Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

Nhà văn Tô Hoài “cứu” nhà văn Lê Hoài Nam

Nhà văn Tô Hoài trong bộ tranh “Khẩu trang và người nổi tiếng” của họa sĩ Lê Sa Long vẽ vào mùa đại dịch Covid-19

Chuyện làng văn » Nhà văn Tô Hoài “cứu” nhà văn Lê Hoài Nam

Trong sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ trước đây, do cái nhìn chủ quan nên đã xảy ra mấy trường hợp bị dư luận phê phán; cũng có tác phẩm bị cấp trên phê sai, hoặc một nhóm người lợi dụng điều đó để “đánh” tác giả…. xuất phát từ “thù ghét cá nhân”. Lại có người hiểu sai ý tưởng nội dung tác phẩm do suy diễn “bé xé ra to”, nâng thành quan điểm lập trường.

Hiện tượng bị “đánh” oan các nhà văn như thế có đến gần chục trường hợp, như bài thơ “Người lính nói về thế hệ mình” của nhà thơ Thanh Thảo in trên Văn nghệ Giải phóng, thời miền Nam chưa giải phóng.

Vì bài thơ này, Thanh Thảo bị cấp trên của ông kiểm điểm, suýt bị kỷ luật, và khai trừ khỏi Đảng. May thay, bài thơ đó đã đăng cùng một chùm thơ của Thanh Thảo do Chế Lan Viên biên tập đưa in. Từ cơ sở này, Chế Lan Viên đã bảo vệ cho Thanh Thảo “an toàn”. Sau này nhà thơ Thanh Thảo rất biết ơn Chế Lan Viên, người thầy, người anh đã cứu ông thoát tai nạn nghề nghiệp.

Đấy là chuyện nhà thơ cứu nhà thơ. Còn đây là chuyện cũng tương tự, nhưng ở dạng “nhà văn cứu nhà văn”. Theo nhà văn Lê Hoài Nam kể, năm 1993, ông đương nhiệm Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Nam Hà kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn Nhân. Một hôm tác giả Kim Sa Trung mang đến một bản thảo truyện ngắn mới viết, có tiêu đề “Con đường An Lạc”, nội dung mô tả người ta làm một con đường khá nhiều trở ngại phi lý. Truyện có phần gai góc theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Tuy băn khoăn, nhưng nhà văn Lê Hoài Nam vẫn mạnh dạn ký duyệt cho in, không những để động viên tác giả, mà muốn qua truyện này sẽ xới lên một vấn đề văn học ở địa phương này vốn đang trì đọng, tù túng để trở nên sôi động, đánh thức tiềm năng văn học một tỉnh có truyền thống văn hiến đầy tiềm lực đang ngủ vùi.

Nào ngờ, sau khi phát hành, số tạp chí Văn Nhân in truyện ngắn đó ngay tức khắc bị một số nhóm người là Hội viên của Hội Văn nghệ Nam Hà, trong đó có cả cán bộ quản lý bên sở Văn hóa, vốn đã không ưa Lê Hoài Nam, và muốn tranh một trong hai chức vụ đương nhiệm của Lê Hoài Nam.

Đây là dịp để họ lật tẩy Lê Hoài Nam và “hạ bệ” ông nên một cán bộ bên Sở Văn hóa đứng ra tổ chức hội nghị để lên tiếng về cuốn sách, lập “hòm phiếu cơ động” để bỏ phiếu lên án truyện ngắn “Con đường An Lạc”! Đồng thời yêu cầu xử lý Tổng biên tập tạp chí Văn Nhân là Lê Hoài Nam và tác giả Kim Sa Trung.

May thay, trước đó ít ngày, truyện ngắn “Con đường An Lạc” được đăng trên Báo Người Hà Nội, do nhà văn Tô Hoài lúc đó là Tổng biên tập duyệt. Khi vị chủ tọa cuộc họp để bỏ phiếu kỷ luật nhà văn Lê Hoài Nam xin đứng lên phát biểu xong, ông liền rút từ trong cặp của mình giơ thẳng tờ báo Người Hà Nội lên, và đưa qua mắt chủ tọa, và một số người cũng xô lên nhìn tên truyện ngắn đó.

Đến lúc này nhà văn Lê Hoài Nam phát biểu: “Kỷ luật tôi như thế nào là quyền các vị, nhưng trước khi bỏ phiếu quyết định, các vị nên có công văn lên Thành phố Hà Nội kỷ luật Tổng biên tập nhà văn Tô Hoài người duyệt cho đăng truyện ngắn này, thế mới công bằng”.

