Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Cuộc đời là người thầy vĩ đại

 

CUỘC ĐỜI LÀ NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI


Cuộc đời là một lớp học vĩ đại, còn những sự kiện xảy ra trong cuộc sống – mọi nỗi bất hạnh, mọi sự coi thường, mọi sự mất mát, mọi niềm vui, sự ngạc nhiên và niềm hạnh phúc – là người thầy dìu dắt chúng ta trong lớp học đó, giúp chúng ta phát triển và trưởng thành

.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “Không có bùn thì cũng chẳng thể có hoa sen”. Trên đời này chỉ có những bài học, không có cái gọi là sai lầm. Chúng ta chính là kết quả của những bài học mà ta đã tiếp thu.

.

Chỉ có trải qua thách thức trong đời, ta mới trở nên mạnh mẽ hơn. Ta sẽ trưởng thành qua những trải nghiệm - chúng là những thứ sẽ định hình ta của ngày hôm nay.

Tại sao bạn phải đi vòng quanh thế giới, đến những chốn tu tập xa xôi, thỉnh giáo những bậc thầy xa lạ khi mà câu trả lời đã tồn tại sẵn trong cuộc đời này, chỉ là bạn không đủ kiên nhẫn để nhận ra?

.

Sự phản bội dạy ta cách tha thứ. Tình yêu dạy ta về sự tin tưởng. Vật nuôi dạy ta về tình yêu không điều kiện. Trầm cảm dạy ta sau cơn mưa trời lại sáng. Kiệt sức dạy ta cách trân trọng và ưu tiên bản thân. Một vụ hỏa hoạn dạy ta về sự gắn bó. Một người vô gia cư dạy ta biết ơn kể cả những điều nhỏ bé nhất.

.

Thành công là sản phẩm của quá trình học hỏi từ kinh nghiệm và thất bại - kết quả của sự kết hợp giữa cuộc sống, kinh nghiệm và những người chúng ta vẫn gặp hàng ngày. Đó mới là thứ nhào nặn chúng ta nên người, không phải bậc thầy hay chuyên gia nào hết.

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

Tình yêu với giáo dục nơi các Thầy Cô đang bị xói mòn?

 

TÌNH YÊU VỚI GIÁO DỤC NƠI CÁC THẦY CÔ ĐANG BỊ XÓI MÒN?


Là giáo viên cũng giống như phụ huynh của một gia đình lớn, sẽ phải có trách nhiệm với tất cả mọi người trong nhà. Mà mỗi em thì lại có tính cách riêng và nhu cầu riêng.

Là giáo viên giống như một huấn luyện viên. Cả đội cần được dẫn dắt đi tới chung kết và giáo viên là người chịu trách nhiệm bố trí cho đội hình ấy và không phải ai cũng đồng ý với những sắp xếp ấy. Khi đội thắng đó là công sức của các cầu thủ, nhưng khi đội thua đó là lỗi của Huấn luyện viên.

.

Giải quyết những vấn đề học đường chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng đừng quên rằng điều gì cũng có hai phía, và nếu chỉ tập trung bảo vệ một bên mà lờ đi những vấn đề ở phía còn lại, vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết triệt để.

.

Người giáo viên trong xã hội hiện đại đang bị rối loạn giữa hai giá trị: Giá trị tình cảm - nơi học sinh tôn trọng giáo viên như những gì truyền thống vẫn nói, hay giá trị xã hội - nơi giáo dục chỉ là dịch vụ được cung cấp đến đối tượng khách hàng là học sinh và gia đình chúng. Trẻ con thì ngày càng hiếu động còn phụ huynh thì mong mỏi quá nhiều điều.

.

Thiết nghĩ, chính giáo viên cũng cần được quan tâm và tạo một môi trường làm việc thuận lợi để phát huy hết những khả năng mà họ có. Chúng ta đều là những con người, và nếu phụ huynh còn khó lòng quản nổi một ngôi nhà với 2 đứa trẻ thì một giáo viên với xấp xỉ 40 học sinh là một điều thật sự khó khăn.  

Giáo viên làm sao có thể “khơi dậy được tài năng trẻ” nếu tình yêu với giáo dục đang chết đi từng ngày?

Chúng ta sẽ bị nhấn chìm bởi dục vọng

 

CHÚNG TA SẼ BỊ NHẤN CHÌM BỞI DỤC VỌNG

Dục vọng như phần bị trục trặc trong một cỗ máy và chặn đứng quyền năng của vô thức. Dục vọng có nhiều đặc tính tiêu cực, và những gì tiêu cực sẽ lôi kéo sự tiêu cực

Muốn và không muốn – luôn cùng tồn tại – là nguồn căn của khổ đau. Muốn là trạng thái thiếu hụt, nó tạo nên sự hồi hộp và nỗi sợ hãi, đôi khi rõ ràng, đôi khi phảng phất. Ta cần phải tìm cách giảm bớt dục vọng và ngừng suy nghĩ về những gì ta muốn.

Hãy tìm ít nhất một sở thích mà bạn thực sự ưa thích để giúp bạn có thể xao nhãng khỏi dục vọng, nhưng phải chắc chắn rằng thú vui sẽ mang lại cho bạn cảm nhận khác với những gì bạn thường gặp trong công việc. Ví dụ như nếu bạn làm các công việc lao động chân tay thì đừng chọn thú vui cần có nỗ lực thể chất như thể thao chẳng hạn. Nếu công việc yêu cầu bạn suốt cả ngày phải ngồi trước máy tính thì đừng thư giãn bằng trò chơi điện tử.

Đừng cầu xin sẽ đạt được mục tiêu mà hãy tin mình có đủ khả năng để đạt được nó một cách dễ dàng hơn. Dục vọng của bạn sẽ yếu đi và niềm tin của bạn sẽ mạnh lên.

Thành công sẽ nhanh chóng đến khi bạn chuyển hóa được dục vọng thành nỗ lực. Sự tích cực sẽ xuất hiện như có phép màu.

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Thơ tình yêu phản duy lý của B. Brecht

 

Nhà thơ Bertolt Brecht

THƠ TÌNH YÊU PHẢN DUY LÝ CỦA B. BRECHT


Thơ tình yêu của B. Brecht* đến thẳng người đọc, bắt được nhịp rung động của con tim. B.Brecht đã vận dụng tối đa tính phản duy lí khi viết về tình yêu. Tình yêu là điểm yếu nhất của con người “nhược điểm - em không, còn anh có: anh yêu” hầu như ai yêu cũng là người thua cuộc, nhưng con người vẫn yêu:

.

Tôi muốn đi với người, người tôi yêu.

Tôi không muốn so đo, cuộc tình tốn bao nhiêu

Tôi không muốn đắn đo, chuyện tình có hay ho.

Tôi chẳng muốn biết rõ, chàng có thật yêu tôi.

Tôi muốn đi với người, người tôi yêu”

.

Ai giải thích được? Và giải thích để làm gì? Cũng như hoa hồng nở đâu phải vì ai mà “hồng, mà trẻ mà gần gũi bất ngờ đến thế” Cho nên rất hiện thực, lắm lúc là một thứ hiện thực hư vô, rất tự nhiên, thơ tình yêu của Brecht rất dễ cảm nhận.

 

Chúng ta đến đây không để ngắm hoa hồng,

Ta đến đây chừ, hồng đã rộ bông,

Trước khi có hồng, hồng không được đợi,

Khi có hồng rồi, hồng chẳng chờ ai”.

.

* Bertolt Brecht 1898 - 1956) là một nhà thơ, nhà soạn kịch, và đạo diễn sân khấu người Đức