Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021

Bí quyết dưỡng sinh kỳ diệu của bà Tống Mỹ Linh

 
BÍ QUYẾT DƯỠNG SINH KỲ DIỆU CỦA BÀ TỐNG MỸ LINH - PHU NHÂN TƯỞNG GIỚI THẠCH 

Trong số 3 chị em họ Tống nổi danh trong lịch sử Trung Hoa, Tống Mỹ Linh dường như là người nổi bật nhất không chỉ bởi tính cách sắc sảo, quyền lực chính trị mà cả về sức khỏe và nhan sắc. Bà thậm chí được báo Mỹ bình chọn là 1 trong 10 phụ nữ đẹp nhất thế giới; theo kể lại, ngoài 60 tuổi tóc bà vẫn đen, da trắng mềm, không bị những vết nhăn xâm lấn.

Tống Mỹ Linh 40 tuổi mắc ung thư nhưng bà vẫn sống thọ tới 106 tuổi, tất cả nằm trong 6 bí quyết đơn giản qua phân tích lịch sử và lời kể lại của những người thân cận:

 

1. Thường xuyên massage, thông kinh lạc

Tống Mỹ Linh từng nói rất nhiều về sự quan trọng của việc thông kinh lạc. Bà đã bắt đầu vận dụng phương pháp này từ thập niên 30 thế kỷ trước. Ông Nguyên, vệ sĩ thân cận của Tưởng Giới Thạch từng nói: "Buổi sáng, tiên sinh (Tưởng Giới Thạch) dậy được vài tiếng đồng hồ thì Tống Mỹ Linh mới dậy, nhưng khi vừa tỉnh ngủ bà không dậy ngay mà nằm lại trên giường một lúc để nữ phụ tá Quách Tố Mai massage cho bà, xong đâu đấy mới dậy khoác áo khoác, đi súc miệng rửa mặt và tự mình trang điểm". 

Lối sống kiểu này của bà bắt đầu từ thời kỳ ở Nam Kinh, kéo dài liên tục đến thập niên 90 thế kỷ trước khi bà đến Mỹ định cư. Cho đến những năm cuối đời, khi bà dọn đến căn nhà cao tầng ở Manhattan, New York sống, lúc này mới không còn người chuyên trách giúp bà massage nữa.

.

Khi ở Thượng Hải bà từng được một mục sư chỉ dạy và hiểu lợi ích của massage với cơ thể. Ở Thượng Hải, mẹ của bà là Nghê Quế Trân hay bệnh tật, vị mục sư đã yêu cầu Tống Mỹ Linh thường xuyên ở bên cạnh mẹ để giúp mẹ massage khi cơ thể khó chịu. Vị mục sư còn nói nguồn gốc của massage không xuất phát từ Tây phương mà chính là liệu pháp từ thời cổ đại ở Trung Quốc.


2. Bỏ cà phê, thường xuyên uống trà xanh

Một thời gian bà Tống rất thích uống cà phê. Sau này, qua một thầy thuốc, bà hiểu rõ café không có lợi cho sức khỏe. Tống Mỹ Linh chuyển qua uống nước đã đun sôi và thường xuyên ăn chay. Điều này giúp giảm bớt việc tích lũy độc tố trong cơ thể.

.

3. Uống rượu nho, ăn salad

Trong thời gian Tống Mỹ Linh sống ở Nam Kinh và Trùng Khánh, khi tham gia tiệc tùng bà hay uống rượu nho. bà thích loại rượu này vì công dụng làm đẹp của nó, giá trị dưỡng sinh của rượu nho nằm ở chất resveratrol, là chất giúp phòng chống lão hóa rất tốt.

.

4. Ăn rau nhiều hơn

Tống Mỹ Linh từng đến Mỹ học từ năm 10 tuổi. Sau khi về nước, bà vẫn luôn giữ những thói quen hình thành từ thời niên thiếu, đó là ăn nhiều rau trong bữa ăn hàng ngày, với món ăn phương Tây thì thường dùng món salad trộn.

