Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

Trinh nữ trong văn hoá phương Tây

Ảnh: Một người cha chụp ảnh cùng hai cô con gái sinh đôi mới 9 tuổi tại vũ hội trinh tiết.

TRINH NỮ TRONG VĂN HOÁ PHƯƠNG TÂY


Ở phương Tây, cho tới giữa thế kỷ 20, trinh tiết cũng rất được các nền văn hóa coi trọng chứ không như nhiều người vẫn lầm tưởng. Mười điều răn của đạo Thiên Chúa có 3 điều liên quan tới trinh tiết và sự chung thủy. Hình ảnh các trinh nữ luôn được tôn vinh trong văn học, nghệ thuật, hội hoạ,...

.

Trinh nữ được xem là biểu tượng của sự thuần khiết, là tuyệt tác của Chúa trời chưa bị trần gian làm vấy bẩn. Chiếc váy cưới truyền thống phương Tây mang màu trắng là để tôn vinh sự trong trắng, trinh bạch của cô dâu trong ngày cưới. Nhiều trinh nữ đã được tôn làm thánh như Đức mẹ đồng trinh, oan of Arc…Tuy nhiên gần đây, nhân danh "giải phóng phụ nữ", cách mạng tình dục bùng nổ vào thập niên 1970, con người hướng đến tình dục nhiều hơn là tình yêu.

.

Sau 30 năm trải nghiệm, ngày nay phương Tây nhận ra rằng xã hội đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng: tỉ lệ ly hôn đã tăng nhanh, các giá trị gia đình trở nên lỏng lẻo, tình cảm nhạt nhoà, thanh thiếu niên hư hỏng, quan hệ tình dục bừa bãi... Hàng triệu người phương Tây chọn sống cô đơn vì không còn tin tưởng vào tình yêu và hôn nhân, tỷ lệ sinh giảm mạnh nòi giống tương lai trở nên đáng báo động.

"Hạt cơ bản " - cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Michel Houellebecq kết luận: "Tình dục đã trở nên thảm hại", văn minh phương Tây xuống dốc từ cách mạng tình dục mà cứ tưởng đang giải phóng phụ nữ. Thoả mãn tình dục một cách dễ dãi chỉ đưa đến trống rỗng và bế tắc. Các triết gia cổ kim từ lâu đã nhận ra rằng, khi con người sống thiếu kiềm chế và coi nhẹ các giá trị đạo đức, thì xã hội sẽ phải trả giá bằng sự bất ổn ngày càng gia tăng.

.

Nhà văn Nga nổi tiếng Yuri Bondarev thì nhận xét: "Yình yêu - một trong những trạng thái tình cảm thiêng liêng, thánh thiện mà nhân loại đã nhận được và đã đặt vào đó một nội dung tình cảm và thể xác trong sáng nhất bị thay bằng từ "sex" tầm thường và hời hợt. Sự dâm ô hiện nay ngự trị tuyệt đối trên truyền hình, sân khấu, văn học. Có biết bao những vụ sát nhân, những sự đồi bại ghê tởm, những điều quái dị mà chúng ta nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ! Con cái chúng ta đang bị hư hỏng, nhân dân ta một thời vốn cực kì trong sáng đang bị trụy lạc hoá một cách trắng trợn."

.

Ngày nay giá trị của trinh tiết đang dần được phương Tây tôn vinh trở lại. Khảo sát Quốc gia 2008 tại Mỹ cho thấy 28% những người được phỏng vấn không tham gia bất cứ hình thức quan hệ tình dục nào, tăng 6% so với năm 2002, có 29% thiếu nữ (so với 27% nam) cho biết, họ vẫn còn trinh trắng trước khi kết hôn. Ngành "công nghiệp trinh tiết" đang bùng nổ với những sản phẩm như trang sức, quần áo, CD, áo sơ mi... liên quan tới chủ đề giữ gìn trinh tiết.

