Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

9 câu danh ngôn bất hủ của Tôn Tử

 

9 CÂU DANH NGÔN BẤT HỦ CỦA TÔN TỬ

Xuất hiện lần đầu vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, những nội dung của binh pháp Tôn Tử cho đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi ở cả phương Đông và phương Tây – không chỉ trong quân sự, mà còn cả lĩnh vực kinh doanh, chính trị, luật pháp, thể thao và thậm chí đời sống thường nhật.

1. “Đánh nhau phải lừa nhau. Đánh được phải giả vờ không đánh nổi, hành quân phải giả vờ như bất động, gần phải giả vờ xa, xa phải giả vờ gần.”

2. “Chiến tranh cần phải giải quyết thật nhanh chóng, sớm ngày nào hay ngày ấy. Kéo dài ra chỉ làm hao binh, tổn tướng, mất nhuệ khí chiến đấu, làm tài nguyên quốc gia kiệt quệ, nhân dân điêu đứng.”

3. “Phép dụng binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi chì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút lui, tránh giao tranh với địch.”

4. “Đội quân chiến thắng bao giờ cũng tạo điều kiện để thắng, sau mới giao tranh. Đội quân chiến bại thường giao tranh trước, sau mới tìm chiến thắng bằng cầu may.”

5. “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Biết ta mà không biết địch, trận thắng trận bại. Không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại.”

6. “Dụng binh bao giờ cũng đánh chỗ yếu mà tránh chỗ mạnh của quân địch.”

7. “Các bậc vua sáng tướng tài, sở dĩ dấy binh thắng địch, thành công hơn người, đó là nhờ biết trước vậy.”

8. “Địch rút về nước thì không nên chặn đường, bao vây quân địch nên chừa một lối thoát cho chúng, địch cùng khốn thì không nên quá bức bách chúng.”

9. “Đối xử với sĩ tốt như con em, họ sẽ cùng ta xông pha vào những nơi hung hiểm. Coi sĩ tốt như con yêu quý, họ sẽ cùng sống chết bên ta.”

Tuy đã có chiều dài lịch sử hơn 2000 năm, binh pháp Tôn Tử vẫn được đánh giá là “kim chỉ nam” quan trọng, đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống hiện đại. Những lời dạy của Tôn Tử chứa đựng trong đó vô số bài học quý giá mà bất kỳ chiến lược gia hiện đại nào cũng cần nắm rõ – đặc biệt trong bối cảnh thế giới VUCA (đa cực) hiện nay – để có thể thích ứng với tình hình biến động khó lường.

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

Quan niệm nhân văn trong điều trị y học

 

SỰ ĐỒNG CẢM CÒN HƠN LÀ SỰ AN ỦI, ĐÓ LÀ LIỀU THUỐC TỐT

Thực tiễn y học đang đòi hỏi một quan niệm nhân văn trong điều trị y học. Sau khi công bố bản báo cáo chứng minh rằng sự trầm cảm làm tăng gấp 5 lần những nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đau tim, một bài xã luận đăng trên Tạp chí của Hội Y học Mỹ khẳng định: “Khi những nhân tố tâm lý như trầm cảm và cô lập xã hội có thể gây nên nguy cơ tử vong lớn hơn với bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, thì thật là trái với đạo đức nếu không cố gắng giảm bớt những nhân tố đó”.

Mối liên hệ giữa xúc cảm và sức khoẻ trước hết có thể thấy khi nghiên cứu trong thực tiễn. Y học đang ra sức đấu tranh chống lại những bệnh tật nghiêm trọng hoặc mãn tính, nhưng lại coi nhẹ những tình cảm của bệnh nhân, bây giờ điều đó không còn thích hợp với thực tế nữa. 

Đã đến lúc y học phải tận dụng những phương pháp ứng dụng chữa trị tâm lý. Điều vẫn còn là ngoại lệ phải trở thành thông lệ, nếu người ta muốn đem lại cho mọi người nền y học tốt hơn. Ít ra nó cũng sẽ nhân đạo hơn. Và, đối với một số người, nó giúp đẩy nhanh tiến trình chữa bệnh. Như một bệnh nhân nói trong thư ngỏ gửi bác sĩ mổ cho mình: Sự đồng cảm còn hơn là sự an ủi, đó là liều thuốc tốt.

Nâng tinh thần lên khi gặp nỗi buồn

 

NÂNG TINH THẦN LÊN KHI GẶP NỖI BUỒN

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Cách hiệu quả hơn để nâng tinh thần lên là tự thích thú với thành công nhỏ như làm một nghĩa vụ hay công việc gia đình đã bị trì hoãn từ lâu. Chăm sóc hình ảnh bản thân như tự trang điểm cũng mang lại hiệu quả rõ rệt.

Một trong những phương thuốc hữu hiệu nhất nhưng ít được sử dụng là cố gắng nhìn mọi cái theo cách khác đi, người ta gọi đó là đổi khung nhận thức (cognitive veframing). Nói cách khác, đánh giá sự mất mát dưới góc nhìn tích cực hơn là phương thuốc tốt chữa trị sự buồn bã.

Những người mắc chứng ung thư, dù tình trạng bệnh tình nghiêm trọng như thế nào, tinh thần sẽ được nâng lên khi nghĩ tới một người bệnh khác nặng hơn (Ta chưa nặng đến thế, ít ra ta vẫn còn đi lại được) Những ai tự so mình với những người mạnh khỏe chính là những người suy sụp nhất.

Một cách khác để lấy lại sự can đảm là giúp đỡ người khác và chia sẻ nỗi đau khổ của họ là cách để thoát khỏi sự trầm cảm. Theo nghiên cứu của Tice, hành động giúp đỡ người khác là phương thuốc hiệu quả nhất để chống lại u buồn. Tuy nhiên, đó lại là cách ít được dùng nhất.