ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ TRÁCH NHIỆM PHỔ QUÁT CỦA CON NGƯỜI
Là con người, tất cả chúng ta đều mong
hạnh phúc và đều có quyền được hạnh phúc. có sự khác biệt giữa mọi người về quốc
tịch, đức tin, nền tảng gia đình, địa vị xã hội v.v… nhưng đó chỉ là mức độ thứ
yếu, điều quan trọng hơn trên mức độ con người chúng ta đều giống nhau. Không
ai trong chúng ta muốn phải đối mặt với rắc rối và khổ đau, nhưng chúng ta cứ
luôn tạo ra rắc rối và khổ đau cho mình bằng cách nhấn mạnh tới sự khác biệt
giữa người với người. Nếu chúng ta có thể vượt qua và thấy được mỗi con người,
ai ai cũng giống như nhau, thì sẽ có không có bất kỳ cơ sở nào cho mâu thuẫn
hay xung đột diễn ra cả. Chúng ta cần sự hòa hợp, đây là điều người Nhật đã
thực hiện rất tốt.”
.
“Chúng ta cần một nhận thức về sự đồng
nhất của 7 tỷ con người đang sống ngày nay. Khi tôi gặp gỡ mọi người, tôi không
nghĩ về sự khác biệt với họ, về việc tôi là người Tạng, một tu sĩ hay một vị Đạt
Lai Lạt Ma. Tôi chỉ nghĩ mình cũng là một con người như họ. Chúng ta tất cả đều
có tiềm năng như nhau về các cảm xúc tích cực và tiêu cực, và một trong những
phẩm chất đặc biệt của con người là tâm thức, trí tuệ. Nếu chúng ta biết cách
sử dụng chúng, đời sống chúng ta sẽ thành công và hạnh phúc.”
.
Ngài nhận xét rằng trong xã hội hiện
đại, tất thảy mọi thứ dường như chỉ hướng tới sự phát triển vật chất, thậm chí
cả các hệ thống giáo dục. Kết quả là con người không còn chú ý tới các giá trị
tinh thần nữa, điều này dẫn đến những bất ổn trong xã hội. Để giải quyết sự mất
cân bằng này, chúng ta cần phải quan tâm hơn đến các giá trị tinh thần.
“Nếu chúng ta để cho tâm thức bị chi
phối bởi những cảm xúc tiêu cực, như ích kỷ, tự ngã, thiếu quan tâm, chia sẻ,
đời sống chúng ta sẽ không được hạnh phúc.
.
Con người là động vật xã hội và bởi vậy
chúng ta cần phải làm việc cùng nhau. Nếu luôn có những người bạn xung quanh,
chúng ta sẽ thấy an toàn, hạnh phúc và tâm thức được tĩnh tại. Còn điều gì nữa?
Chúng ta sẽ có sức khỏe thể chất tốt hơn. Khi tâm chúng ta tràn đầy sự sân
giận, sợ hãi và thất vọng, không chỉ tâm thức bị xáo trộn, mà còn làm cho sức
khỏe thể chất bị suy giảm. Vì vậy, rõ ràng nguồn cội tối thượng của hạnh phúc
đến từ tâm. Một trái tim nồng ấm là nền tảng đạo đức thế tục. Và nó đã được bắt
đầu với những tình cảm mà người mẹ tưới tắm cho chúng ta trong giai đoạn đầu
đời, nó nuôi dưỡng trong tâm hồn ta những tình cảm tương tự cho tha nhân.
.
Ngài nhận xét rằng tất cả các truyền
thống tôn giáo đều mang lại nền đạo đức cho thế tục bởi vì họ đều chứa đựng một
thông điệp cơ bản về tình yêu thương và tình cảm. Mặc dù có sự khác biệt về mặt
triết học, nhưng mục đích của các phương pháp tiếp cận triết học khác nhau là
củng cố tầm quan trọng của trái tim nồng ấm. Tôn trọng và tri ân các truyền
thống tôn giáo khác nhau là một phần quan trọng của việc phát triển hòa hợp tôn
giáo. Sự hòa hợp giữa các tôn giáo quan trọng hơn bao giờ hết nhất là vào thời
điểm mà có nhiều người đang sát hại lẫn nhau nhân danh tôn giáo.
.
Có thể tiếp cận truyền thống tôn giáo
theo ba khía cạnh, đó là khía cạnh tôn giáo, chứa đựng thông điệp của tình yêu
thương và tâm từ bi, khía cạnh triết học tập trung nơi một đấng sáng tạo hay
các nguyên lý nhân quả và cuối cùng là khía cạnh văn hóa. Khía cạnh văn hóa có
thể thay đổi theo thời gian, đây là điều mà những nhà lãnh đạo và các bậc thầy
tâm linh nên chia sẻ.
Có những cơ sở cho sự lạc quan khi bạn
nghĩ rằng tới tận những năm đầu thế kỷ 20 có rất ít người nói về từ bi, nhưng
ngày nay ngay cả các chính trị gia cũng bàn về phẩm chất này. Tương tự như vậy,
một thế kỷ trước hầu như không ai nghĩ về môi trường và sinh thái như ngày nay.
Hơn nữa, trong đầu thế kỷ 20 nhiều người coi chiến tranh và việc sử dụng vũ lực
là cách để giải quyết vấn đề và ngày nay những điều đó đã thay đổi.
Trích bài nói của – Đức Đạt Lai Lạt Ma
với hơn 1800 thính chúng, Tại Hiệp hội Junior Chamber International, Nhật Bản,
ngày 03 tháng 4 năm 2015.