Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Người vợ nên biết lười biếng, nhác việc nhà

 

NGƯỜI VỢ NÊN BIẾT LƯỜI BIẾNG, NHÁC VIỆC NHÀ ĐỂ GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC, VỮNG BỀN HƠN

Vợ biết nhác việc nhà để chồng biết chia sẻ công việc. Mẹ biết lười biếng để con cái biết tự chăm sóc mình. Phải chăng quan niệm người phụ nữ phải chăm lo tất cả đã xưa rồi?

Trong văn hóa của người Việt, người vợ trong gia đình đóng một vai trò chăm lo chu toàn những công việc nhỏ nhặt nhất. "Nữ công gia chánh", hay 4 chữ "công, dung, ngôn, hạnh" chính là quan niệm từ xa xưa những vẫn tồn tại đến ngày nay về hình mẫu của người phụ nữ hay người vợ trong gia đình.

Xã hội ngày càng hiện đại khiến cho những người phụ nữ ngày càng cảm thấy được 'giải phóng'. Họ suy nghĩ khác biệt thế hệ trước và trở thành thế hệ những người vợ mới: lười hơn hẳn so với thế hệ bà, mẹ của mình.

'Vợ lười biếng' - điều này dường như được thấy phổ biến hơn trong các gia đình Việt hiện đại. Tất nhiên, quan niệm thì vẫn cho rằng điều này chẳng có mấy tốt đẹp, Thế nhưng, theo một nghiên cứu gần đây thực hiện tại khoa xã hội, Đại học Iowa thì khi người mẹ càng biết “lười biếng” đúng cách, gia đình sẽ càng hạnh phúc.

Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã cất công thực hiên quan sát và nghiên cứu trong 5 năm trời.

Dù vẫn chấp nhận một quan niệm cũ nhưng các nhà nghiên cứu cũng đồng tình rằng các mẹ đôi khi có thể “lười biếng” một chút, như vậy không chỉ khiến mình được thoải mái hơn một chút, mà còn có thể giúp gia đình hạnh phúc hơn. Đọc đến đây, có lẽ các cô vợ lười sẽ có thể vui mừng.

Mẹ biết “lười biếng” thì con cái mới biết tự chăm sóc mình’ tốt hơn

Một số bà mẹ quá chăm chỉ, luôn kiêm nhiệm hết mọi thứ cho con, dù con đã lớn vẫn lo liệu cho con từ đầu tới chân, mọi việc phải chu toàn thì mới yên tâm. Người mẹ như vậy không những rất mệt, mà còn khiến con cái trở nên ỷ lại và dựa dẫm, hình thành thói quen há miệng chờ sung của trẻ.

“Người mẹ lười nhác” không phải là bàng quan đứng nhìn, mà phải là “thân lười mà tâm không lười”. Khi nào cần ra tay thì hẵng ra tay, người mẹ như vậy vừa nhàn hạ, mà khả năng độc lập của con cái cũng sẽ được nâng cao lên.

Vợ biết cách “lười biếng”, chồng mới “chăm chỉ” hơn

Các ông chồng lười biếng đều là do những bà vợ chăm chỉ nuông chiều mà thành. Vợ làm càng nhiều, thì chồng làm càng ít, càng chiều chồng thì chồng lại càng giống như trẻ con, cho nên vợ phải cho chồng cơ hội chung tay cùng vun vén.

Vì vậy, hãy làm một người vợ biết “lười biếng”, động viên, khích lệ chồng đỡ đần việc gia đình. Làm được như vậy, người chồng mới tích cực làm việc, anh ấy cũng sẽ chăm chỉ hơn, cuộc hôn nhân cũng nhờ đó mà ấm áp hơn. Nhờ vậy người vợ sẽ không vừa làm việc nhà vừa than vãn và oán trách, sẽ không xoay quanh chồng con suốt cả ngày.

Vẻ ngoài lười biếng thì kỳ thực lại là người phụ nữ thông minh.

Nghiên cứu chỉ ra rằng họ ít khi làm khó bản thân, cũng ít khi so bì với người khác, cũng nhờ vậy mà mọi thứ đạt được sẽ nhiều hơn. Theo con số thống kê thì trong số hơn 600 quan sát của cuộc nghiên cứu, những người vợ 'lười biếng' nhất lại thuộc vào nhóm của các chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ) thuộc vào hàng cao nhất.

