Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Cha dạy con 1 + 1 > 2


Nhiều năm trước, trong trại tập trung Auschiwitz của phát xít Đức, một người cha Do Thái nói với con trai: “Bây giờ chúng ta không có của cải gì. Tài sản duy nhất chính là trí tuệ. Khi người khác nói 1+1=2, con nên nghĩ là 1+1>2”.
.
Cậu con trai nghe xong nghiêm túc gật đầu. Sau đó, hai cha con may mắn sống sót.
Năm 1946, người cha dẫn con đến thành phố Houston- Mỹ buôn bán đồ uống. Một hôm, người cha gọi con trai đến và hỏi:   “Con biết giá trị một cân đồng là bao nhiêu không? Dạ, 35 xu ạ – cậu bé đáp chắc chắn.  
Không sai, bây giờ tất cả mọi người ở bang Texax đều biết giá mỗi cân đồng là 35 xu. Nhưng đối với người Do Thái chúng ta, con nên biết mỗi cân đồng nhiều hơn 35 xu. Con hãy thử dùng một cân đồng này làm khóa cửa xem sao”.
  
Nghe lời cha, người con dùng đồng làm khóa cửa, chế tạo dây cót đồng hồ Thụy Sỹ và làm huy chương cho thế vận hội Olympic. Anh đã từng bán một cân đồng với giá 3.500 đô la.

Năm 1974, chính phủ kêu gọi các công ty và tổ chức thanh lý phế liệu dưới chân tượng nữ thần tự do. Trong khi chẳng một công ty nào mặn mà với việc này, thì biết tin, người con trai lập tức tới ký kết hợp đồng với chính phủ và bắt tay làm việc.   Anh đem nung chảy những vật liệu đồng còn dư thừa và đúc thành một bức tượng nữ thần tự do loại nhỏ. Bùn đất và gỗ mục, anh chế biến gia công làm thành chân đế của bức tượng. Chì và nhôm anh làm thành những chiếc khóa và bán rộng rãi trên thị trường. Thậm chí, bụi bẩn trên tượng nữ thần, anh cũng sai người cạo xuống và bán cho những người trồng hoa.

Sau ba tháng, anh đã biến đống phế liệu đó thành một món tiền lớn hơn với giá 3.500 đô la Mỹ. Như vậy, giá trị của mỗi cân đồng đã tăng lên gấp hơn một vạn lần. Người con trai Do Thái đó cũng chính là Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Mc Call.  

Bài học: Câu chuyện trên cho ta thấy giá trị thực sự không nằm ở bản thân sự vật mà nằm ở việc con người biết vận dụng đầu óc, trí tuệ để sử dụng vật đó thế nào. Như câu chuyện trên, khi tất cả mọi người cho rằng 1+1=2 thì bạn nên kiên trì quan điểm của mình 1+1>2.  


Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Tìm hiểu thêm về bảo vệ sức khỏe


Vì sao ăn nhiều rau củ trái cây, gạo lứt (tự nhiên không biến đổi gen, sạch, tươi sống, không chất bảo quản) chữa được nhiều căn bệnh mãn tính, bảo vệ sức khỏe thật diệu kỳ.
.
Trong cơ thể mỗi người có 30 nghìn tỷ tế bào người, và có khoảng 40 nghìn tỷ tế bào vi khuẩn. Các vi khuẩn tồn tại chủ yếu trong ruột và trên da, các vi khuẩn trong ruột được gọi là vi sinh vật ruột (Microbiome Ruột). 

