Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

Đừng bán rẻ bản thân vì sự chú ý và hào quang ảo

 

ĐỪNG BÁN RẺ BẢN THÂN VÌ SỰ CHÚ Ý VÀ HÀO QUANG ẢO


Tại sao phải cố trở nên đặc biệt khi sống cuộc đời của chính mình mới là tuyệt nhất!  Có một nghịch lý mà các nhà tâm lý học không khỏi băn khoăn: Trong hơn 50 năm qua, dù mức sống của con người ngày càng được nâng cao, chỉ số hạnh phúc vẫn vậy, nhưng những tỷ lệ người mắc các bệnh lý về tâm lý như rối loạn lo âu, ái kỷ và trầm cảm lại đang tăng lên nhanh chóng.

.

Với bất cứ ai đã học ngành tiếp thị, điều đầu tiên họ được dạy ắt hẳn là khả năng kiếm tiền dựa trên nỗi sợ của con người. Nếu bạn khiến một người cảm thấy thiếu thốn hoặc thấp kém, họ sẽ tự ái và mua những thứ khiến họ cảm thấy tốt hơn.

Hệ thống thị trường tư bản luôn hoạt động không ngừng, do đó, nó góp phần hình thành một xã hội nơi con người luôn cảm thấy thiếu thốn và thấp kém. 

Đối với những người theo chủ nghĩa siêu-cá nhân ở phương Tây, đặc biệt là nhóm người sẵn sàng tăng ca thâu đêm để kiếm một đống tiền, việc kiếm nhiều tiền là cách giúp họ trở nên "hạnh phúc hơn" và có được lối sống "lành mạnh hơn". Nhưng tới khi đạt tới trạng thái cực kỳ giàu có, đó lại là thứ chúng ta vô cùng muốn loại bỏ.

.

Qua nhiều thế kỷ, con người tự nhận thức được vị trí của mình trong xã hội: "Con vua thì lại làm vua. Con sải ở chùa lại quét lá đa". Nếu không có thay đổi, hay cơ hội, thì sẽ không có áp lực thúc ép bạn tiến về phía trước, nên bạn chấp nhận nó và cứ thế mà sống.

Nhưng trong một xã hội trọng dụng nhân tài, nhiều thứ đã thay đổi. Ở đây, nếu bạn nghèo, hay thành công nhưng lại đánh mất tất cả, đó không phải là do định mệnh hay vận rủi gì đâu. Đó là lỗi của bạn. Bạn là người thất bại. Bạn đánh mất mọi thứ. Và điều này khiến mọi người bị "xiềng xích" trong nỗi sợ liên tục; tất cả sự hối hả, xô bồ của thế giới này đều xuất phát từ nỗi sợ về địa vị xã hội.

.

De Botton không nói rằng xã hội phong kiến hay cộng đồng nghèo khó sẽ tốt hơn. Ông chỉ đơn giản làm rõ rằng khi một xã hội đi từ phong kiến và nghèo khó lên thịnh vượng và đề cao nhân tài, cái giá mà người dân phải trả là căng thẳng và lo âu tăng cũng tăng lên theo mức sống.

Ngày nay, chúng ta tiếp cận được với nhiều thông tin hơn bất kì thời đại nào trong lịch sử loài người. Nhưng khi kết hợp hệ thống tư bản với dòng chảy thông tin vô tận, tác dụng phụ của những thứ này sẽ khiến chúng ta nghĩ rằng không gì trên đời này là đủ.

"Keeping up with the Joneses" (Luôn muốn theo kịp người khác, có được những thứ họ có, thành công như họ) là một câu nói khá nổi tiếng hồi đầu thế kỷ 20. Nó mô tả ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa tiêu thụ. Hàng xóm vừa mua xe thì mình cũng phải mua xe.

"Keeping up with the Joneses" vẫn là căn bệnh cố hữu trong tất cả chúng ta. Loài người chúng ta liên tục vô thức đánh giá bản thân với người khác. Thật không may, điều này lại chiếm một phần rất lớn trong cách chúng ta định nghĩa bản thân, dù chúng ta có muốn hay không.

