Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Tình yêu là một phép màu

 

TÌNH YÊU LÀ MỘT PHÉP MÀU

Một sáng cuối tuần nọ, một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy 3 cụ già râu tóc bạc phơ ngồi ngay băng ghế đá trước sân nhà. Bà không hề quen ai trong số đó, nhưng vốn là người tốt bụng nên bà tiến lại hỏi han.

-Tôi không biết các ông, nhưng chắc các ông đang rất đói, xin mời vào nhà chúng tôi ăn chút gì đó!

-“Ông chủ có ở nhà không?” – một trong 3 ông già lên tiếng.

-Thưa có ạ! Mời các ông vào nhà.

-Ba chúng tôi không thể cùng vào nhà được – họ trả lời.

-Sao lại thế ạ? – người phụ nữ ngạc nhiên hỏi lại.

-Tên tôi là Tình Yêu, ông nay là Giàu Sang, và ông kia là Thành Công – một ông già giải thích – Bây giờ cô vào hỏi ý kiến gia đình xem quyết định ai trong chúng tôi sẽ được mời vào nhà.

Rất kinh ngạc nhưng người phụ nữ vẫn trở vào nhà, kể toàn bộ câu chuyện cho người chồng và đứa con gái nhỏ nghe.

-“Tuyệt thật” – người chồng lên tiếng – đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng ta sẽ mời Giàu Sang vào nhà nhé, ngài sẽ ban cho chúng ta sự giàu có.

Người vợ không đồng ý: “Sao ta không mời ông Thành Công vào” chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng.

Hai vợ chồng đang phân vân thì cô con gái nhỏ nãy giờ đứng yên bỗng lên tiếng: “Chúng ta nên mời ông Tình Yêu vào chứ ạ? Cả nhà chúng ta sẽ luôn tràn ngập niềm vui, tình yêu thương và hạnh phúc”.

Chợt tỉnh ra, cả ông bố và bà mẹ vội sửa soạn mọi thứ để đón khách vào nhà.

Người phụ nữ mở cửa bước ra và hỏi: “Ai trong các vị là Tình Yêu xin mời vào nhà và trở thành khách của gia đình chúng tôi!”

Ba ông già nghe hỏi, liên đứng dậy. Ông giá Tình yêu đi trước, hai ông Thành Công và Giàu Sang nối bước theo sau.

Vô cùng ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi: “Tôi chỉ mời Tình Yêu thôi, sao các ông cũng cùng vào. Các ông bảo không thể vào cùng nhau mà?”

Cả 2 ông già đi sau cùng trả lời: “Nếu bà chỉ mời Thành Công hoặc Giàu Sang vào nhà, thì chỉ một trong 2 chúng tôi được làm khách. Nhưng bà đã chọn Tình Yêu, và ở đâu có Tình Yêu ở đó có Giàu Sang và Thành Công, do vậy cả 3 chúng tôi đều vào”.

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

Khi nào bệnh dịch tham tiền kết thúc?

KHI NÀO BỆNH DỊCH THAM TIỀN KẾT THÚC?

Tiền bạc là một vấn đề nhạy cảm. Bởi vì hầu hết mọi người ở một góc độ nào đó đều tự “ra giá” và định vị bản thân: chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền. Theo nghĩa đen, nó chính là thứ để đem ra đánh giá năng lực và kĩ năng của một người. Vì lẽ ấy, chúng ta đứng ngồi không yên, cảm thấy bất an khi nói về chuyện tiền bạc.

Có rất nhiều thứ mang lại giá trị trong đời ta. Thời gian là một loại giá trị. Tri thức là một loại giá trị. Hạnh phúc và các cảm xúc tích cực khác cũng thế. Tiền bạc chỉ là thứ phương tiện để truyền tải và chuyển đổi các dạng thức khác nhau của giá trị.

Có một câu nói trong phim Fight Club (Sàn đấu sinh tử) như thế này: “Những thứ mày sở hữu cuối cùng sẽ sở hữu lại mày.” Chủ nghĩa sùng bái vật chất nhìn chung là một cạm bẫy về tâm lí. Không quan trọng bạn có bao nhiêu, mua bao nhiêu, kiếm được bao nhiêu, bệnh dịch tham lam sẽ không bao giờ kết thúc. Trong khi đó, bạn vẫn tiếp tục làm việc nhiều hơn, đương đầu với những nguy cơ lớn hơn, cứ thế mãi cho tới hết đời.

Khi bạn mua các giá trị vật chất như trang sức hay siêu xe, bạn không chỉ mua hàng hóa, mà là cả trải nghiệm khi lái xe hay đeo trang sức đó: sức mạnh, tốc độ, địa vị xã hội. Bạn đang mua đồ trang trí cho danh tính của mình, cảm giác khi sở hữu và sử dụng nó, ngay cả khi nó không làm bạn hạnh phúc.

Khi bạn mua đồ ăn, bạn đang đang mua những thứ giúp bạn vượt qua cơn đói. Bạn đang tạm thời mua sức khỏe và hạnh phúc.

Khi bạn đi du lịch với gia đình, bạn đang trả tiền để có cơ hội trải nghiệm những thứ mới mẻ và củng cố mối quan hệ với các thành viên.

Khi bạn mua một bộ quần áo mới, bạn không chỉ mua vải vóc và nhãn hiệu, bạn đang mua những tín hiệu xã hội thông báo rằng, mình đang đầu tư cho chính bản thân, quan tâm tới bản thân một cách nghiêm túc đủ để làm chỗ dựa cho người khác.