Người mẹ biết cách “lười biếng” không phải ngồi yên phó mặc, cũng chẳng phải không yêu thương chăm sóc gia đình. Người mẹ ấy đang giúp con mình ngày một trưởng thành và độc lập hơn, người vợ ấy đang giúp chồng mình có trách nhiệm hơn đối với gia đình. Người phụ nữ ấy là đang dùng tình yêu thương và trách nhiệm để gắn kết hạnh phúc trong gia đình.

Vậy nên, các bà mẹ thay vì ngồi than vãn oán trách và ôm đồm mọi việc, hãy học cách buông tay, học cách “lười biếng”, bạn sẽ nhàn hạ hơn, gia đình cũng sẽ hạnh phúc hơn!

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Giấc ngủ là thước đo tình trạng hôn nhân của bạn

GIẤC NGỦ LÀ THƯỚC ĐO TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN CỦA BẠN

“Tu mười năm mới đi chung thuyền, tu trăm năm mới chung gối chăn”. Ngủ, đối với mỗi người mà nói có thể là chuyện rất đơn giản, nhưng đối với vợ chồng mà nói, ngủ vốn không phải là việc nhỏ.

Con người dành khoảng 1/3 thời gian trong đời là để ngủ. Nói cách khác, thời gian mỗi người ngủ cùng bạn đời của mình chiếm một phần rất lớn trong cuộc sống. Mà trong quá trình dài dằng dặc ấy, ngủ cách gì, ngủ thế nào, có quan hệ rất lớn với người cùng giường chung gối kia.

Hai người yêu nhau thật sự, ban ngày đã bận rộn cả ngày, buổi tối ngả xuống thân thể mệt nhoài, nhất định sẽ cùng nằm trên giường, cùng hưởng thụ thời gian thư giãn vui vẻ nhất.

Một nghiên cứu của đại học Hertfordshire của Anh cho thấy: Vợ chồng tựa sát nhau trong lúc ngủ, cảm giác hài lòng của họ về hôn nhân là 94%. Mà khoảng cách vợ chồng lúc ngủ xa nhau, đối với hôn nhân tỉ lệ hài lòng chỉ có 68%.

Điều này cũng có nghĩa, tư thế ngủ giữa vợ chồng có thể cho thấy tình trạng của hai người. Vợ chồng tình cảm bất hòa, dù cho nằm trên cùng một giường, cũng thường là ngủ đưa lưng về phía nhau, thậm chí còn chừa khoảng trống lớn giữa hai người, không ai muốn đụng đến ai. Trong lòng có khoảng cách, ngủ cũng cách xa nhau. Trái lại, vợ chồng ân ái hòa thuận thường sẽ ôm nhau ngủ.

Người thực sự yêu bạn, nhất định sẽ không phân giường ngủ với bạn, cũng sẽ không quay lưng lại với bạn, nếu không muốn tương tác với bạn, tỏ ra như bạn không tồn tại, cuối cùng chỉ còn lại hai trái tim không muốn kết nối với nhau.

Về khủng hoảng trong gia đình, thường ngoài vấn đề ngoại tình, còn có bạo lực gia đình. Nhưng chúng ta cũng thường quên mất còn một thủ phạm khác khiến cho tình cảm rơi vào lối cụt, đó là không cảm thông, không chia sẻ. Mà điểm này dễ nhìn thấy nhất trước khi ngủ.

Vợ chồng ngày nay không phải mỗi người đi làm một nơi thì cũng là một người đi làm, một người ở nhà trông con, hai người có rất ít cơ hội nói chuyện. Cho nên, trước khi đi ngủ nói chuyện chia sẻ với nhau vô cùng quan trọng.

Vợ chồng thân thiết với nhau, trước khi ngủ có thể sẽ nói chuyện trên trời dưới đất, kể một chút về công việc, con cái; thậm chí còn kể cả những suy nghĩ trong lòng của mình lúc ban ngày, muốn nói ra tâm sự, nhân lúc thời gian thả lỏng trước khi đi ngủ mà chia sẻ, trao đổi về tâm tư của mình.