.

Trong thế giới ngày nay, con người lúc nào cũng phải liên tục nhắc nhở bản thân rằng người khác, nơi khác đang có những thứ tuyệt vời, hay ho hơn mình biết bao.

Thật đáng ngưỡng mộ nếu ai đó tìm được sự hài lòng từ những việc nhỏ nhặt, từ mọi thú vui trong cuộc sống, nhưng có vẻ việc này ngày càng khó thực hiện.

Nếu bạn không tìm được niềm vui từ những thứ giản đơn ở trên trần đời, thì dù có đi đâu chăng nữa cũng vô dụng thôi. Đừng bán rẻ bản thân vì sự chú ý và hào quang ảo. Dù những thứ đó không hề sai, nhưng chúng không phải là động lực thúc đẩy cuộc sống của bạn.

.

Thay vào đó, hãy chú tâm vào những điều giản dị xung quanh mình, vào các sắc thái khác nhau của cuộc đời. Sống chậm lại. Hít thở sâu. Và cười. Bạn không cần phải chứng minh với bất cứ ai bất cứ điều gì. Tự suy ngẫm trong vài phút, để tư tưởng này thấm nhuần vào tâm trí.

Không sử dụng xà phòng tắm, cơ thể tăng sức đề kháng

 

KHÔNG SỬ DỤNG XÀ PHÒNG TẮM, CƠ THỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

Mọi người trong thế giới hiện đại đều ám ảnh với vấn đề vệ sinh cá nhân. Hầu hết người trưởng thành tắm rửa mỗi ngày với xà phòng và các loại hương liệu, chất khử mùi để giữ cơ thể sạch sẽ, thơm tho. Các sản phẩm tẩy rửa gây hại cho cơ thể chúng ta nhiều hơn bạn nghĩ.

Xà phòng và các chất khử mùi hoạt động theo cơ chế loại bỏ lớp dầu tự nhiên của cơ thể. Chúng có thể thay đổi hoàn toàn “hệ sinh thái” vi sinh trên da của con người. Trung bình, cơ thể người chưa 37 nghìn tỷ vi khuẩn ở cấp tế bào, trong đó khoảng 370 tỷ vi khuẩn sống trực tiếp trên da. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, hệ vi sinh vật này là cơ chế bảo vệ cơ thể tự nhiên trước các bệnh ngoài da như nấm, eczema, vẩy nến…

.

“Sự sạch sẽ không hẳn là một điều lý tưởng đối với cơ thể chúng ta. Nghiên cứu cho thấy, cơ thể người và hệ vi sinh trên da tương hỗ nhau rất nhiều”, theo Tiến sĩ Adam Roberts, giảng viên cao cấp về vi sinh học phân tử, Đại học College London.

Các nhà khoa học thực hiện một thí nghiệm: không tắm với xà phòng, chất khử mùi, chất khử mồ hôi trong 4 tuần, kết quả là số lượng vi khuẩn trên da tăng bùng nổ từ 192 loại lên 234 loại. Nhưng chính sự sinh sôi và phát triển ngày càng đa dạng của các loại vi khuẩn giúp cơ thể rất ít bị nhiễm trùng.

.

“Nếu bạn thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng xà phòng, nguy cơ nhiễm nấm chân và eczema tăng lên rất cao. Tỷ lệ bệnh nhân dị ứng và chàm tăng vọt kể từ thập niên 70, khi mà chúng ta bắt đầu giữ vệ sinh một cách gắt gao như hiện nay. Hệ vi khuẩn tự nhiên của có thể là một cơ chế chống lại các mầm bệnh có hại”, giám đốc nghiên cứu Dries Budding - nhà vi sinh y khoa tài Đại học VU ở Amsterdam giải thích.

.