Bởi vì tiền là một thứ trao đổi những trải nghiệm nên kết quả nó sẽ trở thành một vòng tuần hoàn: chúng ta tiếp nhận những trải nghiệm (tiêu cực) để kiếm tiền, rồi dùng tiền để mua lại trải nghiệm (Tích cực). Đến khi hết tiền, chúng ta lại buộc phải quay lại với những trải nghiệm tiêu cực và chu kì lại bắt đầu.

Chu kì Căng thẳng: Vài người kiếm tiền bằng cách đương đầu với stress. Họ làm những công việc áp lực cao hoặc trong một vị trí mà suốt ngày bị chỉ trích hay đe dọa. Sau đó, họ tiêu tiền chủ yếu để giải tỏa căng thẳng để bù lại cho sự khắc nghiệt mà công việc của họ tạo ra. Những người này thường luẩn quẩn trong vòng tròn tạo-ra-stress và giảm-bớt-stress mà không hề tạo ra hạnh phúc thật sự.

Chu kì Bản ngã: Một vài người làm việc trong môi trường khiến họ cảm thấy mình vô dụng, tầm thường, bất lực. Những người này sau đó xua đuổi sự bất an của bản thân bằng cách bỏ tiền ra mua những món đồ thể hiện rằng, mình là người “thượng đẳng”. Họ kiếm tiền thông qua sự bất an và tiêu tiền để chế ngự điều đó.

Chu kì Đau đớn: Những người khác làm đau chính mình để kiếm sống. Có thể là về mặt thể chất (đấu sĩ quyền Anh, người biểu diễn nuốt kiếm) hay về mặt tinh thần (bán dâm, bị sếp và đồng nghiệp quấy rối tình dục hay luồn cúi để được lên chức). Họ dùng tiền để giảm nhẹ các cơn đau, ví dụ như sử dụng rượu, ma túy hay những trò tiêu khiển khác.

Giàu có thật sự chỉ đến khi chúng ta kiếm và tiêu tiền đúng cách — khi chúng được tạo ra bởi những trải nghiệm tích cực và được dùng để mua những trải nghiệm tích cực. Những người rơi vào vòng xoáy trải nghiệm tiêu cực như trên sẽ trở thành nô lệ của tiền bạc. Họ bắt đầu thấy tiền bạc trở thành mục đích và động lực duy nhất của cuộc đời.

Khi điều này xảy đến, bạn không còn sở hữu tiền, mà chính nó sẽ sở hữu bạn. Và tiền sẽ tiêu xài bạn cho đến khi bạn dừng lại, hoặc chết đi.

Câu chuyện muốn hiểu rõ thượng đế

 

CÂU CHUYỆN MUỐN HIỂU RÕ THƯỢNG ĐẾ


Một người đến gặp một vị tu sĩ đáng kính và nói là anh ta muốn hiểu rõ Thượng đế.

- Tu sĩ hỏi, “Anh đã bao giờ yêu bất kì ai chưa?”

“Không, tôi không mặc cảm về cái điều tầm thường đó,” người này đáp. “Tôi chưa bao giờ hạ mình xuống thấp thế; tôi muốn hiểu rõ Thượng đế.”

 

- Tu sĩ lại hỏi, “Anh chưa bao giờ cảm thấy đau khổ về tình yêu sao?”

“Tôi đang nói sự thực,” người này đáp.

 

- Tu sĩ hỏi tới lần thứ ba, “Nói điều gì đó đi. Nghĩ cho cẩn thận. Thậm chí không một chút xíu tình yêu – với ai đó, với bất kì ai chứ? Anh thậm chí đã bao giờ yêu một người một chút nào không?”

“Tôi xin lỗi, nhưng sao ông lại cứ hỏi mãi về cùng một câu hỏi thế? Tôi sẽ không chạm tới tình yêu bằng cây sào ba mét đâu. Tôi muốn đạt tới tự hiểu biết. Tôi muốn hiểu được Thượng đế.”

.

Tu sĩ đáp, “Thế thì anh sẽ phải thứ lỗi cho ta. Đi tới ai đó khác đi. Kinh nghiệm của ta cho ta biết rằng nếu anh đã yêu ai đó, bất kì ai, rằng nếu anh thậm chí đã có thoáng nhìn về tình yêu, thì ta có thể giúp anh mở rộng nó, ta có thể giúp nó lớn lên – có lẽ đạt tới Thượng đế. Nhưng nếu anh chưa bao giờ yêu, thế thì anh chẳng có gì trong mình cả; anh không có hạt mầm để mọc thành cây.

Đi và hỏi ai đó khác. Anh bạn, với việc thiếu vắng tình yêu ta không thấy bất kì lối mở nào tới Thượng đế cả.”

.

Thượng đế, với Đấng toàn năng, với Đấng toàn trí, với Tâm thức Vũ trụ, với Điều tối cao hay bất kì cái gì bạn muốn gọi nó. Và do vậy, tình yêu là bước đầu tiên và rằng Thượng đế là bước cuối cùng – cái đích cuối cùng và cao quí nhất.

.

Nếu biết bao nhiêu người đều tràn đầy tình yêu thì đáng phải có mưa rào tình yêu; đáng phải có khu vườn đầy những hoa, nhiều hoa hơn và thậm chí còn nhiều hoa hơn nữa. Nếu như có ngọn đèn tình yêu cháy sáng trong mọi nhà, thì thế giới này phải có biết bao nhiêu ánh sáng rồi!