Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19 : Đón nhận đại bàng hay chim sâu ?



“27 công ty Mỹ sẽ di dời nhà máy từ Trung Quốc tới khu vực rộng 4.000 ha ở Công viên công nghiệp Brebes thuộc tỉnh Trung Java, Indonesia”. Thông tin trên chưa biết có chính xác hay không, nhưng chắc chắn đã làm các quốc gia láng giềng và cả những nước có các điểm mục tiêu tương đồng đứng ngồi không yên.
Trước đó, thông tin, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, sẽ dời Trung Quốc trong tương lai, đã gieo nhiều hy vọng, trong đó, cũng như các nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam cũng mong muốn có thể là bến đỗ hấp dẫn đối với các “đại bàng”.
Các nhà đầu tư phương Tây họ đang tìm kiếm gì?
Tất nhiên, quyết định dừng chân ở đâu sau khi dời Trung Quốc còn theo tiêu chí riêng của các “nhà đầu tư đại bàng”…, mỗi điểm đỗ sẽ đều có những điểm yếu, mạnh riêng, nhưng việc các nhà đầu tư Mỹ quyết định chọn Indonesia, hay không chọn một nơi nào khác, cho thấy, “bến đỗ” phải có những tiêu chí phù hợp với họ và phải có lợi. 
Ít nhất các tiêu chí thông lệ cần được bảo đảm như, luật lệ của nước nhận đầu tư phải đủ thông thoáng để nhà đầu tư làm ăn thuận lợi; nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, kinh doanh; chính sách, luật lệ về hối đoái, về đầu tư phải thuận tiện cho các nhà đầu tư cả khi họ vào lẫn khi họ ra... Các nhà đầu tư phương Tây còn coi trọng một môi trường kinh doanh tốt và yếu tố lành mạnh. Bởi vậy, một số vấn nạn về điều kiện kinh doanh không chính thức, hay tham nhũng tưởng là yếu tố phụ lại đều có thể trở thành những điểm trừ lớn.
Quay lại câu chuyện đón đại bàng hay chim sâu, Thiết nghĩ, không phải đại bàng nào cũng tốt, cũng không phải chim sâu hay chim sẻ đều là dở. Quan trọng là mục tiêu của chúng ta là gì? Đại bàng có thể mang lại cho nền kinh tế những gì? Hay đại bàng có thể “ăn hết” những chú chim Việt còn non.
Bởi bài toán đặt ra trong hàng loạt các thay đổi hiện nay còn là câu chuyện “tự cường”. Trong xu hướng bảo hộ gia tăng, chiến lược phát triển doanh nghiệp bản địa, ưu tiên khoảng không cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp của Việt Nam cũng cần được đánh giá cao không kém việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài.

Ảnh : Indonesia đang trở thành địa điểm lý tưởng cho các tập đoàn lớn đến từ Mỹ.

Bạn cần uống bao nhiêu lít nước mỗi ngày ?


Giải tỏa nỗi buồn bằng uống nước

Loại chất ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của con người là hormone. Nói một cách đơn giản, hormone chia thành hai loại: một loại tạo ra niềm vui, một loại sinh ra nỗi buồn.

Hormone do não bộ sinh tiết ra, gọi là “hormone vui vẻ”; hormone do tuyến thượng thận sinh ra, gọi là “hormone đau khổ”.

Khi chúng ta đau khổ, hormone ở tuyến thượng thận sẽ tăng tiết, nhưng nó cũng giống như chất độc khác có thể đào thải ra ngoài cơ thể, nên uống nhiều nước sẽ giúp bài tiết những chất này.

Bạn cần uống bao nhiêu lít nước mỗi ngày ?


Theo iRace

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Alexander Grothendieck và nền toán học Việt Nam


Tháng 11 năm 1967 nhà toán học Alexander Grothendieck sang miền Bắc Việt Nam, rồi ông mở lớp giảng bài cho Đại học Hà Nội đang sơ tán trong rừng. Ông thực hiện chuyến đi của mình đến Việt Nam trong thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh.

 GS Alexander Grothendieck tại khu sơ tán của Truòng
 
Ở khu sơ tán, có một hình ảnh về ông mà không bao giờ tôi quên. Đó là có một lần, tôi thấy ông cởi trần ngồi đọc sách, cái áo ướt màu “phòng không” vắt trên bụi sim. Hỏi ra mới biết, ông giành toàn bộ va li của mình để mang theo sách vở sang tặng các nhà toán học Việt Nam, và chỉ có bộ quần áo duy nhất mặc trên người! Vậy nên mỗi lần giặt, ông phải chờ quần áo khô để mặc lại chứ không có quần áo để thay! Trong thời gian ông ở Việt Nam, mỗi tuần ông đều nhịn ăn vào ngày thứ sáu. Khi các nhà toán học Pháp biết chuyện, họ đều rất ngạc nhiên vì không thấy ông có thói quen đó khi ở Pháp. Và người ta cho rằng chỉ có thể có một cách giải thích: ông muốn tiết kiệm một phần lương thực cho Việt Nam! Đó là một con người với thiên tài kì lạ, cá tính kì lạ, và cũng có tấm lòng ưu ái kì lạ với Việt Nam.