Mà trong hôn nhân không hạnh phúc, vợ chồng trước khi ngủ thường đối lưng nhau nằm chơi điện thoại, không ai để ý đến ai, chơi chán rồi thì đi ngủ. Hoặc là thỉnh thoảng cũng nói chuyện, nhưng chỉ cần một lời không hợp liền rùm beng, ầm ĩ, rồi lại tức tối đi ngủ.

Ngày nay, người mất ngủ ngày càng nhiều, mọi người sáng chế ra đủ loại thuốc và công cụ hỗ trợ giấc ngủ. Ngủ vốn là thiên tính của con người, nhưng bây giờ lại cần đến thuốc thang hỗ trợ, đó quả thực là một chuyện đáng buồn.

Đối với các cặp vợ chồng tình cảm không hòa thuận, hôn nhân bất hạnh mà nói, thường bởi vì những chuyện vặt vãnh mà khắc khẩu không ngớt, cho nên lúc ngủ cũng đè nặng sự bực tức, khó chịu trong lòng.

Kết quả là càng tức càng không ngủ được, càng không ngủ được càng tức, cứ vậy rồi dần trở thành bệnh mất ngủ, khiến cho tâm trạng càng ngày càng không tốt, người trở nên tiều tụy, cuộc sống cũng ngày càng u ám.

Mà vợ chồng yêu thương nhau, ban ngày thấu hiểu và bao dung lẫn nhau, bất kì việc gì đều nghĩ cho đối phương, trước khi ngủ biết tán gẫu, tâm tình với nhau một chút, dù cho thỉnh thoảng khắc khẩu, cũng là chốc lát lại làm lành.

Trước khi đi ngủ tha thứ tất cả, sau khi tỉnh dậy mỗi người đều tươi vui. Khiến cho tâm hồn mệt mỏi sau một ngày làm việc được người yêu thương vỗ về, cho nên dù là ngủ hay mơ đều ngọt ngào.

Chất lượng giấc ngủ của một người, thường nói lên tâm tình của người đó, tâm tình của một người, thường tiết lộ hôn nhân của họ. Trách sao có người nói rằng, trên đời này nhất định phải tìm được người yêu bạn, nếu không, thậm chí đi ngủ cũng không thể ngon giấc.

Một người yêu bạn, vào lúc màn đêm buông xuống, sẽ nằm cùng bạn trên giường, sau khi nói chuyện phiếm tâm sự, cùng ngủ thật ngon lành.

Cuộc sống tốt là từ cách sống, hôn nhân đẹp là từ cách ngủ, mỗi người đều có thể mỗi ngày có giấc mơ đẹp, vợ chồng hòa thuận, hôn nhân hạnh phúc.

Đức Phật dạy: Mọi thứ trên đời rồi sẽ biến đổi

 

ĐỨC PHẬT DẠY: MỌI THỨ TRÊN ĐỜI RỒI SẼ BIẾN ĐỔI

Đức Phật chỉ ra rằng cuộc đời giống như một dòng sông tuôn chảy liên tục không ngừng nghỉ. Có lúc dòng sông cuộc đời chảy chậm, lúc sẽ chảy nhanh. Ở một số đoạn nó chảy hiền hòa, nhưng ở nơi nào đó lại chảy cuồn cuộn qua các ghềnh thác.

Cuộc sống của con người là sự biến đổi không ngừng, cái mới ra đời thay thế cái cũ không còn phù hợp. Chẳng điều gì là tồn tại mãi mãi, chẳng trạng thái nào duy trì vĩnh cửu. Khi con người nghĩ rằng bản thân đã an toàn, sẽ lại có những rắc rối, rủi ro không ngờ ập đến. Người nghèo khó nhưng nhờ tu tâm dưỡng tính, rèn tính khí, kiên trì nỗ lực rồi cũng đến ngày giàu sang. Người hôm nay giàu có biết đâu đến ngày sa cơ lỡ vận, chỉ còn lại hai bàn tay trắng.

Con người sống ở đời, theo quy luật tùy duyên, có ngày gặp gỡ, tất sẽ có ngày chia ly, sự khác nhau chỉ là ở những khoảng thời gian. Do đó, trân trọng chứ không níu giữ, cảm tạ chứ không oán thán, đó mới là cách ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người xung quanh ta.

Nếu biết nắm bắt và vận dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, ta sẽ có tâm thái bình thản, ung dung, không bao giờ bị sốc trước những đổi thay của cuộc đời để sẵn sàng đón nhận chúng.