Tống Mỹ Linh nhớ lại lời vị bác sĩ riêng thời bà ở Nam Kinh và Trùng Khánh: Ăn rau chín tuy dễ tiêu hóa nhưng cấu trúc tế bào và mô của rau đại đa số là bị phân giải hoặc phá hủy trong quá trình làm nóng, giá trị dinh dưỡng chắc chắn không thể so với rau chưa qua nhiệt độ. Bà có thói quen ăn nhiều rau chân vịt, có thể nói bữa ăn nào bà cũng dùng. Đây là rau không những giàu protein mà còn có nhiều loại vitamin và khoáng chất.

.

Tống Mỹ Linh nhiều lần dặn dò đầu bếp: "Mỗi ngày tôi chỉ ăn 1/2 kg rau chân vịt là có thể bù lại được phần dinh dưỡng của thịt kho tàu. Thịt kho tàu tuy ăn ngon nhưng lại có tác dụng phụ không tốt, chất béo làm hại gan, làm tăng thể trọng. Khi tôi ở Mỹ thường hay ăn đồ ngọt, sau này bác chủ cho thuê nhà nói với tôi, cháu ăn nhiều đồ ngọt như thế rất hại tim mạch.

Khi đó tôi không hiểu lắm, vì chỉ nghĩ ăn những gì mình thích là hạnh phúc, không biết rằng kiến thức về cuộc sống của mình còn rất kém. Sau này thấy bác gái đó thường xuyên dùng món salad tôi mới hiểu thêm chút đạo lý. Vì khi tôi học ở Georgia mới chỉ là cô gái chưa đến 20 tuổi, nhưng bác gái đã hơn 70 tuổi, thế nhưng thân thể của bác xem chừng còn khỏe mạnh hơn tôi". 

.

Tống Mỹ Linh thích món rau salad từ năm 1913 khi bà từ Georgia chuyển đến Massachusetts học. Dĩ nhiên không phải Tống Mỹ Linh chỉ vì lời bác chủ nhà ở Georgia mà thay đổi thói quen ăn đồ ngọt yêu thích của mình từ nhỏ. Nguyên nhân khác nữa là ở nhà ăn tập thể tại ngôi trường ở Massachusetts đã bắt đầu áp dụng cơ cấu bữa ăn nhiều rau.

.

5. Uống nước chanh

Năm 40 tuổi, Tống Mỹ Linh mắc bệnh ung thư vú. Khi đó bà đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ. Nhưng bác sĩ người Mỹ của bà đã khuyên Tống Mỹ Linh nên cải biến tính axit trong cơ thể, quan tâm đến sức khỏe đường ruột. Từ đó bà đã bắt đầu uống nước chanh. Từ năm 40 tuổi trở đi, Tống Mỹ Linh đã bắt đầu dùng nước chanh để trừ độc, thanh lọc đường ruột. Đây cũng chính là cách mà bác sĩ người Mỹ của bà gọi là cải biến tính axit trong cơ thể.

Tống Mỹ Linh đến năm 60, 70 tuổi vẫn rất đẹp và khỏe mạnh. Cho đến năm 106 tuổi bà mới qua đời một cách tự nhiên chứ hoàn toàn không phải do bệnh ung thư.

Thực ra ăn chỉ là một phương diện, điều quan trọng trong bí quyết sống thọ của Tống Mỹ Linh là ở tâm thái của bà với kim tiền và quyền lực.

.

6. Thản nhiên với sự được mất của quyền lực

Vào quãng thời gian những năm 30 – 40 tuổi, sự nghiệp của Tống Mỹ Linh lên đến đỉnh cao, được xem là đệ nhất phu nhân ở Trung Quốc. Nhưng về cuối đời bà không con cháu, chỉ nhờ vào sự quan tâm của bạn bè. Trước đây chỉ cần vẫy tay là người đến tấp nập, nhưng khi về già thì ngựa xe thưa thớt, sống cảnh vắng vẻ. Nhưng sở dĩ bà vẫn được trường thọ là bởi đã luôn tạo cho mình một tâm thái bình ổn, khoan hòa.