Sau khi từ Việt Nam trở về, tháng 11 năm 1967, Grothendieck đã viết một bài về chuyến đi của mình, kết thúc bằng câu: "Tôi đã chứng minh một trong những định lí quan trọng nhất của mình, đó là: Tồn tại một nền toán học Việt Nam”. Bài viết đó nhanh chóng trở thành nổi tiếng trong thế giới toán học, bởi vì bất cứ điều gì mà Grothendieck viết ra đều là điều mà mọi người làm toán quan tâm. Phải nói rằng, không phải Grothendieck chỉ “chứng minh” sự tồn tại của nền toán học Việt Nam, mà chính ông đã góp phần vào “sự tồn tại” đó. Tôi hiểu điều này một cách rõ ràng khi, rất nhiều năm sau chuyến đi của Grothendieck, nhiều đồng nghiệp nước ngoài nói với tôi rằng, họ biết đến nền toán học Việt Nam từ sau khi đọc bài viết của Grothendieck.

Và cũng nhiều lần, tôi phải kể lại tường tận những gì tôi đã được chứng kiến, những gì Grothendieck đã làm trong chuyến đi thăm Việt Nam. Bản thân sự kiện Grothendieck đến Việt Nam đã là điều đáng ngạc nhiên. Ông, người được trao giải thưởng Fields (là giải thưởng cao nhất về toán, tương tự như giải Nobel đối với các ngành khoa học khác, được tặng 4 năm một lần cho 1-4 nhà toán học xuất sắc nhất thế giới), người mà bất kì một trường đại học lớn nào cũng lấy làm vinh dự khi ông đến thăm, lại đi đến Việt Nam đang dưới bom đạn ác liệt? Nhưng, để có thể hình dung tại sao những điều Grothendieck viết ra lại có ảnh hưởng to lớn như vậy trong thế giới toán học.

Grothendieck đã làm một cuộc cách mạng thực sự trong toán học. Có thể nói, ông để lại dấu ấn của mình trong mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Người ta có thể nhận ra ảnh hưỏng của Grothendieck ngay cả khi không thấy trích dẫn định lí cụ thể nào của ông. Điều này cũng giống như ảnh hưởng của Picasso đến thẩm mĩ của thời đại chúng ta: ta nhận ra Picasso không chỉ qua các bức họa của ông, mà thấy Picasso ngay trong hình dáng của những vật dụng hằng ngày.

Khi ông đến Việt Nam (năm 1967), tôi vừa học xong năm thứ tư Khoa toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tuy đã tốt nghiệp nhưng chưa nhận công tác nên tôi được “tự do” rời khu sơ tán về Hà Nội và đi nghe các bài giảng của ông. Thường thì Giáo sư Tạ Quang Bửu hoặc Giáo sư Đoàn Quỳnh phiên dịch cho ông. Tôi thật sự kinh ngạc vì sự bình tĩnh của ông: các bài giảng của ông thường bị ngắt quãng vì những lần máy bay Mỹ bắn phá thành phố. Vậy mà ông, người đến từ một đất nước đã từ lâu không có chiến tranh, không hề tỏ ra mảy may lo sợ. Nhưng rồi thì các bài giảng của ông cũng phải chuyển lên khu sơ tán, vì không thể nào giảng bài khi mà buổi học bị ngắt quãng hàng chục lần vì máy bay. Theo lời ông nói, chuyến đi Việt Nam đã làm ông thật sự ngạc nhiên: ở một đất nước ngày đêm phải đối đầu với cuộc chiến tranh ác liệt bậc nhất trong lịch sử, người ta vẫn dạy toán, học toán, và biết đến những thành tựu hiện đại nhất của toán học! Từ sự ngạc nhiên đó, ông đã công bố định lí của mình: “Tồn tại một nền toán học Việt Nam”.

Chuyến đi của Grothendieck đã mở đầu cho một loạt chuyến đi thăm và giảng bài của nhiều nhà toán học lớn đến Việt Nam, trong đó nhiều nhất vẫn là các nhà toán học Pháp: L. Schwartz, A. Martineau, P. Cartier, Y. Amic,... Có thể nói chuyến đi của Grothendieck là một cột mốc quan trọng trong lịch sử hợp tác khoa học giữa các nhà toán học Việt Nam và các nhà toán học Pháp.

Theo GS Hà Huy Khoái (Tia Sáng)