Sau khi nghe nhà văn Lê Hoài Nam phát biểu, và một số người có mặt, cùng với chủ tọa cuộc họp có vẻ… sốc. Một số người quay sang tranh luận. Về thể loại ở Văn Nhân ghi “Con đường An Lạc” là “truyện ngắn”, Báo Người Hà Nội đăng nguyên văn lại ghi là “truyện vui”.

Cuộc tranh luận thể loại không đâu vào đâu, thấy thế, ông chủ tọa đứng lên kết luận: “Qua đây các đồng chí Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa rút kinh nghiệm. Hội nghị gay gắt chẳng qua là liều thuốc đắng làm cho đồng chí mình “dã tật”. Cũng vì thương đồng chí mình mà mới có cuộc họp này, còn sai thì sửa, nên đóng cửa bảo nhau, hôm nay, rút ra kinh nghiệm hữu ích….”. Nói xong, ông chủ tọa giơ tay ra hiệu cho một vị lên cầm cái hòm phiếu cất đi. Cuộc họp kết thúc.

Vậy là việc vô tình in truyện ngắn “Con đường An Lạc” trên Báo Người Hà Nội, đã cứu hai nhà văn Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa thoát hiểm. Công đầu thuộc về nhà văn Tô Hoài. Giá như…. nhà văn Tô Hoài không ký duyệt cho in truyện ngắn đó… thì hậu quả hai nhà văn Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa khó mà thoát khỏi án kỷ luật.

Lại như nếu nhà thơ Chế Lan Viên không duyệt cho in chùm thơ của nhà thơ Thanh Thảo, trong đó có bài thơ “Người lính nói về thế hệ mình” trên tạp chí Tác phẩm mới thì Thanh Thảo cũng khó thoát án kỷ luật.

LÊ HỒNG BẢO UYÊN

Theo VNCA


Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

5 chuyên đề về sức khoẻ rất đáng đọc

 

5 CHUYÊN ĐỀ VỀ SỨC KHOẺ RẤT ĐÁNG ĐỌC

Nắm chắc phương châm xử lý bệnh tật và sức khoẻ :

Thuốc tốt không bằng dinh dưỡng tốt, thuốc tốt dinh dưỡng tốt không bằng tâm trạng tốt.

1. Bí quyết duy trì sức khoẻ - Kiềm hoá cơ thể

2. Ăn chay sao cho ít phải gặp … thầy thuốc

3. Tác dụng “cải tử hoàn sinh” tuyệt vời của nước bọt

4. Sữa động vật - Sữa thực vật

5. Nhân Tố Enzyme – Phương Thức Sống Lành Mạnh

 

Trí tuệ của lý luận Đông y

 

Con người do trời đất hợp khí sinh ra, do đó cấu thành nên con người có bao gồm thành phần của trời và thành phần của đất. (Ảnh: Shutterstock)

 

Trí tuệ của lý luận Đông y

.

Từ trí tuệ của lý luận Đông y (Hoàng Đế nội kinh), chúng ta có thể giải thích được khá nhiều điều hiện hữu trong cuộc sống mà Tây y cũng như khoa học hiện đại còn chưa tiếp cận đến. Một vài ví dụ cụ thể như sau.


“Tâm tàng chứa thần”:

Tim tàng chứa nguyên thần, do đó trong dân gian thường nói “lòng thương nhớ”, “thỏa lòng mong mỏi”, “lưu giữ mãi trong tim”… và cũng thường nói: “tâm tư”, “tâm tưởng”, “tâm sự”, “tâm đắc”… Đó chính là nguyên thần tàng chứa trong tim nên người ta cảm nhận những suy nghĩ, tình cảm đó xuất phát ra từ trái tim. 


Có người mộng du, đi ra khỏi giường, thậm chí ra khỏi nhà, làm gì đó rồi quay trở về ngủ tiếp, người nhà hoặc người khác biết chuyện, nhưng sáng hôm sau hỏi người đó thì họ hoàn toàn không hay biết gì. Đó là nguyên thần của họ lúc đó đã ngủ, không làm chủ thân thể, mà có thể là những thứ khác như hồn, phách… làm chủ, do đó họ hoàn toàn không hay biết.