Bốn tuần không tắm với xà phòng thực sự là một khoảng thời gian dài đối với một người ưa sạch sẽ. Người thực hiện thí nghiệm phải thường xuyên thay áo và dùng áo khoác để giấu mùi cơ thể. Mùi cơ thể thay đổi từng ngày, khiến anh ý thức việc tránh các thức ăn nặng mùi. Sau 4 tuần không sử dụng xà phòng hay chất khử mùi, lượng vi khuẩn ở vùng nách của anh tăng tới 40%. Vi khuẩn sinh sôi và phân hủy mồ hôi ở vùng nách làm giảm mùi hôi đặc trưng của cơ thể.

Trong khoảng thời gian tránh sử dụng xà phòng giúp da của anh ta cải thiện rõ rệt: Tăng sự đàn hồi, không còn vết loang lổ, bong chóc do thiếu nước. Những người xung quanh không hề tỏ ra khó chịu bởi mùi cơ thể.

Thực tế, loài người đã sống mà không tắm với xà phòng trong hàng triệu năm. Chúng ta sử dụng xà phòng với hy vọng rằng nó giúp da trắng hơn và thơm hơn. Nhiều người bị ám ảnh với việc sạch sẽ, họ sẽ tắm đến khi không thấy da chết nữa nhưng nếu bạn chà lên da quá mạnh và liên tục sẽ phá vỡ lớp màng bảo vệ tự nhiên của da, sức đề kháng của da cũng theo đó mà giảm xuống.

Tắm với nước (không xà phòng) giúp da tự cân bằng và khôi phục cơ chế bảo vệ tự nhiên. Sự xuất hiện của một hệ sinh thái vi khuẩn đa dạng khi thiếu vắng xà phòng thực sự có ích cho cơ thể. Một số chuyên gia thậm chí đưa ra giả thuyết về ý tưởng “nói không với xà phòng” để không cản trở sự phát triển của quần thể vi sinh tự nhiên trên da.

.

Sà phòng có thể là mối nguy hại

Đa số xà phòng đều có 5 thành phần chính. Đầu tiên là thành phần có tác dụng chính để làm sạch trên bề mặt da, thứ hai là chất tạo bọt, thứ ba là ngăn đóng ván, thành phần thứ tư là những hương liệu hoặc chất tạo màu sắc, cuối cùng là hỗn hợp các chất tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng.

.

Làn da mỗi người cần môi trường pH, (pH trung bình của da là 5,5) vi sinh vật có lợi và có hại, các yếu tố lý hóa cân bằng như quá trình đào thải các chất bã nhờn qua mồ hôi. Da cần sự ổn định mới duy trì chức năng bảo vệ cơ thể. Nếu lạm dụng xà phòng khi vệ sinh cơ thể quá nhiều sẽ làm rối loạn môi trường bề mặt da, rối loạn độ pH, các lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt, hại khuẩn chỉ bị kiềm chế tạm thời gặp môi trường thuận lợi sẽ tấn công cơ thể gây nấm, nhiễm trùng da. Những động tác kỳ cọ, chà xát mạnh lên da vô tình làm tổn thương bề mặt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào sâu bên trong da.

FDA tuyên bố một số loại xà phòng diệt khuẩn chẳng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của người tiêu dùng, mà ngược lại.

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

Nếu muốn hạnh phúc, đừng quan tâm đến ánh nhìn của người khác

 

Chân dung nhà triết học Arthur Schopenhauer

 

NẾU MUỐN HẠNH PHÚC, ĐỪNG QUAN TÂM ĐẾN ÁNH NHÌN CỦA NGƯỜI KHÁC


Arthur Schopenhauer* tin rằng hầu hết khổ não của nhân loại đều là do họ quá chú ý đến con mắt của người đời. hầu hết mọi người đều chăm chăm để ý đến ý kiến ​​của người khác, mà bỏ qua cảm xúc thật của mình.

Ông cho rằng, phần lớn mọi người đều quá thiển cận, bất kể là mọi người khen ngợi hay chê bai chúng ta, về mặt bản chất thì nó cũng chẳng liên quan tới chúng ta. nếu chuyện gì cũng nhìn sắc mặt, nhìn ánh mắt của người khác trước, vậy thì chúng ta sẽ rơi xuống cái hố tự ti mãi không thể thoát ra được.

