Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Biến điểm điểm yếu của con trẻ thành lợi thế


Từ khi còn nhỏ, anh ấy không phải là một cậu bé tốt trong mắt bố mẹ, vì anh ấy rất thích đánh nhau. Tệ hơn nữa, hồi anh học lớp 7, gần như thiếu một chút nữa là anh đã đánh chết một người bạn cùng lớp. Nhà trường đã đưa ra ‘tối hậu thư’ cho cha anh, nói rằng nếu anh còn đánh bạn học một lần nữa, thì sẽ bị đuổi học. Mặc dù cha anh đã cố gắng hết sức nhưng anh vẫn ‘chứng nào tật nấy’, không thể sửa chữa được. Cuối cùng ở tuổi 16, anh bị đuổi học.
.
Trong lúc cha mẹ anh lo lắng về tương lai của con trai mình, giáo viên giáo dục thể chất đã tìm đến nhà của anh và nói với cha anh: "Đội tuyển quốc gia đang chọn đô vật, vì vậy hãy để cậu ấy thử xem sao".
Sau khi nghe điều này, người cha lắc đầu hết lần này đến lần khác: "Thằng bé thích đánh nhau đến mức khiến tôi phải đau đầu. Bây giờ lại để nó học đấu vật... Nếu đánh chết đối thủ, về sau nó chỉ có thể sống trong tù mà thôi".
.
Vị giáo viên mỉm cười và giải thích với người cha tội nghiệp: "Trong các cuộc thi đấu đều có luật chơi, chỉ cần hạ đối thủ một cách hợp pháp. Tôi hy vọng cậu ấy có thể mang về vinh quang cho bản thân và quê hương!"
.
Kể từ đó, số phận của cậu bé đã hoàn toàn thay đổi. Anh đã tham gia ba kỳ Thế vận hội liên tiếp và giành chức vô địch môn đấu vật cổ điển nặng 130 kg trong lần Thế vận hội Olympic thứ ba. Anh đã trở thành một ngôi sao thể thao nổi tiếng thế giới. Anh chính là đô vật nổi tiếng người Nga - Karelin.
.
Chúng ta không thể lựa chọn vận mệnh, nhưng chúng ta có thể chấp nhận thử thách của vận mệnh; chúng ta không thể chi phối được số phận, nhưng chúng ta có thể kiên cường đối mặt với số phận.

Anh đã trở thành một ngôi sao thể thao nổi tiếng thế giới. Anh chính là đô vật nổi tiếng người Nga - Karelin. Ảnh: Wikipedia - CC BY-SA 3.0)

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Cảnh giác trước hành vi thôi miên của kẻ bất lương


Hiện tượng những kẻ xấu dùng thủ đoạn thôi miên chiếm đoạt tài sản cũng chẳng xa lạ gì, nên việc trang bị chút kiến thức có khi cần đến..
.
"Thôi miên là một trạng thái tâm thần nửa thức, nửa ngủ (trạng thái giai đoạn) và người ta sẽ điều khiển được người bị thôi miên. Khi đó, người bị thôi miên sẽ tự động làm theo lời của người điều khiển. Trong tâm thần, cũng có sử dụng thôi miên để điều trị bệnh, thay đổi hành vi của bệnh nhân".

Thôi miên sẽ dễ thực hiện trong môi trường yên tĩnh và với những người sức khỏe, tinh thần yếu. (Ảnh minh họa) 

Thôi miên thường xảy ra theo các trường hợp thông qua sử dụng ám thị (ánh mắt, cử chỉ, đặt biệt là lời nói, để tạo nên sự thư giãn tinh thần cho người khác) hoặc sử dụng thuốc để đưa người khác vào trạng thái này. Tuy nhiên, việc dễ dàng bị thôi miên hay không thì còn tùy thuộc vào nhân cách và môi trường, hoàn cảnh xung quanh. Cụ thể:
"Tùy thuộc vào từng người mà có người không thôi miên được và có người sẽ thôi miên được. Với trường hợp sử dụng ám thị, đặc biệt là những người dễ bị ám thị, dễ tin tưởng người khác thì sẽ dễ bị thôi miên.
Đồng thời còn phải do môi trường khi đó, ví dụ như nếu để thôi miên bệnh nhân thì phải để họ trong không gian yên tĩnh, ánh sáng lờ mờ và dùng những kích thích lặp đi lặp lại để làm cho người ta vào trạng thái nửa tỉnh nửa mơ".
Ngoài ra, còn cách khác là sử dụng thuốc, cũng là hành vi đưa bệnh nhân vào trạng thái thôi miên như vậy.

Người dễ bị thôi miên, thường là những người dễ chịu ám thị, liên quan đến vấn đề sức khỏe và trạng thái tâm thần. Những người có sức khỏe tốt, tâm thần khỏe mạnh hơn thì sẽ khó bị thôi miên hơn.
.
"Có người không cho rằng thôi miên có gì đó thần bí nhưng thật ra là có cơ sở khoa học. Tức là khi con người trong trạng thái thôi miên thì còn được gọi là trạng thái giai đoạn, nửa thức, nửa tỉnh và dễ bị ám thị và dễ chịu tác động".
.
Một người đã bị thôi miên thì có thể tự điều khiển để thoát khỏi trạng thái đó hay không? khả năng này khó và cần phải có kích thích mạnh để giúp họ tỉnh lại.
Về cách phòng ngừa nguy cơ bị thôi miên, trước hết cần phải giữ tinh thần tỉnh táo, đồng thời chú ý đến môi trường, hoàn cảnh xung quanh, bởi đa phần các vụ thôi miên dễ được thực hiện ở môi trường vắng vẻ, yên tĩnh.
.
Theo một kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ David Spiegel (Mỹ), có khoảng 20% người lớn không thể bị thôi miên bởi những người khác.
Vì vậy, chỉ cần có ý thức đủ mạnh, nạn nhân hoàn toàn có thể chống lại năng lực thôi miên của người đối diện. Theo đó, những người có chỉ số thông minh và kinh nghiệm xã hội cao rất khó bị người khác “tẩy não”. Ngoài ra, những người sức khỏe tốt có xu hướng khó và lâu bị thôi miên hơn so với người bình thường.
.
Ngoài việc rèn luyện sức khỏe, tinh thần khỏe mạnh thì có một số lưu ý để tránh rơi vào tình trạng bị người lạ thôi miên:

