Một trong những điều thanh bình nhất con người từng sáng tạo nên chính là bài hát ru. Gần như trong mọi nền văn hoá, người mẹ đều bế con đung đưa và hát ru cho đứa trẻ ngủ.

Có ý kiến cho rằng lời bài hát không nhất thiết phải giúp chúng ta cảm thấy yên bình. Tuy đứa bé không hiểu ý nghĩa câu từ trong bài hát nhưng lần nào âm thanh lời ru cũng đưa nó vào giấc ngủ yên lành. Đứa bé cho chúng ta thấy rằng chúng ta là những sinh vật có khuynh hướng cảm âm trước khi hiểu ý nghĩa. Người lớn tất nhiên hiểu được ý nghĩa của câu từ, nhưng vẫn có một mức cảm nhận nhất định xuyên thấu vào tâm can nhiều hơn những gì chúng ta thấu hiểu một ý tưởng hay luận điểm. Theo cách nào đó, người nhạc sĩ đã đánh bại tất cả triết gia trong việc truyền đạt ý tưởng tới chúng ta.

Khi chúng ta lo lắng hay buồn bã, những người tốt thỉnh thoảng cố gắng vỗ về chúng ta bằng cách đưa ra ý kiến hay chỉ ra những sự thật: họ muốn thay đổi suy nghĩ của chúng ta - thông qua những lập luận cẩn trọng - để giúp làm dịu đi nỗi đau. Nhưng, giống như trường hợp của Cerberus, cách hiệu quả nhất để giải quyết chuyện này có thể chỉ đơn giản là được nghe một khúc nhạc. Có lẽ tâm hồn chúng ta cần được làm dịu và yên bình trở lại (bằng một bài hát ru, một bản dạo đầu của Chopin hay một nhạc phẩm của Natalie Merchant), trước khi nó có thể lắng nghe bất kỳ lý lẽ nào.