Bà cho rằng:

"Trong cuộc sống, người này tranh của người kia, nhưng rồi cuối cùng thì thế nào? Khi nhắm mắt lại thì mọi vật ngoài thân của mình đều biến thành của người khác. Ngày trước tài sản trong tay Từ Hy Thái hậu nhiều người trong chúng ta không thể sánh kịp, nhưng sau khi chết bà ấy có mang đi được không? Một chút châu báu chôn theo trong lăng mộ cuối cùng sau này còn mang đến tai họa, bị người ta đào mộ lên để ăn trộm".

.

Bí quyết trường thọ của Tống Mỹ Linh là nhờ bà có tri thức về bảo vệ sức khỏe, biết giữ tâm thái điềm nhiên bình ổn trước sóng gió cuộc đời. Với Tống Mỹ Linh, quyền lực chỉ như hạt sương trên bông hoa, bà luôn sống tràn đầy năng lượng với trí tuệ thông minh và sức quyến rũ. Với bà mọi thứ đều thật nhẹ nhàng, mọi việc có được tất có mất, vì thế biết buông bỏ vật ngoài thân chính là cách sống khỏe của bà.

Khoa học chứng minh người nghèo thường hào phóng hơn người giàu

 

KHOA HỌC CHỨNG MINH NGƯỜI NGHÈO THƯỜNG HÀO PHÓNG HƠN NGƯỜI GIÀU

Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh người nghèo thường hào phóng hơn người giàu. Người giàu có thể có điều kiện vật chất tốt hơn nếu nhưng xét về độ hào phóng thì chưa chắc đã bằng được người nghèo.

Đó là những gì các nhà tâm lý học Mỹ kết luận sau khi thực hiện một thử nghiệm trên một số trẻ em. Cụ thể như các chuyên gia từ ĐH California đã làm một thí nghiệm về "chủ nghĩa vị tha" (altruism) trên 74 đứa trẻ 4 tuổi. Trong đó gồm những đứa trẻ tham gia một số trò chơi để nhận được các đồng xu, sau đó dùng chúng để đổi lấy quà.

Các trẻ em kém may mắn hóa ra lại là người đóng góp nhiều nhất
Sau khi chơi, các em sẽ được yêu cầu quyên góp các đồng xu có được cho một số bạn khác bị ốm. Các em có thể quyên góp một phần hoặc tất cả số đồng xu cho các bạn. Việc quyên góp của mỗi bé sẽ được giữ
bí mật, hay ít nhất là để các em nghĩ vậy, để tránh trường hợp ngoại cảnh tác động đến quyết định của các bé.
.
Kết quả cuối cùng cho ra, những đứa trẻ đến từ gia đình không mấy giàu có hóa ra lại quyên góp nhiều nhất và dường như giàu lòng nhân ái hơn các bé sống trong "nhung lụa".

Ngoài ra, các chuyên gia còn tiến hành gắn các điện cực để đo nhịp tim và dây thần kinh phế vị (vagus). Qua đó, họ nhận thấy những đứa bé hào phóng nhất có thể kiểm soát được mức độ stress qua các dây thần kinh này.

Khoa học chứng minh được rằng, dây thần kinh phế vị là dây thực vật phó giao cảm lớn nhất của cơ thể tác dụng chi phối vận động, cảm giác hầu hết các phủ tạng ở ngực và ổ bụng. Kiểm soát được nó đồng nghĩa với việc sức khỏe thể chất và cả tinh thần của các bé khi lớn lên cũng tốt hơn bình thường. Ngoài ra, họ cũng là những người bình tĩnh hơn và nắm vững nhiều kỹ năng xã hội hơn.

Theo Jonas Miller - chủ nhiệm nghiên cứu khoa học: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc rèn luyện được thiên hướng vị tha đóng vai trò quan trọng giúp trẻ có được sức khỏe tốt trong tương lai". Ông cũng chia sẻ thêm: "Cũng có thể những bậc phụ huynh giàu có nhưng tính cách... hà tiện sẽ vô tình truyền xuống thế hệ sau, làm giảm đi khả năng giao tiếp và độ nhạy cảm xã hội của trẻ." Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Psychological Science.