Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Câu chuyện ngôi mộ hàng xóm của tổng thống Mỹ

Phần mộ của cậu bé người Mỹ 5 tuổi trong khu lăng mộ Tổng thống Grant. (Ảnh: Internet)

Khu lăng mộ của Tổng thống Ulysses S. Grant. (Ảnh qua Interior Decorating Ideas)

CÂU CHUYỆN NHÂN VĂN: NGÔI MỘ HÀNG XÓM CỦA TỔNG THỐNG MỸ

Bên bờ sông Hudson ở New York, cách lăng mộ của vị Tống thống đời thứ 18 của nước Mỹ Ulysses S. Grant chưa tới 100m, có một ngôi mộ của một cậu bé. Bên cạnh ngôi mộ có một tấm biển bằng gỗ, ghi lại một câu chuyện như sau:

Ngày 15/7/1797, có một cậu bé 5 tuổi bất hạnh bị rơi xuống vách núi và qua đời. Cha mẹ cậu bé vì quá đau thương, tuyệt vọng nên đã xây một ngôi mộ ngay ở cạnh nơi cậu bé tử nạn.

Sau đó vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn, cha cậu bé đã bất đắc dĩ phải chuyển nhượng mảnh đất này, tuy nhiên, bản hợp đồng có kèm theo một yêu cầu đặc biệt cho người chủ mới: Hãy vĩnh viễn lưu giữ lại phần đất nơi đặt ngôi mộ của cậu bé.

Người chủ mới đồng ý với điều kiện này và viết nó vào trong điều khoản hợp đồng. Đã 100 năm qua đi, mảnh đất này chuyển đổi bán cho rất nhiều người, nhưng phần mộ của cậu bé vẫn được giữ nguyên ở đó.

Năm 1897, mảnh đất được lựa chọn để đặt lăng mộ yên nghỉ của cựu Tổng thống Ulysses S. Grant, ngôi mộ của cậu bé nằm trong kế hoạch di dời của nhà thầu, nhưng điều khiến nhiều người xúc động là kế hoạch này nhanh chóng phải dừng lại sau một cuộc phản đối của công chúng. Cuối cùng mộ phần của cậu bé vẫn được giữ lại ở đó và trở thành lăng mộ hàng xóm của Tổng thống Grant.

Lại 100 năm nữa qua đi, đến tháng 7/1997, nhân dịp kỷ niệm 100 năm nhân ngày xây dựng lăng mộ của Tổng thống Grant, thị trưởng thành phố New York đã tới đây để tưởng nhớ ông đồng thời cho tu sửa lại phần mộ của cậu bé. Chưa dừng lại ở đó, ông còn đích thân tự tay viết câu chuyện này lên phần mộ của cậu bé để nó có thể lưu truyền lại đời đời cho hậu thế.

Một hợp đồng kéo dài 200 năm đã cho chúng ta thấy một đạo lý làm người rất đơn giản: Khi đã hứa, nhất định phải giữ lời.

Ngôi mộ của cậu bé ngày nay được biết đến với tên Amiable Child Monument, nằm trong công viên Riverside Park, Manhattan, thành phố New York.

Bên cạnh phần mộ có ghi: “Được xây dựng để tưởng nhớ đứa trẻ đáng yêu, St. Claire Pollock, mất ngày 15/7/1797 khi được 5 tuổi”. Bia tưởng niệm được làm từ một khối đá granit bên trong một hàng rào bằng sắt. Mộ phần của cậu bé nằm đối diện với lăng mộ của cựu Tổng thống Grant.

Ngôi mộ này thậm chí còn truyền cảm hứng cho một số tác phẩm thơ ca như bài thơ “An Aniable Child” (Tạm dịch: Đứa trẻ đáng yêu) của Herman George Scheffauer, hay bài thơ cùng tên của Anna Markham. Nó cũng là nguồn cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết “Death of an Amiable Child” (Tạm dịch: Cái chết của một đứa trẻ đáng yêu) của Irene Marcuse.

Phần mộ này được cho là ngôi mộ riêng duy nhất nằm trên khu đất thuộc sở hữu của thành phố ở New York.

-----

Trong câu chuyện này, có thể thấy việc giữ chữ tín, sự tôn trọng người đã khuất cũng như tôn trọng nỗi đau của người khác. Không những thế, chúng ta còn thấy được sự bình đẳng giữa những người quyền cao chức trọng và người dân bình thường trong xã hội này, một xã hội văn minh, theo tinh thần khai sáng của John Locke: Ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, quyền tự do và quyền sở hữu.