Từ năm 1998, ở Mỹ có Vũ hội trinh tiết là nơi các ông bố đưa con gái đến khiêu vũ, ký vào bản giao kèo và đọc to lời hứa trước Chúa sẽ bảo vệ, gìn giữ trinh tiết cho tới lúc kết hôn.

.

Nhóm tình nguyện có tên True Love Waits đã kêu gọi được 2,4 triệu thanh niên Mỹ tham gia ký vào tấm thiệp có chữ: "Tin tưởng rằng tình yêu đích thực sẽ chờ đợi, tôi xin thề trước Chúa, trước bản thân, gia đình và bạn đời tương lai, tôi sẽ giữ gìn trọn vẹn trinh tiết đến khi kết hôn", hoặc Thi-thiên 51:10 trong Kinh thánh: "Đức Chúa Trời hỡi! Xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, và thanh tẩy trong tôi một tinh thần ngay thẳng".

Chính phủ Mỹ đã chi 1 triệu USD để thúc đẩy phong trào này, cũng như sản xuất những chiếc "Nhẫn trinh tiết " để giới trẻ đeo biểu trưng cho lời cam kết.

.

Trong khi đó thì nhiều bạn trẻ Việt Nam ào ào "sính ngoại" Tình yêu hiện đại "yêu nhanh sống gấp", "tình yêu tốc độ", thì ở nhiều nước tiên tiến lại đang có xu hướng quay về với kiểu yêu "cổ điển". và "nói không với quan hệ tình dục".


Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Trang Tử là một hiện tượng hiếm có

 

TRANG TỬ LÀ “MỘT HIỆN TƯỢNG HIẾM CÓ"

Trang Tử là “một hiện tượng hiếm có”, còn hiếm gặp hơn cả Đức Phật hay Jesus. Trang Tử coi trọng tự nhiên – cái gì không diễn ra theo tự nhiên thì không nên giữ lại. Với ông, Đạo là “tự nhiên tối thượng và không có gì cao hơn”.

Ông không kiếm tìm hay sáng tạo những điều cao siêu, bởi chỉ cần mọi thứ diễn ra theo quá trình tự nhiên thì con người sẽ tự khắc nhận ra được điều họ muốn tìm kiếm. Ngoài ra, Trang Tử còn được biết đến bởi những điều kỳ lạ mà ông nói. Những điều ông nói tưởng chừng vô lý và điên rồ, nhưng thực tế lại hợp lý đến bất ngờ!

Chuyện kể rằng khi vợ Trang Tử mất, Hoàng đế đã rất tức giận khi đến viếng vợ nhà hiền triết: Trong nhà thì đang có tang, thế mà Trang Tử lại ngồi dưới gốc cây và hát rất vui vẻ. Ông thậm chí còn hỏi ngược lại Hoàng đế “Vì sao thần phải khóc?” – đây không phải điều mà mọi người sẽ nói trong đám tang. Ông giải thích với Hoàng đế rằng đây là cách ông thể hiện tình yêu với người vợ đã ra đi của mình. Cái chết sẽ đến với tất cả mọi người – đây là lẽ tự nhiên không thể chối cãi.

Cái chết chính là đỉnh cao của cuộc sống, bởi cuộc sống là hành trình mỗi người phải trải qua trước khi cái chết gõ cửa. Trang Tử hát trước cái chết nghĩa là ông chấp nhận sự ra đi của vợ ông và trân trọng cuộc sống hai người đã có bên nhau. Một người khi yên nghỉ thì nên được yên nghỉ trong sự giao hòa của âm nhạc và tình yêu – đó là điều mà Trang Tử đã tin.