 Microbiome ruột đóng vai trò như một cơ quan quan trọng khác trong cơ thể và đóng một vai trò rất lớn trong sức khỏe của con người. Nếu không có microbiome đường ruột, con người sẽ khó có thể tồn tại được. Khi thiếu Microbiome ruột con người sẽ đối mặt với nhiều chứng bệnh.
.
Một số vi khuẩn giúp tiêu hóa chất xơ, tạo ra các axit béo ngắn, rất quan trọng đối với sức khoẻ của ruột. Chất xơ có thể giúp ngăn ngừa tăng cân, tiểu đường, bệnh tim và nguy cơ ung thư.
Microbiome ruột giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch giúp cơ thể phản ứng với sự nhiễm trùng.
Các nghiên cứu mới cho thấy vi khuẩn trong ruột cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, là thứ kiểm soát chức năng não
…..
Thật thú vị, microbiome ruột thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của tim mạch. Một nghiên cứu gần đây ở 1.500 người cho thấy vi khuẩn trong ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cholesterol tốt HDL và chất béo trung tính triglyceride, giúp làm giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim.
.
Các microbiome ruột cũng có thể giúp kiểm soát đường trong máu, có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 2. Một nghiên cứu cho thấy ngay cả khi người ta ăn chính xác cùng một loại thực phẩm, thì lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhiều. Điều này có thể là do các loại vi khuẩn trong ruột của bệnh nhân.
.
Ruột kết nối với não thông qua hàng triệu dây thần kinh. Do đó, microbiome ruột cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của não bằng cách giúp kiểm soát các thông điệp được gửi đến não thông qua các dây thần kinh.
.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có các chứng rối loạn tâm lý khác nhau sẽ có các loài vi khuẩn khác nhau trong ruột của họ, so với người khỏe mạnh. Điều này cho thấy microbiome ruột có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của não.
.
Để giúp hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn tốt cho sức khỏe trong ruột của bạn, hãy ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm lên men.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Pháp luật hay đạo đức

 Pháp luật nói cho cùng, chỉ là giải pháp đầy khiếm khuyết khi con người không tự kiểm soát được nhân tâm. Xã hội sẽ bình an, pháp luật sẽ đơn giản nếu ai ai cũng biết tự kiểm soát mình để sống theo những tiêu chuẩn của đạo đức và của truyền thống. Mỗi người tự ước thúc bản thân mới là hình thức tối ưu của luật pháp và đời sống xã hội.
.
Rất nhiều người cho rằng pháp luật có tác dụng hơn đạo đức, chỉ có dựa vào pháp luật mới có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề. Ở các quốc gia, người theo ngành pháp luật cũng rất nhiều, hơn nữa lại là ngành nghề 'hot'. Các phân ngành của pháp luật rất chi tiết, lan tới tất cả các lĩnh vực. Luật pháp nhiều đến mức mà những người trong ngành luật cũng không hiểu hết luật, mà chỉ biết được những luật liên quan đến chuyên ngành hẹp của họ mà thôi.
.
Tại sao pháp luật kiện toàn như vậy mà con người vẫn càng ngày càng phạm tội nhiều hơn, mức độ nghiêm trọng hơn? Tại sao các loại tội phạm lại càng ngày càng nghiêm trọng đến nỗi con người đã coi chúng là bình thường. Rất nhiều vụ phạm tội cách đây mấy chục năm chúng ta coi là những vụ án lớn, tội ác lớn nhưng so với tội ác hiện nay thật chẳng thấm vào đâu.
.
Pháp luật hình thành sớm nhất vào thời Chiến Quốc với Hàn Phi Tử là nhân vật đặt nền móng. Trước đó không hề có pháp luật, chỉ có một số gia quy, quy định của dòng tộc. Thời đó mọi người đều dựa vào chuẩn mực đạo đức để ước thúc lời nói hành vi cá nhân. Do đó pháp luật ra đời khi đạo đức nhân loại tụt dốc, không thể kiểm soát được hành vi con người nữa, bắt buộc phải có phương thức cưỡng chế để ước thúc hành vi con người. Có người cho rằng đó là sự tiến bộ của xã hội, thực tế đó chính là kết quả của sự thụt lùi, suy thoái về đạo đức.
.
Lão Tử cũng đã nói rất rõ ràng rằng: “Đạo mất rồi mới sinh ra đức, đức mất rồi mới sinh ra nhân, nhân mất rồi mới sinh ra nghĩa, nghĩa mất rồi mới sinh ra lễ”. Lão Tử nhìn thấu triệt ra cốt lõi của vấn đề, là ở Đạo và Đức. Tuy nhiên đến thời Chiến Quốc thì đạo đức suy bại, con người phạm tội nên cần phải đặt ra hình pháp.
.
Lịch sử phát triển đến ngày nay, chỉ mấy chục năm truyền bá tư tưởng thuyết vô Thần, thuyết tiến hóa mà đã xói mòn tư tưởng đạo đức con người. Họ phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật, cũng không tin vào thiện ác hữu báo, không tin nhân quả báo ứng. không tin nhân quả báo ứng nên mới phóng túng dục vọng, làm những việc xấu mà không hề e dè gì. Họ thông qua các thủ đoạn để kiếm tiền, thỏa mãn vật dục, sắc dục, đồng thời coi đó là tài năng là bản lĩnh của mình. Thực tế những người này đang làm việc xấu mà không tự biết. Họ đang làm tổn hao đức của họ, rút ngắn tuổi thọ của họ, gây mầm họa cho cháu con mà vẫn tưởng là đang làm việc tốt cho chúng.