Theo Tinh Hoa


Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Thiên tử Gia Long Nguyễn Ánh 18 lần thoát chết kì diệu

 CHÂN MỆNH THIÊN TỬ GIA LONG NGUYỄN ÁNH VÀ 18 LẦN THOÁT CHẾT KÌ DIỆU

Phải nói rằng, Gia Long Nguyễn Ánh làm nên đại nghiệp không chỉ dựa vào tài năng mà còn dựa rất nhiều vào yếu tố may mắn. Ông đúng là Chân mệnh Thiên Tử đầy đủ các yếu tố Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa. Sự may mắn của vua Gia Long Nguyễn Ánh nằm ngoài các định luật thông thường, chỉ có thể nói rằng là bậc có “chân mệnh đế vương”.

Điểm sơ qua mấy lần thoát chết tiêu biểu:

.

Lần 1, năm 1777 Cả gia tộc bị Tây Sơn thảm sát, mình Nguyễn Ánh sống sót. Ổng mới 17 tuổi chạy ra Phú Quốc trốn thì quân Tây Sơn lùng sục khắp nơi muốn nhổ cỏ tận gốc. Nguyễn Ánh thiếu thốn đủ thứ, chỉ còn biết cầu nguyện: “Nếu trời cho ta làm vua thì hãy ban nước ngọt và lương thực”.

Trong lúc tuyệt vọng, ổng dùng gươm cắm sâu xuống khe đá. Chỗ mũi kiếm cắm xuống đá nứt ra nước ngọt từ dưới lòng đất tuôn ào ạt. Chưa hết, cá ở đâu từ biển nổi lên trên mặt nước vô số kể, giúp Ánh có lương thực để chống đói. Loại cá này sau đó được gọi là cá cơm. Để ghi nhớ sự kỳ diệu này, dân trong vùng gọi đây Giếng Tiên.

Lần 2, Có lúc Nguyễn Ánh phải sống như ăn mày, Nguyễn Văn Thành chấp nhận dẹp bỏ sĩ diện của một người nho nhã, đi làm cướp để nuôi Ánh đến nỗi bị dân đánh suýt chết.

.

Lần 3, thoát chết ở Định Tường Nguyễn Ánh trực tiếp so tài cùng Nguyễn Huệ, bị Huệ đánh tơi bời. Thuyền chiến của Ánh lớn hay nhỏ, đều bị Huệ đánh chìm và tịch thu. Binh sĩ Ánh sợ Tây Sơn liền bỏ chạy, còn mỗi Ánh xui xẻo bị kẹt lại ở Định Tường do ngựa sa lầy xuống bùn.

May sao Nguyễn Huỳnh Đức liều chết quay lại cứu. Huỳnh Đức một mình lớn tiếng thách thức quân Tây Sơn lại gần. Tiếng nói của ông vang dội cả rừng, khiến quân Tây Sơn sinh khó hiểu, sợ có mai phục nên rút lui. Nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát được. Đêm đó Nguyễn Ánh ngủ gục trên đùi Huỳnh Đức, ông thức trắng đêm đuổi muỗi cho chúa. Cảm động vì sự trung thành và tận tuỵ, chúa Nguyễn Ánh ban quốc tính họ Nguyễn cho ông, đối đãi ông như thành viên của hoàng gia.

Lần 4, cỡi trâu qua sông Nguyễn Ánh sau khi liên tiếp bị đánh bại 2 trận lớn ở Cần Giờ và Đồng Tuyên thì lực lượng tan rã gần hết. Các tướng chủ chốt mỗi người chạy một ngả. Nguyễn Ánh chạy đến Lật Giang thì không có thuyền phải cỡi trâu qua sông. Sau đó lênh đênh trên biển mấy ngày, sắp chết khát thì gặp lúc… sông Cửu Long đổ nước ngọt ra khơi.

.

Lần 5, bão ở đảo Cổ Long Thủy quân Tây Sơn do Trương Văn Đa rút kinh nghiệm nên càng tổ chức vây chặt đảo Cổ Long. Đảo bị vây 3 vòng mà Nguyễn Ánh không còn cả quân thủy lẫn bộ để bật lại. Đúng lúc đó bão lớn đến, thuyền Tây Sơn bị đắm phải quay về, trong khi ổng hì hục chèo giữa biển cả mênh mông chạy sang đảo Cổ Cốt thì lại thoát. Chân mệnh Thiên Tử Gia Long Nguyễn Ánh và 18 lần thoát chết kì diệu

Lần 6, phúc vì trượng nghĩa Nguyễn Ánh đóng giả ngư dân trốn Tây Sơn ở cù lao Ông Chưởng, tuy nhiên khi thấy một cô gái sắp chết đuối liền ga lăng bay ra cứu. Sau màn thể hiện đầy nam tính vừa rồi, cô gái tên Tố Lan đổ cái rầm như một cây chuối bị sét đánh và Ánh bị kéo về nhà làm chồng theo tục lệ nơi đây. Ông cha vợ nuôi ăn ở, giúp che giấu, đồng thời đi tìm các tướng đang lưu lạc cho Ánh.

