Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời cựu Thủ tướng Ba Lan - Ignacy Jan Paderewski

Herbert Hoover (6) và Jan Paderewski (5) chụp ảnh ở phía trước tòa nhà Belvedere Palace ở thủ đô Warsaw, Ba Lan vào tháng 8/1920. Ảnh: Researchteacher.com

CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ TRONG CUỘC ĐỜI CỰU THỦ TƯỚNG BA LAN - IGNACY JAN PADEREWSKI

Cựu Thủ tướng Ba Lan - Ignacy Jan Paderewski và cựu Tổng thống Mỹ - Herbert Hoover trong quá khứ đã có những việc làm nhân văn để giúp đỡ lẫn nhau. Và trong tương lai nhân duyên đã đưa họ đến trong một cuộc gặp gỡ không ngờ tới.

Câu chuyện trong cuộc đời cựu Thủ tướng Ba Lan chính là câu chuyện đã xảy ra tại Đại học Stanford xảy ra vào năm 1892 để lại bài học sâu sắc về luật nhân quả trong cuộc sống.

Năm đó, một nam sinh 18 tuổi học tại trường Stanford, vì là một đứa trẻ mồ côi nên cuộc sống của cậu rất khó khăn và phải vật lộn kiếm tiền từng ngày để có tiền trả học phí.

Bỗng một ngày, cậu nghĩ ra ý định sẽ cùng người bạn tổ chức một buổi hòa nhạc trong khuôn viên trường rồi dùng số tiền vé thu được để hỗ trợ cho việc học. Họ cùng nhau tìm đến Ignacy Jan Paderewski - một nghệ sĩ piano đại tài - nhờ ông giúp đỡ.

Người quản lý của nghệ sĩ Ignacy Paderewski và hai chàng trai trẻ đã thỏa thuận với nhau. Họ thống nhất rằng vị nghệ sĩ sẽ nhận được 2.000 USD tiền thù lao cho buổi biểu diễn ấy.

Tuy nhiên, buổi hòa nhạc đã diễn ra nhưng kết quả không như mong muốn, vé không được bán hết và họ chỉ thu về tổng cộng 1.600 USD, không đủ trả cho người quản lý. Dù thất vọng và chán nản nhưng các chàng trai đã tìm đến gặp Paderewski đưa tất cả số tiền kiếm được, giải thích hoàn cảnh của mình và hứa sẻ trả 400 USD còn lại sớm nhất có thể.

Paderewski nhìn hai chàng trai nghèo và bất ngờ, ông xé tấm chi phiếu, đưa lại khoản tiền và nói với hai chàng trai này: "Đây là 1.600 USD, hãy dùng nó trả hết các chi phí và giữ lại số tiền thừa để trang trải cho việc học, còn dư thì đưa tôi". Hai chàng trai trẻ đã nghẹn ngào nói lời cảm ơn vì trong lòng cảm thấy vô cùng xúc động.

Paderewski sau đó trở thành thủ tướng Ba Lan và là nhà lãnh đạo tài giỏi. Tuy nhiên, khi Thế chiến I nổ ra, Ba Lan bị tàn phá nặng nề khiến hơn 1,5 triệu người chết đói. Chính phủ lâm vào tình trạng tài chính kiệt quệ.

Paderewski bất lực buộc phải tìm đến nhờ sự giúp đỡ của Cơ quan Cứu trợ Lương thực Mỹ. Người đứng đầu cơ quan này là Herbert Hoover, sau này trở thành tổng thống 31 của Mỹ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng vận chuyển hàng ngàn tấn lương thực cứu người Ba Lan đang đói khát. Cuối cùng, thảm họa được ngăn chặn.

Paderewski bấy giờ mới bớt nỗi lo. Ông quyết định qua Mỹ để trực tiếp cảm tạ Hoover.

Khi Paderewski nói cảm ơn, Hoover nhanh chóng cắt lời và đáp: “Ngài không cần cảm ơn tôi đâu. Có lẽ ngài không nhớ, nhưng vài năm trước, ngài đã giúp hai sinh viên trẻ học đại học. Tôi là một trong số hai chàng trai ấy”.

Herbert Hoover (6) và Jan Paderewski (5) chụp ảnh ở phía trước tòa nhà Belvedere Palace ở thủ đô Warsaw, Ba Lan vào tháng 8/1920. Ảnh: Researchteacher.com

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Bí quyết sống khoẻ mạnh trẻ trung, trường thọ của người Nhật Bản

 

BÍ QUYẾT SỐNG KHOẺ MẠNH TRẺ TRUNG, TRƯỜNG THỌ NHẤT THẾ GIỚI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, người dân Nhật Bản đứng đầu trong danh sách sống lâu nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của họ là 84,2 tuổi (nữ là 87,1 tuổi; nam là 81,1 tuổi).