Thời cổ đại, đạo đức con người so với hiện nay cao hơn rất nhiều. "Đêm ngủ không đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi" là những hiện tượng thường thấy. Không phải thứ của mình thì mọi người tuyệt đối không dễ dàng chiếm lấy làm của riêng. Ngày nay có kẻ ăn trộm cả những vật dụng duy nhất mà người ta dựa vào đó để sống. Có kẻ lẻn vào bệnh viện trộm cắp số tiền để cứu mạng bệnh nhân. Quả là không còn một chút thiện niệm nào.
.
Hiện nay tuy luật pháp kiện toàn, nhưng những điều khoản, những khung pháp luật nhiều đến mức khiến người ta nghẹt thở, nhưng đạo đức bị chìm đắm. Các loại bạo lực, sắc dục, hại tính mệnh người đều không ngừng tăng lên. Không ngày nào là không có các vụ án tàn ác xảy ra. Nhiều người sẵn sàng trả giá bằng tính mạng để đạt được lợi ích, thỏa mãn dục vọng. "làm người không muốn, cứ muốn làm ngợm". 


Như thế có thể thấy, pháp luật không thể ước thúc hành vi con người từ căn bản, cũng không thể khiến con người thay đổi từ căn bản, pháp luật chỉ trị phần ngọn mà không trị phần gốc. Còn đạo đức thì khác, con người tự kiểm điểm suy nghĩ, lời nói và hành vi của mình, tự giác ước thúc bản thân. Ngay cả khi mình ở một mình, vẫn tự phản tỉnh xem xét từng suy nghĩ, hành vi của bản thân xem có phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức không. Hãy nghĩ về một xã hội mà ai ai cũng tự nhìn vào cái tâm mình, chiểu theo tiêu chuẩn đạo đức để kiểm soát suy nghĩ, lời nói, hành vi của mình sao cho đạt chuẩn mực đạo đức, hoàn thiện mình, trở thành người tốt, và tốt hơn nữa. Như thế thì các vấn đề trị an, tệ nạn xã hội tự khắc biến mất, có lẽ cũng không còn cần đến công an và cảnh sát nữa, pháp luật sẽ trở nên giản dị hơn rất nhiều.
.
Hiện nay các tai nạn, thiên tai nhân họa đang xảy ra liên tiếp, chính là do con người không còn sự ước thúc của đạo đức, làm việc xấu vô độ. Con người khai thác cạn kiệt tài nguyên, tàn phá thiên nhiên, tàn hại lẫn nhau và làm hại chính mình. Trước tai họa, nhiều người đã thanh tỉnh ra, nhưng vẫn còn có người chấp mê bất ngộ, hoặc hiểu được nhưng không cưỡng lại được lòng ham dục và tư duy biến dị sai khiến. Nhân nào thì quả ấy. Sự lựa chọn của sinh mệnh hoàn toàn nằm trong tay mỗi cá nhân, chỉ cần chúng ta lựa chọn đứng về phía thiện lương. Một ý niệm đó sẽ quyết định tương lai sinh mệnh bạn. Thiên đường và địa ngục chỉ cách nhau một bước chân mà thôi.
.
Theo zhengjian

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Người Nhật không cho con phòng học riêng?