Sự sống và cái chết không phải là hai khía cạnh tách rời. Chúng là một. Khoảnh khắc đứa trẻ chào đời, cái chết cũng được sinh ra với nó. Khi người ta trưởng thành, cái chết cũng đến gần hơn, và dù được biết đến với tên gọi nào thì cái chết cũng là đỉnh cao của cái gọi là sự sống. Vậy thì tại sao thần không ca hát? Hơn nữa, người phụ nữ tội nghiệp ấy đã sống với thần rất nhiều năm, sao thần không thể hát một vài lời để tỏ lòng biết ơn khi người đó ra đi? Cô ấy phải yên nghỉ trong sự giao hòa giữa âm nhạc và tình yêu. Sao thần lại phải than khóc?

Trang Tử luôn phản ánh thế giới xung quanh ông, không thêm cũng chẳng bớt điều gì. Nếu thế giới tồn tại những điều phi lý, thiếu logic, hẳn ông cũng sẽ trình bày những điều phi lý và thiếu logic. Ông chấp nhận mọi điều đang diễn ra trong cuộc sống - nói cách khác là chấp nhận tự nhiên. Có lẽ do vậy mà mọi người rất khó thấy được sự duy linh của Trang Tử - ông quá bình thường khi đứng trong đám đông. Những nhà hiền triết khác được biết đến bởi quá trình tu luyện gian khổ cũng như khí chất hơn người, nhưng Trang Tử thì lại tự nhiên nhất có thể. 

Nếu con người bất tử thì khi đó mới phát sinh câu hỏi về đạo đức. Nếu không có bất kỳ tính cách nào, khi đó ông mới nghĩ về tính cách. Người có tính cách sẽ tuyệt đối không nghĩ về sự tồn tại của những thứ như tính cách. Một người đạo đức không biết về ý nghĩa của từ “đạo đức”. Do đó, đừng ngốc như vậy! Và đừng tìm cách trau dồi bản thân. Hãy sống tự nhiên. 

Osho: Trò chuyện với vĩ nhân

 

 

Quiet, cuộc cách mạng của những người hướng nội


 

QUIET, CUỘC CÁCH MẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI HƯỚNG NỘI

Im lặng: Sức mạnh của những người hướng nội trong một thế giới mà mọi người không thể ngừng nói

Quiet: The Power of Introverts in a World That Can’t Stop Talking

Abraham Lincoln, Gandhi, Mẹ Teresa, J.K. Rowling, Albert Einstein, Warren Buffett, Bill Gates...tất cả đều là những người hướng nội cực kì thành công, đóng góp rất nhiều cho xã hội. Người ta ước tính có khoảng 1/3 tới 1/2 dân số là những người hướng nội. Nhưng ngày nay, họ càng bị đánh giá thấp thậm chí còn bị lôi ra giễu cợt.

Xã hội ngày nay càng nhiều người thích nói hơn thích nghe, thích tiếng động hơn là sự tĩnh lặng, thích lên Bar hơn là ngồi thư viện, thích tự sướng hơn là ngồi quan sát, thích tư duy nhóm (group think) hơn là làm việc độc lập...Thế giới của những người hướng nội ngày càng bị thu hẹp và bóp nghẹt.

Trong cuốn sách IM LẶNG, quá trình tính cách hướng ngoại đã lên ngôi bắt đầu từ thế kỉ 20 và chúng ta đã ngày càng đánh giá thấp giá trị của những người hướng nội như thế nào, bà cho rằng những tính cách của người hướng nội, đặc biệt là sự cô đơn (solitude), thích sự riêng tư, tĩnh lặng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất dẫn đến sự sáng tạo. Họ đủ hướng ngoại để trao đổi và học hỏi các ý tưởng khác, nhưng họ coi mình là những người tư duy độc lập, có tính tự chủ cao. Cuốn sách là dịp để chúng ta có cái nhìn lại về những người hướng nội và cả chính bản thân chúng ta.

IM LẶNG, từ khi ra mắt năm 2012, vẫn đứng số 1 trong mảng Tâm lý học hành vi trên trang bán sách Amazon. Cuốn sách còn thắng giải sách hay nhất của giải thưởng Goodreads Choice Awards trong hạng mục sách phi hư cấu (non-fiction) vào năm 2012.