Không chỉ thế, người Nhật còn sở hữu dáng vẻ gọn gàng, tỷ lệ người béo phì thấp nhất thế giới. Rất hiếm khi bạn bắt gặp được một người có thân hình quá khổ trên đường phố Nhật. vậy bí quyết nào giúp họ sống khoẻ mạnh, trẻ trung? 

Chế độ ăn ít đường - ít mỡ

Người nhật lấy cơm làm trung tâm, ăn ít mỡ, ít đường. Cá là món chính thường gặp nhất trên bàn ăn của người Nhật. họ tôn trọng thực phẩm tự nhiên, mùi vị tự nhiên của món ăn, cũng không chế biến với nhiều dầu mỡ. Đa phần các món ăn thuần tuý, giữ nguyên màu sắc, hương vị cơ bản ban đầu. Ví dụ: Đậu phụ, natto, súp miso là các món ăn từ đậu tương cũng rất thường gặp, các món ăn từ đậu tương này có tác dụng phòng ngừa xơ cứng động mạch hiệu quả.

Phần lớn người Nhật không ăn nhiều cơm, do đó tỷ lệ béo phì chỉ 3%, bằng 1/10 Hoa Kỳ.

Người Nhật cũng ăn ít đường, trung bình mỗi năm một người thiêu thụ của 22 kg đường, so với Hoa Kỳ là 71kg đường. Về đồ uống người Nhật chủ yếu uống trà xanh, ít uống nước ngọt.

Hiểu rõ điều này, trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của người Nhật, tỉ lệ đường, mỡ họ sử dụng rất hạn chế. 

Năng vận động, ngay cả khi đã về hưu

Trên phim ảnh Nhật Bản, bạn có thể thấy xuất hiện nhiều người cao tuổi tham gia lớp học yoga, lớp học nhảy, trên thực tế cũng là như vậy. Người cao tuổi Nhật bản phần lớn vô cùng thích tập thể dục và du lịch, nhất là tắm suối nước nóng. Cho nên ở khách sạn suối nước nóng của Nhật Bản đều dễ thấy đoàn du lịch 3-5 người cao tuổi.

Mặt khác, các phòng tập thể thao ở Nhật Bản cũng không thiếu, hầu hết mọi người khi đi làm đều có thói quen vận động, tập thể dục, sau khi về hưu cũng mỗi tuần đi tập 1-2 lần.

Bên cạnh đó, còn có nghiên cứu cho thấy, người Nhật Bản không muốn về hưu, hoặc là sau khi về hưu vẫn tiếp tục công việc, học tập. Đây cũng là một bí quyết trường thọ. Theo một cuộc điều tra năm 2007, mặc dù Nhật Bản quy định tuổi về hưu là 60, nhưng trong số những người từ 55-59 tuổi, có gần một nửa bày tỏ hy vọng về hưu 65 tuổi, 14,5% muốn về hưu lúc 70 tuổi, 22,3% thì tỏ vẻ cho dù bao nhiều tuổi, vẫn được tiếp tục làm việc.

Vận động vừa phải, duy trì mối liên hệ với xã hội, khiến cho người già Nhật Bản thường trẻ hơn tuổi.

Di truyền

Gen trường thọ kỳ thực cũng không phải chỉ người Nhật bản có, mà người da vàng nói chung cũng mang gen này.

Nghiên cứu cho thấy, người da vàng thường sống lâu hơn. Nguyên nhân có thể là vì người da trắng khó chịu nổi tia tử ngoại, người da đen thì khó chịu được lạnh, chỉ có người da vàng là có khả năng thích ứng tốt hơn, vừa có thể ở nơi Bắc cực lạnh lẽo, cũng có thể ở nơi nhiệt đới nóng bức sinh sống.

Vì vậy, nói là bí quyết sống thọ của người Nhật nhưng thực ra bạn cũng có, bạn có thể làm được.

Theo tạp chí Sống Khỏe

Olympic Tokyo 2020 Thế Vận Hội thời Covid

 

OLYMPIC TOKYO 2020 THẾ VẬN HỘI THỜI COVID


Olympic Tokyo 2020 đã khép lại và đánh dấu một kỳ Thế vận hội đầy mới mẻ, trẻ trung với nhiều thay đổi và thể hiện rõ nét tinh thần Nhật Bản nhất. Điểm qua những điều thú vị nhất của Thế vận hội đầu tiên của thời kỳ đại dịch.