 


Con người sinh ra là có huyết của mẹ làm cơ sở, có tinh của cha làm hộ vệ, kết hợp thành bào thai… (Ảnh: Shutterstock)

“Có được thần thì sinh”: 

“Khí huyết hòa hợp, dinh khí (khí nuôi dưỡng) và vệ khí (khí bảo vệ) đã thông, ngũ tạng đã hình thành, thần khí ở tâm, hồn phách đầy đủ thì thành con người”. Như vậy khi bào thai trong cơ thể người mẹ phát triển, sau khi hình thành ngũ tạng còn cần phải có “thần, hồn, phách” thì mới thành con người đích thực, và sau đó mới được sinh ra. Một số bào thai chết lưu là vì bởi một lý do nào đó khiến cho nó không có nguyên thần vào làm chủ.


Dinh khí (khí nuôi dưỡng) và vệ khí (khí bảo vệ) đã thông”: Quan niệm này hoàn toàn khác với Tây y là chất dinh dưỡng theo máu đi nuôi cơ thể, và bạch cầu có tác dụng bảo vệ thân thể trước sự xâm nhập của ngoại vật như vi khuẩn, virus… Theo Đông y thì nuôi dưỡng cơ thể là dinh khí, thế nên có những người không ăn không uống trong thời gian dài, thậm chí nhiều năm mà vẫn sống khỏe mạnh bình thường, chính là họ duy trì được dinh khí, lấy trực tiếp từ vũ trụ mà không cần qua thức ăn rồi chuyển hóa thành máu đi nuôi cơ thể. 


Bảo vệ cơ thể là vệ khí, điều này giải thích nhiều trường hợp như dịch viêm phổi Vũ Hán vừa rồi, có những người già cả hay trẻ nhỏ yếu ớt nhưng lại không nhiễm bệnh, hoặc bị nhiễm bệnh nhưng sau đó vẫn khôi phục lại trạng thái khỏe mạnh bình thường, tuy nhiên vẫn có những người khỏe mạnh như phi công, vận động viên lại nhiễm bệnh rất nặng, thậm chí tử vong. Tức là hiện tượng này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Tây y, bởi lẽ khi thiếu vệ khí thì những người có sức đề kháng tốt như thanh niên trung niên khỏe mạnh, những người tập luyện thể thao thể hình, v.v. vẫn có thể nhiễm bệnh. 


“Tâm là quân chủ của thân, là chỗ Thần linh xuất ra”:

 

Những người tu Phật tu Đạo, họ đều phải dựa vào tu tâm, nếu tu thành viên mãn thì nguyên thần xuất ra về thế giới Thiên quốc. Thế nên những người tu hành đắc Đạo như Phật Thích Ca, Tôn giả Mục Kiền Liên… đều có rất nhiều Thần thông, mà người hiện đại gọi là công năng đặc dị, họ có thể đến được các không gian khác như miêu tả trong kinh sách, bởi vì lúc đó họ đã tu được “Thần linh xuất ra” rồi.


“Hoàng Đế nội kinh” là kinh điển của người tu Đạo, cũng là nền tảng để tạo ra nền Đông y kỳ diệu, huyền bí với hệ thống lý luận kinh lạc, kinh mạch, huyệt vị được khoa học hiện đại công nhận và ứng dụng, mặc dù khoa học hiện đại vẫn chưa có cách nào “nhìn” ra hệ thống kinh mạch và huyệt vị đó.


“Hoàng Đế nội kinh” cũng là kinh điển cung cấp lý luận cho các môn dưỡng sinh: “Người thượng cổ đều là người biết Đạo, thuận theo âm dương, hòa với thuật số, ăn uống có tiết chế, sinh hoạt có quy luật, không vọng tưởng, không làm việc lao lực, do đó hình và Thần đều đầy đủ mà sống hết tuổi Trời, ngoài trăm tuổi mới ra đi. 

 

Con người ngày nay không như thế, lấy rượu làm canh, vọng tưởng không theo quy luật, say rượu nhập phòng, vì dục vọng mà vắt kiệt tinh lực, hao tán hết chân khí, không biết giữ cho đầy, không chế ngự được tinh thần, chỉ mong muốn giải trí vui vẻ, thỏa mãn nhân tâm, trái ngược với quy luật sống, sinh hoạt không tiết chế, do đó tuổi chưa đến 50 mà đã suy yếu rồi”.