Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

Xu hướng sống độc thân của giới trẻ trên thế giới

 

Xu hướng sống độc thân của giới trẻ trên thế giới

Theo Euromonitor, hiện có trên 300 triệu người sống một mình trên toàn cầu, tăng khoảng 80% so với 15 năm trước. Khu vực châu Âu, Thụy Điển được coi là quốc gia có số độc thân cao nhất, chiếm khoảng  47% dân số, sau đó là Na Uy khoảng 40%, Anh khoảng 34%...


Năm 2017, số hộ gia đình một người chiếm 29% tổng số hộ gia đình ở Hàn Quốc. Báo cáo của Statistic Korea cho thấy số hộ gia đình đơn thân tại Hàn Quốc đã tăng lên đến 6,17 triệu người và dự báo con số này sẽ còn tăng bình quân 150.000 hộ mỗi năm.

Tương tự, khảo sát của tập đoàn tài chính KB Financial Group cho thấy 60% dân số thành thị ở Hàn Quốc cảm thấy hài lòng khi sống độc thân. Thông thường những người này thường về thẳng nhà sau khi tan làm hoặc hết tiết học, trong khi văn hóa tụ tập cuối ngày của Hàn Quốc dần xói mòn trước xu thế độc thân của giới trẻ.

Tại khu vực thành thị Việt Nam, tỷ lệ sống độc thân cũng đang có xu hướng tăng nhanh, ước đạt trên 10% vào năm 2019, theo Savills.

Ngoài thú vui của hôn nhân đem lại, con người còn có thể tìm thấy nhiều thú vui khác và nhiều mối bận tâm khác: công việc, học tập, vui chơi… Ở một trình độ nhận thức ngày càng cao, con người có xu hướng sống tự do, độc lập hơn, ít bị phụ thuộc vào người khác. Đặc biệt là phụ nữ hiện đại - những người tự trang trải được cho cuộc sống bản thân, làm chủ kinh tế của mình, tất yếu họ sẽ hướng đến một cuộc sống tự do, độc lập, thỏa mãn “cái tôi” hơn là theo đuổi một “kịch bản” lập gia đình quen thuộc.

Thay vì về nhà sau mỗi ngày làm việc, người trẻ độc thân có xu hướng hẹn hò, ăn uống nhà hàng, xem phim hoặc tham gia các hoạt động vào buổi chiều/tối như học ngoại ngữ, tập thể thao,… Không gian tại trung tâm thương mại là nơi có thể đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu này.

Các cửa hàng mở cửa 24/7 như Circle K, Ministop, 7-Eleven... đang tăng cường hiện diện tại các con phố và các khu dân cư đông đúc. Tại các cửa hàng này, dễ nhận thấy là tỉ lệ đồ ăn nhanh tương đối cao. Các món ăn như trứng luộc, bánh bao, xúc xích, mì tôm… được bán khá nhiều, phục vụ thâu đêm… Người độc thân có nhiều lựa chọn hơn cho việc ăn uống vốn tạm bợ của mình.

VinCity (thương hiệu cũ của Vinhomes - thuộc tập đoàn Vingroup) đã tung mô hình căn hộ 28 m2 một phòng ngủ hướng tới những đối tượng độc thân - thu hút sự chú ý của cả người tiêu dùng lẫn giới đầu tư.

Trào lưu sống độc thân ở các thành phố đang hình thành và có xu hướng gia tăng đã tạo nên nhu cầu mua căn hộ một phòng ngủ. “Nguồn cầu bền vững nên tỷ lệ hấp thụ trên thị trường căn hộ khá tốt mặc dù nguồn cung tăng lên không ngừng.

Trên thế giới, tại những quốc gia có tỷ lệ độc thân cao, những loại hình sản phẩm, dịch vụ cho người độc thân đã phát triển mạnh mẽ và sáng tạo.

Với xu hướng hộ gia đình độc thân đang ngày càng tăng nhanh, các công ty tại Hàn Quốc cũng cho ra mắt nhiều dịch vụ và sản phẩm để bắt kịp với xu thế. Để đáp ứng nhu cầu về an ninh phục vụ cho nhóm người sống độc thân, nhiều công ty chuyên về các sản phẩm an ninh gia đình 24 giờ ở nước này coi đây là cơ hội cho việc kinh doanh. Người dùng có thể kiểm tra ai đang ở ngoài cửa bằng cách sử dụng điện thoại thông minh cá nhân và kích hoạt cảnh báo hoặc thậm chí yêu cầu sự hỗ trợ nếu cần.

Các chuỗi siêu thị ở Canada đã tăng không gian cho các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn thu hút những người độc thân bận rộn và có thu nhập.

Các hãng hàng không như Air Canada, Transat và Sunwing cũng có các gói dịch vụ du lịch đến Mexico và Caribbean dành cho những người độc thân (không đi theo gia đình, cặp đôi)...

Bloomberg dẫn lời bà Tracey Nesbitt, biên tập viên của tạp chí Solo Traveller nhận định những người sống độc thân đang là một thị trường tiềm năng với các hãng du lịch.

Nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu sống độc thân - một xu hướng khá rõ rệt hiện nay để cung cấp các dịch vụ phù hợp, đó được coi như một hướng đi mở đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp hiện nay./.

Kẻ khốn có lương tri

Tổng thống Mỹ Donald Trump có nhiều antifan, nhưng ông không phải là một nhà lãnh đạo tồi, thậm chí còn là một doanh nhân thành đạt.

Kẻ khốn có lương tri

Xã hội có những người gọi là "kẻ khốn có lương tri". Họ là báu vật quốc gia bởi chính những người này sẽ bảo vệ chúng ta khỏi những "kẻ khốn vô nhân tính".