.

Lần 7, Lê Phước Điển cứu Chúa Tây Sơn phát hiện nơi ẩn náu ở Đá Chồng, sắp tóm được Ánh thì Lê Phước Điển tình nguyện mặc đồ ổng để ra hy sinh lừa Tây Sơn. Điển bị chém đầu, còn ổng tiếp tục thoát sang đảo Cổ Long.

Lần 8, trốn sang Chân Lạp Nguyễn Ánh bại trận ở sông Ngã Bảy phải chạy qua nước Chân Lạp. Tây Sơn đuổi theo, bắt vua quan Chân Lạp hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp.

.

Lần 9, Trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh có linh cảm bọn mọi Xiêm sẽ bại trận nên bỏ đi trước. Quân Xiêm chỉ trong một ngày bị giết đến quá nửa và gần như thủy quân bị tướng Nguyễn Huệ quạt chả gần hết, thậm chí tướng rất thân của Nguyễn Ánh là Châu Văn Tiếp cũng tử trận. Nguyễn Ánh bị một tướng Tây Sơn tên Trân bắt, nhưng vì có ân tình trước đó nên lại được thả. Ánh lại tung tăng cùng cuộc phiêu lưu còn dài phía trước.

Lần 10, nhờ Bá Đa Lộc trợ giúp Bất chấp Gia Long Nguyễn Ánh khi đó chả có cái vẹo gì trong tay, toàn thua tới thua rất to, giám mục Bá Đa Lộc cầu viện Pháp không được, liền tự bỏ tiền túi ra đồng thời đi vận động bà con cô bác gần xa làm từ thiện quyên tiền giúp đỡ Ánh.

.

Lần 11, Nguyễn Huệ đánh vào Gia Định 4 lần không bắt được Nguyễn Ánh, rượt đuổi nhau đến nỗi Huệ ức chế không hiểu vì sao hắn may mắn thế, cuối cùng phải phá hủy hết lăng mộ 8 đời chúa Nguyễn để cắt “long mạch”, ngăn tổ tiên phù trì phù hô cho Ánh.

Lần 12, gió cũng cứu Nguyễn Ánh. Nguyễn Huệ chuẩn bị đánh Gia Định lần thứ 5, quyết chơi khô máu với Ánh thì gặp gió ngược nên chưa thể vào nam. Tới khi sắp có gió thuận thì bỗng lăn đùng ra đột tử.

.

Lần 13, bị tên bắn cũng không chết. Gia Long Nguyễn Ánh chiếm được thành Quy Nhơn. Tướng Tây Sơn Nguyễn Quang Huy đánh thẳng một mạch hạ đến 25 tướng của Nguyễn Ánh, kéo tới ngay trước chân thành thách thức. Nguyễn Ánh tò mò bèn lên thành đứng xem. Quang Huy nhìn thấy ngay lập tức rút cung sắt bắn thẳng lên thành, trúng ngay vai trái khiến Ánh bất tỉnh tại chỗ. Vết thương khá nặng nhưng không chết. Ánh sau đó lại chạy thoát về miền nam.

Lần 14, chạy nạn không chết lại thu được tướng tài. Nguyễn Ánh chạy bộ còn quân Tây Sơn do Nguyễn Văn Trương thì cưỡi ngựa đuổi theo. Khi Nguyễn Ánh vừa chạy qua khỏi một đoạn đường hẹp thì có một thân cây lớn mục nát đổ xuống chắn ngang đường, kỵ binh Tây Sơn không sao qua được. Nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát nạn. Nguyễn Văn Trương sau việc trên cũng đã linh tính về chân mệnh thiên tử của chàng thanh niên này. Nên về sau khi Nguyễn Ánh trở lại Nam Bộ, ông đã xin hàng và trở thành một trong ngũ hổ tướng thân tín nhất, khai quốc công thần Nguyễn triều, lập rất nhiều công to.

.

Lần 15, đại chiến Thị Nại Trong đại chiến Thị Nại, lúc thuyền chở Nguyễn Ánh chèo vào giữa biển lửa thì đúng ngay tầm bắn của hai pháo đài Gành Ráng và Phương Mai, đại bác nã như xả đạn vào đầm. Tướng Võ Di Nguy của ổng bị một phát bay đầu, binh lính chết như hột dưa, nhưng riêng ổng vẫn sống nhăn, chả sứt mẻ gì. Tử thần cũng bất lực với Nguyễn Ánh.

Lần 16 Võ Tánh tình nguyện tử thủ Quy Nhơn, chịu chết để thu hút lực lượng Tây Sơn đến đây, giúp chúa rảnh tay vượt biển đánh úp Phú Xuân. Ánh đòi lại kinh thành cũ của gia tộc Nguyễn Phúc một cách dễ dàng.

