Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Xua tan cơn đau đầu không cần thuốc thật hiệu nghiệm

 

Xua tan cơn đau đầu không cần thuốc thật hiệu nghiệm

1. Chườm Nóng hoặc Lạnh

Đá lạnh giúp làm giảm đau đáng kinh ngạc, còn nhiệt lại có khả năng làm dịu thần kinh. Đặt một chiếc khăn lạnh lên đỉnh đầu hoặc thái dương sẽ làm giảm đau nhanh chóng; hoặc nếu nhiệt là thứ phù hợp mà bạn thích hơn, một gói giữ nhiệt áp vào thái dương hay xoang sẽ giúp các bó cơ được thư giãn.

Một miếng gạc lạnh được áp vào sau gáy cũng có thể tạm xử lý cơn đau nửa đầu. Với một số cơn đau đầu nặng kèm theo buồn nôn, thì biện pháp này, dù nhiệt hay lạnh, đều là một sự lựa chọn tuyệt vời - khi bạn không muốn ăn hay uống bất cứ thứ gì cả.

2. Bấm huyệt

Theo tờ VeryWellHealth, bấm huyệt là sử dụng đầu ngón tay, bấm vào một số điểm nhất định trên cơ thể. Thật dễ dàng phải không? Những kỹ thuật này tuân theo các nguyên tắc của Trung Y cổ truyền, và có tới 6 điểm bạn cần nhớ để xua tan cơn đau đầu.

Để có công hiệu, cần bấm khoảng từ 30 giây cho đến một phút với mỗi huyệt sau:

* Ấn Đường, hay "Con mắt thứ ba".

 

* Toàn Trúc, hai điểm bên trong nơi lông mày xuất phát.

 

* Nghinh Hương, nằm cạnh 2 bên cánh mũi thẳng hàng với mắt.

 

* Thiên Trụ, 2 huyệt phía sau gáy. Từ giữa chân tóc gáy đo lên 0,5 tấc (huyệt á môn) đo ngang 1,3 tấc sang 2 bên.

 

 * Suất Cốc, thẳng hàng với thái dương, phía sau chân tóc vài phân

 

 * Hợp Cốc, hoặc phần thịt ở mu bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn.

 

Hãy thử xem, vì ngay cả những ai xuất chúng nhất cũng thỉnh thoảng cũng phải khốn đốn bởi những cơn đau đầu quanh đi quẩn lại. Nhưng sẽ không là gì cả khi bạn đã được trang bị các thủ thuật tuyệt vời này.

Một cách bấm huyệt đơn giản khác :

 



 

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Truyện cười : Tự khai

 

Truyện cười : Tự khai

Trong bàn nhậu, một anh chàng ngà ngà say tự khai:

– Vợ chồng mình hồi đó ăn cơm trước kẻng.

Anh chàng thứ hai bật mí:

- Tớ thì lại ăn phở trước kẻng.

– Còn mình thì hôm qua cũng mới ăn, nhưng chưa biết là ‘cơm’ hay ‘phở’. – Anh chàng thứ ba chưa vợ mở lòng.

Thời điểm bùng nổ tình yêu Toán học ở trẻ ?

 

Thời điểm bùng nổ tình yêu Toán học ở trẻ ?

Ngày hội Toán học mở 2020 sau bài giảng thu hút hơn 2000 người tham dự mang chủ đề 'Toán học từ cổ điển đến hiện đại, diễn ra tại Trường Đại học FPT phân hiệu Cần Thơ ngày 4/10/2020

Bài giảng cuốn hút với chủ đề "Toán học từ cổ điển đến hiện đại" được GS Ngô Bảo Châu dành cho đại chúng, từ 6-66 tuổi đều có thể nghe và hiểu câu chuyện về Toán học. "Chúng ta không nên chạy theo ngay những vấn đề phức tạp, càng không nên bắt đầu bằng các bài Toán mẹo, mà nên đi từ những vấn đề cơ bản, hiểu một cách thật sâu sắc và kỹ lưỡng", là lời khuyên của GS Ngô Bảo Châu dành cho người yêu Toán.

Với câu hỏi về cách đối xử "nhất bên trọng nhất bên khinh" với số Tau và số Pi, GS. Ngô Bảo Châu cho rằng, đây là câu hỏi hóc búa, không tìm được câu trả lời “thật sự phù hợp”.

Bù lại, GS. Châu hóm hỉnh: "Về mặt nguyên tắc 2 số đó phải được đối xử bình đẳng!".

Trả lời cho câu hỏi giữa học Toán với đam mê đơn thuần với việc học Toán để đạt điểm cao và vượt qua các kỳ thi, GS. Ngô Bảo Châu quan niệm, với học sinh - sinh viên hay người đã trưởng thành đều có những cái bắt buộc phải hoàn thành, nhưng không thể vì thế mà bỏ hết niềm vui.

“Các em cần yêu Toán, chứ không phải coi Toán như là lao động khổ sai, thì mới học Toán, thi Toán tốt được", GS. Ngô Bảo Châu nhấn mạnh.

Đặc biệt, với những bạn yếu toán, GS. Châu cho rằng các bạn đã lỡ nhịp ở một bước nhảy tư duy về Toán, cứ vướng vào chỗ đó. Từ đó, ông khuyên những bạn này cần trao đổi với thầy cô hướng dẫn mình để tìm ra các điểm vướng, điểm yếu và từng bước khắc phục chính các điểm đó.

GS Ngô Bảo Châu cũng chia sẻ, lớp 6 - 7 là thời điểm rất tốt để bùng nổ tình yêu Toán học ở trẻ. Đây là thời điểm đã qua giai đoạn số học bình thường, tiếp cận với các khái niệm mới. Đồng thời, đây là thời điểm phụ huynh và thầy cô giáo thực sự cần nuôi dưỡng và khơi dậy cảm hứng khám phá của trẻ với Toán học.


baoquocte.vn

Ngày nay soi vào trẻ em thì thấy người lớn

 

Ngày nay soi vào trẻ em thì thấy người lớn

Ngày xưa, trẻ em soi vào người lớn để thấy cuộc đời, nhưng ngày nay soi vào trẻ em thì thấy người lớn. Tất cả mọi hành vi cư xử của người lớn đối với nhau như thế nào đều được tự cảm nhận và thể hiện theo cách riêng của chúng.

 

Trong cách cư xử của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của ba yếu tố: lý trí, tình cảm và lòng tin (đức tin). Ba điều đó hiện nay đều không có ở đại bộ phận trẻ em: Trẻ em không còn (hoặc rất ít) tin và tôn trọng người lớn, lý trí của các em chưa đủ sức phân biệt người lớn nào là tốt, người nào là xấu. Nếu nhìn một cách sâu xa như thế sẽ thấy hành động của chúng (đánh nhau, chà đạp nhau) đáng thương hơn là đáng giận. 

 


Trẻ con yêu ai ghét ai là do bản thân trẻ chứ không thể ép buộc được. Người lớn là một đại lượng đã biết, anh có gì thì đã có, nay mai có thêm cái gì là vô nghĩa bởi vì cái chất (nhân cách) đã xong rồi, còn trẻ em là một đại lượng còn bỏ ngỏ, còn đợi cả một quá trình hình thành và phát triển về nhân cách, mà sự hình thành ấy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xã hội – vốn đang thay đổi mãnh liệt hằng ngày, hằng giờ. Do vậy, lấy chuẩn của người lớn áp đặt cho trẻ con là không đúng. Đó là hệ quả tất yếu của thời đại và cũng là thách thức đối với người lớn.