Người Nhật nổi tiếng vì cách giáo dục rèn luyện trẻ em tinh thần tự lập và khả năng tự giải quyết vấn đề từ rất sớm. Nhưng vì sao trẻ em Nhật Bản lại không có không gian riêng để học?
.
Trong văn hoá phương Đông, hầu như các bậc cha mẹ đều có ước muốn “Vọng tử thành long”, mong muốn con thành rồng. Cũng chính vì lẽ đó mà mỗi gia đình đều tận lực cung cấp cho con cái những điều kiện tốt nhất để học tập, ví như có phòng học riêng, không gian yên tĩnh để chuyên tâm học tập.
Vậy tại sao ở một đất nước có nền giáo dục khuyến khích trẻ em phát triển tính tự lập ngay từ nhỏ lại không cho con cái phòng học riêng? Chúng ta vẫn thường thấy cảnh học sinh tại Nhật chăm chú đọc sách ở các nơi công cộng như ga tàu điện ngầm, sân bay, hay trong công viên mà không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh.
.
Yếu tố gì đã làm nên được điều đó?
.
Thông thường các gia đình ở Nhật chỉ có một phòng đọc sách, và vì là không gian yên tĩnh nên họ thu xếp cho con cái học tập ở đây. Nhưng sau đó họ nhận thấy nếu không có người lớn giám sát thì thường trẻ em ít tập trung vào việc học, mà chỉ học qua quýt rồi lại chơi điện tử hoặc điện thoại với bạn bè. Bên cạnh đó, nếu như dành phòng đọc sách duy nhất trong gia đình cho con học tập sẽ tạo cho con cái có thói quen suy nghĩ bản thân mình là trung tâm của gia đình, muốn gì được đấy. Như vậy con cái sẽ không biết được sự cực nhọc của cha mẹ.
.
Tuy nhiên đây chỉ là lý do bề mặt, người Nhật còn ẩn ý khác là khi cho rằng, con cái có một không gian độc lập sẽ dẫn tới sự xa cách với các thành viên trong gia đình. Rất nhiều gia đình sau khi dùng bữa tối xong, con trẻ buông bát xuống liền nói: “Con vào phòng đọc sách đây”, và không biết chủ động giúp đỡ cha mẹ dọn dẹp, rửa bát, cũng như ít tiếp xúc, trò chuyện với cha mẹ. Lâu dài sẽ dẫn tới một vấn đề phổ biến mà hầu như gia đình nào cũng gặp phải, đó là “Khoảng cách thế hệ”.
.
Vấn đề này không chỉ là vấn đề riêng của con cái mà của các bậc cha mẹ, của mỗi thành viên trong gia đình. Thông thường khi người mẹ bận bịu ở phòng bếp, người cha đi làm về chỉ quanh quẩn ở ghế sô pha, đọc báo xem tivi, con cái thì đóng mình trong phòng sách, khiến sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình thuyên giảm, mọi người ngại trao đổi với nhau, làm bầu không khí trong gia đình dần nguội lạnh.



Người Nhật rất nhạy bén với vấn đề này nên quyết định không cho con phòng học riêng. Trước tiên, người cha đi làm về có thể vào phòng đọc sách để nghỉ ngơi, đọc sách, xem báo hay xử lý một số công việc dang dở của mình. Điều này cũng giúp con cái phát triển tinh thần học tập tốt hơn, đồng thời thấy cha đi làm vất vả cả ngày, tối về vẫn không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết của bản thân nên con cái cũng từ đó noi theo.
.
Những gia đình ở Nhật cho rằng dành phòng đọc sách duy nhất trong gia đình cho con học tập sẽ tạo cho con cái có thói quen suy nghĩ bản thân mình là trung tâm của gia đình, muốn gì được đấy. Như vậy con cái sẽ không biết được sự cực nhọc của cha mẹ.
.
Ngoài ra ngồi học ở phòng khách cũng là cơ hội để con cái nhìn thấy sự vất vả của người mẹ phải đảm đương công việc nội trợ, người cha cũng phải làm việc để phấn đấu thăng tiến. Khi con cái nhìn thấy cha mẹ đang hết mình tận tụy vì gia đình, chúng sẽ hiểu được tấm lòng và sự vất vả của cha mẹ. Quan trọng hơn, khi ấy cha mẹ và con cái có dịp trò chuyện nhiều hơn, khiến bầu không khí gia đình thêm ấm áp và gắn kết.
.
Việc các gia đình Nhật không tạo dựng phòng học riêng cho con trẻ mà chỉ tập trung xây thư phòng riêng cho người lớn thoạt nhìn thì tưởng là không ưu tiên đặt sự phát triển của con cái lên hàng đầu, thế nhưng kỳ thực, người Nhật luôn suy nghĩ cho con cái từ những việc nhỏ nhặt nhất.
.
Theo monnnhatban