- Tránh chăm chú nhìn vào mắt người lạ; thường xuyên cử động để người lạ không thể nhìn lâu vào mắt và gáy của mình.
- Nếu có cảm giác nghi ngờ, không thoải mái khi có người lạ đến bắt chuyện, bạn nên từ chối tiếp chuyện và bỏ đi.
- Đang nói chuyện, nếu cảm giác mi mắt nặng, chân tay khó cử động, bạn cần cắt câu chuyện với người lạ ngay lập tức.
- Luôn luôn nhớ ngắt câu chuyện đang nói, thỉnh thoảng quay đi nhìn phía khác, tránh nhìn lâu vào mắt đối tượng.
- Chủ động làm việc khác để chấm dứt sự dẫn dắt của kẻ xấu như xem đồng hồ, chỉnh lại quần áo hoặc quay sang gọi điện thoại cho ai đó.
.
Theo giadinh.net

 Các nghi phạm tại nhà tạm giam của Công an H.Chợ Lách (Bến Tre)

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Các triết gia nói về cái đẹp

Bàn về cái đẹp, Socrate (469 – 399 TCN), chỉ nói một tư tưởng ngắn gọn: Cần phải xây dựng được một khái niệm (ý niệm) về cái Đẹp và một cái Đẹp được coi là lý tưởng. Ông chỉ nói có vậy. Nhưng có thể nói toàn bộ nền mỹ học phương Tây cả trong quá khứ và trong tương lai nữa đều chỉ nằm trong câu nói rất ngắn ấy.
.
Theo Platon (427 – 347 TCN), sự xét đoán theo khoa học sẽ xác định được ra cái đúng, cái sai và cái Đẹp phải là cái đúng. Có thể nói đó
chính là khái niệm về "cái chân" (Le vrais) xuất hiện trong mỹ học, cái chân (cái thật, cái đúng) là một tiêu chuẩn của cái Đẹp cả trong đời sống lẫn trong nghệ thuật.
Ngay từ thời Platon, người ta đã nhận thức rằng khoa học là một trong những nhân tố quan trọng của sáng tạo nghệ thuật. Tức là người ta thấy sự gần gũi trực tiếp giữa cái Đẹp và chân lý. Theo họ chẳng có gì đẹp hơn cái thật. Chỉ có cái thật là đáng yêu. Tính xác thực là một phẩm chất của nghệ thuật và khoa học.
.
Aristote (384 – 322 TCN), cho rằng, tính cân đối, hài hòa là một tiêu chuẩn quan trọng của cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật.
Khi bàn đến cái Đẹp trong đời sống cũng như trong nghệ thuật, Aristote còn nói đến mối tương quan giữa cái Đẹp và cái Tốt (cái Thiện - Le bon). Ông nói: Cái có ích, cái tốt chính là những việc thiện. Aristote khẳng định rằng, nghệ thuật ảnh hưởng nhiều đến đời sống của con người và nghệ thuật có nhiệm vụ giúp con người tu thiện về mặt đức hạnh. 




E.Kant (1724 – 1804), đánh giá về cái Đẹp, yếu tố chủ quan là rất quan trọng, bởi lẽ nó phụ thuộc vào sở thích (vào gout) của từng người.
Sở thích là vị thẩm phán chắc chắn nhất của cái Đẹp. Và đã nói đến sở thích thì khó có thể có sự đồng thuận (tất cả đều nhất nhất tán thành một quan niệm). Sở thích là cái gì rất chủ quan và sở thích về cái Đẹp cũng không nằm ngòai điều ấy.   



 
Vì thế E.Kant đã có câu nói dí dỏm nổi tiếng để nói về tính chất chủ quan này khi phán xét về cái Đẹp, ông bảo: "Vẻ đẹp của người phụ nữ không phải là đôi má ửng hồng như trái táo, mà là ở trong đôi mắt của kẻ si tình".
Tuy nhiên, E.Kant còn nói đến một điều quan trọng hơn, đó là: Tính chủ quan của số đông (tính khách quan của cái chủ quan): Càng có nhiều người có chung một cảm nhận một đối tượng nào đó là đẹp, thì cái Đẹp đó chắc chắn sẽ trở thành chân lý.   


 
Tóm lại, cái đẹp theo quan niệm mỹ học được tiếp cận ở nhiều cách nhìn khác nhau. Có quan niệm nhấn mạnh cái đẹp ở sự hòa điệu, có quan niệm đồng nhất cái đẹp với tính thiện, với đức hạnh, đồng nhất cái đẹp với tính tự nhiên, có quan niệm đi tìm cái đẹp từ thế giới siêu tự nhiên, ý niệm, tinh thần ở bên ngoài con người. Tuy nhiên, nhìn chung các quan niệm về cái đẹp đều hướng đến những giá trị chung nhất để con người phấn đấu đạt đến và để lại những tư tưởng quý báu cho những thế hệ mai sau làm giàu thêm tư tưởng thẩm mỹ của mình.