.

Schopenhauer chủ trương con người, nên sống cho chính mình. bạn là ai, không phải do người khác định nghĩa, mà nên do chính bạn định nghĩa. điều đáng buồn nhất trên thế giới là chứng minh giá trị của chính bạn thông qua sự chấp thuận của người khác. tuy nhiên, có rất nhiều người không hiểu điều này và họ vẫn bị ám ảnh bởi những danh hiệu, danh dự, sự giàu có, địa vị... họ nghĩ rằng mình càng có nhiều "thứ bên ngoài", thì mình càng thành công và mọi người sẽ càng tôn trọng mình.

Trên thực tế, giá trị của chúng ta không được quyết định bởi các yếu tố bên ngoài, mà nó được quyết định bởi chính chúng ta. quan tâm đến cái nhìn thế tục, đó chính xác là biểu hiện của sự không tự tin.

.

Nếu muốn hạnh phúc, đừng quan tâm đến ánh nhìn của người khác. một người không quan tâm đến ánh nhìn của thế giới bên ngoài là một người có trái tim tự do và chín chắn. và bản chất của hạnh phúc là sự tự do và yên tĩnh của tâm hồn.

,

Trong cuốn "Trí tuệ trong cuộc sống", Schopenhauer đã đưa ra một ví dụ để cho thấy thật đáng buồn khi quá quan tâm tới cái nhìn của thế giới bên ngoài.

.

Khi một buổi hòa nhạc kết thúc, khán giả đứng dậy và vỗ tay mạnh mẽ, người nhạc sĩ vô cùng hạnh phúc và tự hào.

Nhưng sau đó, một người nào đó đã nói với anh ta rằng những khán giả vỗ tay phía dưới đều là người điếc, họ vỗ tay lớn như vậy là để che đi khuyết điểm thể chất của mình. lúc này, người nhạc sĩ đột nhiên cảm thấy rất thất vọng và nghi ngờ về khả năng của chính mình.

.

Schopenhauer tin rằng chúng ta ai cũng giống như người nhạc sĩ kia, còn cái nhìn của thế giới bên ngoài chính là tiếng vỗ tay của người điếc, cái sau không thể quyết định cuộc sống của cái trước. mọi người đều là chủ nhân của chính cuộc đời mình. nếu anh ta thay đổi bản thân chỉ để làm hài lòng người khác, anh ta sẽ trở thành con rối của cuộc sống. Người như vậy cũng đáng thương giống như người nhạc sĩ kia vậy.

---------

*Arthur Schopenhauer nhà triết học người Đức (1788 –1860) sinh tại Danzig, nay là Gdańsk, Ba Lan. Ông học các trường Đại học Göttingen, Đại học Berlin và Đại học Jena. Sau đó, Schopenhauer định cư tại Frankfurt am Main, nơi ông sống một cuộc đời cô độc. Ở đây, ông luôn nghiên cứu tư tưởng của Phật giáo, Ấn Độ giáo và chủ nghĩa thần bí.

Schopenhauer tuy vô cùng cô đơn trong suốt cuộc đời mình, nhưng ông lại nhận được rất nhiều lời khen ngợi sau khi qua đời. Tư tưởng của ông đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như triết học, nghệ thuật và tâm lý học. Những người nổi tiếng chịu ảnh hưởng sâu sắc của ông bao gồm: Nietzsche, Wittgenstein, Freud, Tolstoy, Maupassant, Borges, Einstein…

Ở tuổi 63, ông bất ngờ trở nên nổi tiếng với cuốn "Parerga và Paralipomena", và cuốn "The Wisdom of life" (Tạm dịch: "Trí tuệ đời người") trong đó trần thuật lại cách nhìn của Arthur Schopenhauer ở nhiều khía cạnh cuộc sống dưới dạng cách ngôn, và trở thành một tác phẩm kinh điển về triết học trong hàng trăm năm qua.