.

Sau một năm dời lịch vì dịch bệnh Covid-19, Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 cũng được tổ chức thành công tại xứ sở “Hoa anh đào”. Chủ nhà Nhật Bản không chỉ xuất sắc vượt qua những khó khăn, mà còn liên tục tạo ra nhiều bất ngờ. Điều đó giúp cho Olympic Tokyo để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả quốc tế.

Hành trình tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 hết sức gian nan, bị trì hoãn một năm vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến cho Olympic năm nay ghi nhiều dấu ấn thú vị.

.

Olympic Tokyo 2020 thật sự là một sự kiện thể thao ghi dấu lịch sử. Dù trì hoãn do dịch bệnh nhưng giải thi đấu vẫn diễn ra tốt đẹp. Tinh thần thể thao chuyên nghiệp của các vận động viên, cùng nỗ lực của ban tổ chức Nhật Bản chính là những điểm khiến cho Olympic Tokyo 2020 trở nên đáng nhớ.

.

Olympic Tokyo 2020 thân thiện với môi trường nhất

Sân vận động của Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 có sử dụng gỗ ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Các vật liệu gỗ này được lấy từ tất cả 47 tỉnh thành trên khắp đất nước, nhằm thể hiện sự ca ngợi dành cho Nhật Bản. Theo kiến trúc sư, hình thức này giúp cho cấu trúc sân vận động như một “cây sống”, giúp tối đa hóa gió thiên nhiên và hạn chế phụ thuộc vào điều hòa nhiệt

.

Nơi hội tụ của nhiều anh tài nhất

Đội tuyển thể dục dụng cụ Uzbekistan với trang phục thi đấu lấy cảm hứng từ Sailor Moon (Thuỷ thủ Mặt Trăng).

Thế Vận hội nhiều sự mới mẻ và trẻ trung nhất

Người trẻ tuổi nhất Olympic Tokyo 2020 là Hend Zaza, vận động viên bóng bàn người Syria, sinh năm 2009. Khi mới 11 tuổi, cô đã lập thành tích khi đánh bại tay vợt 42 tuổi người Lebanon vào tháng 2/2020.

Ngoài Hend Zaza, còn có hàng loạt vận động viên Gen Z chưa đến 15 tuổi ghi dấu tại Olympic Tokyo 2020. Cụ thể, vận động viên Nhật Bản Momiji Nishiya trở thành người trẻ tuổi nhất đạt huy chương vàng khi mới 13 tuổi với môn trượt ván. Đứng thứ hai là vận động viên nhảy cầu Toàn Hồng Thiền (Quan Hongchan) của Trung Quốc ở tuổi 14.

.

Vài gương mặt VĐV nam nữ sáng giá trên đấu trường

 

 
1. ALICA SCHMIDT  Bộ môn điền kinh – Quốc gia Đức. “VĐV quyến rũ nhất thế giới”.

2. BIANCA PAGDANGANAN  Bộ môn golf – Quốc gia Philippines. Phong thái quyến rũ và sang trọng khi chơi golf của cô.

3. GEORGANNE MOLINE  Bộ môn điền kinh – Quốc gia Hoa Kỳ. Sẵn sàng chinh phục những thử thách ở Olympic Tokyo 2020.

4. LAURA KENNY  Bộ môn đua xe đạp – Quốc gia: Vương quốc Anh. Laura Kenny không phải cái tên xa lạ với những người yêu mến bộ môn đua xe đạp. Cô tiếp tục là niềm hy vọng đem lại nhiều thành tích cho nước Anh tại Tokyo.

5. DARIA BILODID  Bộ môn judo – Quốc gia: Ukraine. Daria Bilodid trở thành nhà vô địch trẻ nhất lịch sử khi lúc đó chỉ mới 18 tuổi.

6. LUKE GEBBIE  Bộ môn bơi lội được mệnh danh là “Nam thần bơi lội Philippines”

7. ANDREI MINAKOW   Bộ môn bơi lội – Quốc gia Nga. Một ứng viên nặng ký trong làng “kình ngư”.

8. DAIYA SETO   Bộ môn bơi lội – Quốc gia Nhật Bản. Sự trở lại của nhà vô địch thế giới trong đội tuyển Nhật Bản và anh cũng được đánh giá là “kình ngư” nặng ký của đội.