Nghe có vẻ khôi hài nhưng một người có lương tri làm sao trở thành kẻ khốn?


 Nhà sáng lập quá cố Steven Jobs của Apple khá "khó ưa" trong công việc, nhưng ông lại là một doanh nhân thành công

Với một số người, họ sinh ra đã là "kẻ khốn", hay nói đúng hơn họ cho rằng "con người sinh ra đã là xấu" (Nhân tri sơ, tính bản ác- Tuân Tử). Bởi vậy họ không quan tâm người khác có thích mình hay không. Cuộc đời họ nhắm đến thành công, cố gắng mưu sinh và quan tâm đến những người họ cho là quan trọng. Họ sống trong khuôn khổ luật pháp, đạo đức mà họ thấy là đúng và chấp nhận làm tổn thương tinh thần trong giới hạn đến những người khác nếu cần.

Những kẻ khốn này trên thực tế lại là người giữ cân bằng cho xã hội bởi họ dù không được nhiều người thích nhưng lại muốn giữ trật tự cuộc sống. Bất kỳ hành vi phá hoại luật pháp, đạo đức hay làm đảo lộn xã hội nào cũng sẽ bị những kẻ khốn lương tri này phản ứng lại bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến họ.

Hãy tưởng tượng bạn có người sếp khó ưa, luôn ép deadline và nghiêm khắc trong công việc. Tuy nhiên lật lại vấn đề, họ là thiên địch với nạn lười biếng, với những hành vi phá hoại công ty. Những lần ép deadline hay nghiêm khắc trong công việc là để đem lại lợi ích chung cho mọi người, thúc đẩy sự nghiệp đi lên.

Sự khác biệt giữa kẻ khốn có lương tri với kẻ khốn vô nhân tính là mức độ quan tâm đến lợi ích bản thân. Những kẻ khốn vô nhân tính chẳng quan tâm đến thứ gì khác ngoài bản thân bất chấp luật pháp, đạo đức trong khi những kẻ khốn lương tri tìm thấy lý do tốt đẹp khi làm tổn thương người khác. Đó có thể là một gia đình hạnh phúc hơn, tiền thuốc men cho người thân, tiền mua sữa cho con hay đơn giản là muốn nâng cao trình độ nhân viên.

Phần lớn người dễ mến khó thành kẻ khốn vì họ nghĩ rằng nếu làm thế, mọi người sẽ tổn thương. Trên thực tế, những người dễ mến khó làm tổn thương người khác bởi họ không chịu đựng được cảm giác tội lỗi, cắn rứt chứ chả liên quan gì đến mọi người.

Bởi vậy khi làm tổn thương người khác với lý do chính đáng, hãy nghĩ về những thành quả, những điều tốt đẹp mà chúng có thể mang lại. Khi gây sức ép lên đối tác hay nhân viên, đồng nghiệp, bạn hãy nghĩ đến thành quả công việc và những lợi ích chúng đem lại.

Theo nhà văn, blogger Mark Manson thì việc tự nhủ mình là kẻ khốn lương tri sẽ đem lại cảm hứng tích cực hơn trong việc làm tổn thương người khác với mục đích cao cả bởi "Bạn là một kẻ khốn, nhưng là kẻ khốn tài năng có ích cho những nạn nhân đó".


Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Trẻ em không thích đến trường?

 

Trẻ em không thích đến trường?

Bất cứ ai biết về trẻ em, bất cứ ai cho phép mình suy nghĩ một cách thành thật, đều có thể nhận ra. Trẻ em, giống như phần còn lại của nhân loại, khao khát tự do. Trẻ em ghét bị hạn chế tự do. Đa phần chúng sử dụng chính tự do này để giáo dục bản thân, và cơ thể chúng sẵn sàng cho việc này. Trẻ em chơi đùa và thám hiểm theo nhiều cách, từ đó chúng học được nhiều điều về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Ở trường người ta bảo chúng phải dừng những thú vui đó lại và bắt đầu làm điều giáo viên muốn. Lý do chúng không thích đến trường là vậy đấy.

Qua hàng thập kỷ, những gia đình chọn cách nuôi dạy trẻ theo phong cách “không trường học” hoặc chọn cách gửi chúng đi học ở trường Sudbury Valley (một trường “không phải trường học”) đã chứng minh điều ngược lại. Những em nhỏ được cung cấp các phương tiện để học, bao gồm được tiếp xúc với nhiều loại người mà từ đó chúng có thể học hỏi, thì học chính xác thứ chúng cần và nhiều hơn thế. Chúng tự học bằng vui chơi và khám phá của bản thân. 

Một vài nỗ lực trước đây trong lịch sử tâm lý học, những nỗ lực cố gắng cải thiện giáo dục và thất bại. Những thế hệ phụ huynh mới, những lần thay máu tập thể giáo viên tươi mới và trẻ trung, ta lại có những “phát hiện mới” “giả thuyết mới” về tâm lý học có thể khiến trường học vui hơn và giúp học tập tốt hơn. Nhưng chưa cái nào thành công cả, và chẳng cái nào sẽ thành công cho đến khi mọi người nhìn thẳng vào sự thật. Trẻ em ghét trường học, vì trong trường học chúng mất tự do. Muốn học cho thoải mái thì cần tự do cái đã.

Mỗi nền giáo dục có những mục tiêu cụ thể khác nhau song chắc chắn rằng giáo dục sẽ không thể được coi là tiến bộ, nhân văn nếu học sinh không cảm thấy vui khi đến trường. Đây có lẽ sẽ là một trong những định hướng để chúng ta tiến hành cải cách giáo dục nước nhà.