.

Lần 17, Nguyễn Ánh giao tranh kịch liệt với Bùi Thị Xuân ở Trấn Ninh, đang gần thua thì vua Tây Sơn Quang Toản sợ hãi bảo rút lui, thế là lật kèo, thắng ngoạn mục và từ đó tiêu diệt luôn Tây Sơn.

Lần 18 Lúc Gia Long Nguyễn Ánh ra công trường để giám sát việc xây lăng, đang ngồi trong nhà thì bỗng gió giật một phát đổ sụp xuống. Hai hoàng tử bị trọng thương, nhiều quan khác chết tại chỗ. Thế nhưng ổng vẫn sống nhờ kịp chui xuống hố, phản xạ nhanh như vận động viên do có kinh nghiệm nhiều năm hành tẩu giang hồ, chỉ bị dập chân, u đầu do xà rơi trúng. Và còn rất rất nhiều lần bị Tây Sơn dí, phải núp lùm, bơi trên sông mà vẫn thoát, chưa kể còn được nhiều quý nhân cứu giúp và hỗ trợ (25 năm lưu lạc cơ mà). Nói chung trời cho quá nhiều cơ hội, không làm vua cũng hơi phí. Mong sau này sẽ có một bộ phim, công bằng hơn vì đời ổng cũng chả khác phim. 

.

Theo: Phạm Vĩnh Lộc

Tôi sẽ ngừng than vãn

   

Ảnh: Cụ bà trên đường Trần Hưng Đạo, TP.HCM, cặm cụi ngồi đan những vòng hoa nhài để bán suốt nhiều năm qua không kể nắng mưa. 


TÔI SẼ NGỪNG THAN VÃN

.

Có nhiều người luôn than thở, phàn nàn về số phận của mình. Tuy nhiên, họ không biết rằng, trên trái đất này còn có rất nhiều người kém may mắn hơn họ. Nếu như bạn có một trong 6 điều dưới đây, hãy lạc quan và yêu đời hơn, bởi bạn đang may mắn hơn rất rất nhiều người trên trái đất này.

.

1. Nếu bạn có thực phẩm để ăn, có áo quần để mặc, có một mái nhà che đầu và một nơi nghỉ qua đêm là bạn đã giàu hơn 75% nhân loại trên thế giới này.

2. Nếu bạn có tiền tiêu trong ví, có tiền ban phát cho người nghèo, có tiền để dành trong ngân hàng, bạn thuộc 8% những người giàu nhất thế giới.

3. Nếu sáng nay bạn thức dậy thấy mình khỏe hơn ngày hôm qua một chút thì bạn đã may mắn hơn 1 triệu người không thể sống qua nổi tuần này.

4. Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua nguy hiểm của chiến tranh, cô đơn của tù tội, đớn đau của tra tấn hay vật vã của đói khát, bạn đã hạnh phúc hơn 500 triệu người trên thế giới.

5. Nếu bố mẹ bạn còn sống và còn hạnh phúc bên nhau thì so với thế giới trường hợp của bạn không nhiều đâu.

6. Và cuối cùng, nếu bạn đọc được thông điệp này thì bạn đã sung sướng hơn 2 tỷ người trên thế giới chẳng bao giờ được đọc bất cứ thứ gì cả.

.

Bạn đang hạnh phúc hơn rất nhiều người trên thế gian này, rất nhiều người mong muốn được như bạn. Hãy ngừng than thở và nâng niu những gì bạn có nhé!


Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Bạo hành ngôn ngữ

 

BẠO HÀNH NGÔN NGỮ

 

Chúng ta hầu như đều đã từng là nạn nhân của bạo hành ngôn ngữ (verbal abuse) mà người bạo hành không ai khác hơn là cha mẹ chúng ta. Có rất nhiều cha mẹ Việt Nam, đặc biệt là những người ít học xuất thân tù tầng lớp lao động hoặc ở nông thôn vẫn còn tin vào lối dạy con "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" mỗi khi con cái phạm lỗi lầm đều đánh đập và mắng chửi rất ác miệng.

.

Cả một bộ phận phụ huynh được gọi là có ăn có học cũng mắc phải sai lầm này. Thay vì trách mắng con để con cái nhận sai mà sửa, họ lại chửi bới, chì chiết đay nghiến thậm chí nguyền rủa con cái mình không tiếc lời với mục đích khiến con mình sợ mà không tái phạm. Lớn lên trong một môi trường khi việc bạo hành bằng ngôn ngữ được xem là bình thường, bao nhiêu thế hệ người Việt sẽ tiếp nối sai lầm này trong cuộc sống.