3 PHƯƠNG THỨC HỌC: NHÌN, NGHE, và ĐỘNG LỰC
.
Có thể bạn biết một người khi còn học phổ thông học rất xuất sắc,
nhưng khi học đến cao đẳng thì lại học kém, thậm chí còn bị đúp. Điều này
thường xảy ra với nhiều người, hầu hết trong số họ đều không hiểu tại sao mình
lại kém cỏi đến vậy. Nguyên nhân là ở chỗ, có thể những bất đồng giữa những
phương thức học tập ưa thích của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo
viên.
.
Hiện tượng này là đặc biệt phổ biến ở giai đoạn chuyển tiếp từ phổ
thông trung học lên cao đẳng, bởi phương pháp giảng dạy được chuyển từ nhìn
sang nghe. Do vậy, một bộ phận không nhỏ học tập theo phương pháp nhìn bỗng
thấy mình không thể tiếp thu được như trước đây.
.
Có thể đoán được phương thức học tập của người khác dễ dàng thông
qua nhận biết các từ họ sử dụng khi giao tiếp. Những từ này được gọi là chủ từ
hay “từ xử lý”. Khi bộ não tiếp nhận một tình huống, nó sẽ xử lý bằng phương
thức mà người tiếp nhận ưa thích, các từ và cụm từ được sử dụng thường phản ánh
phương thức học tập của riêng người đó.
.
Khi bạn xác định được các chủ từ người khác sử dụng, bạn có thể
chọn nó khi giao tiếp với người đó. Bên cạnh đó, việc sử dụng những chủ từ cũng
giúp bạn điều chỉnh phù hợp với tốc độ âm thanh của người mình đang tiếp xúc.
Người theo phương thức “nhìn” nói nhanh, người theo phương thức “nghe” nói tốc
độ vừa phải, người theo phương thức “động lực” nói chậm.
.
Bạn có thể sử dụng một bí quyết nhỏ khi nói chuyện điện thọai. Nếu
bạn nói chuyện với người theo phương thức “nhìn”, hãy đứng dậy, tư thế đó sẽ
giúp bạn tự động nói nhanh hơn. Nếu bạn nói với người theo phương thức “động
lực”, hãy ngồi xuống và kê cao chân lên, bạn sẽ nói chậm hơn. Phương thức của
bạn phù hợp với người khác sẽ là cách tốt nhất để bạn tạo sự hòa hợp và không
khí hiểu biết lẫn nhau.
Nhận biết được phương thức học tập ưa thích của người khác là rất
quan trọng. Nó giúp bạn thể hiện mình hiệu quả nhất. Nếu bạn biết ông chủ của
mình là người theo phương thức “nhìn”, bạn sẽ được chú ý đến nếu biết sử dụng
những tài liệu đòi hỏi trực giác khi trình bày với ông.
.
1. Đặc điểm của
người học theo phương thức “nhìn”:
• Gọn gàng ngăn nắp.
• Nói nhanh.
.
<> Tổ chức và lập kế họach tốt.
• Hay quan sát những chi tiết nhỏ trong môi
trường.
• Có xu hướng thích xuất hiện trước công
chúng.
• Nhớ những gì được nhìn hơn những gì được
nghe.
• Ghi nhớ bằng cách liên tưởng tới những gì
nhìn thấy.
• Thường không bị mất tập trung bởi tiếng
ồn.
• Là người đọc nhanh và khoẻ.
• Thích đọc hơn là người khác đọc cho nghe.
• Thường trả lời câu hỏi người khác ngắn
gọn “có” hoặc “không”.
• Thích thuyết minh hơn là phát biểu.
• Thích nghệ thuật thị giác hơn âm nhạc.
.
2. Đặc điểm của
người học theo phương thức “nghe”
• Dễ mất tập trung bởi tiếng ồn.
• Thích đọc to và thích nghe.
• Có thể nhắc lại và bắt chước cường độ và
âm điệu giọng nói của người khác.
• Không thích viết lách, nhưng thích kể
chuyện.
• Nói theo một khuôn mẫu và với nhịp điệu
nhất định.
• Thường là người có khả năng hùng biện.
• Thích âm nhạc hơn nghệ thuật thị giác.
• Học tập bằng cách nghe và ghi nhớ những
gì đã thảo luận nhiều hơn là nhớ những gì đã quan sát.
• Là những người hay nói, ưa thảo luận và
thích diễn giải dài dòng.
• Thường gặp khó khăn trong các công việc
đòi hỏi phải quan sát.
• Có thể phát âm to tốt hơn là viết.
• Thích nói đùa hơn nói hài hước.
.
3. Đặc điểm của
những người học theo phương thức “động lực”
• Nói chậm.
• Thích các giải thưởng bằng vật chất.
• Thường chạm nhẹ vào mọi người để gây sự
chú ý của họ.
• Đứng gần mọi người khi nói chuyện.
• Có xu hướng vận động cơ thể và hoạt động
nhiều.
• Phát triển phần cơ rất sớm.
• Học bằng các thao tác và hành vi
• Ghi nhớ bằng cách đi bộ và quan sát.
• Dùng ngón tay và kim chỉ vị trí khi đọc.
• Sử dụng cử chỉ, điệu bộ nhiều.
• Không thể ngồi yên một chỗ trong thời
gian dài.
• Không thể nhớ được vị trí địa lý trừ khi
đã từng ở đó.
• Sử dụng ngôn ngữ hành động.
• Thích đọc những cuốn sách có cốt truyện
ly kỳ.
• Thích hành động.
• Thích những trò chơi liên quan đến học.