Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Lương Y Võ Hoàng Yên


lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh tại Bình Dương
 
Phải thừa nhận rằng sự tiến bộ của Tây y đã giúp hướng dẫn con người có lối sống lành mạnh và tuổi thọ trung bình gia tăng đáng kể - rất nhiều người sống đến trăm tuổi, chuyện khó thấy trong nhiều thế kỷ trước.
Tuy nhiên, người ta ngày càng quan ngại về số lượng lớn hóa chất và các loại thuốc tổng hợp được cho phép bán và tiêu thụ. Điều này khiến nhiều người phải cân nhắc lại hiệu quả của các ngành y học bổ sung qua đó việc trị bệnh dựa vào thuốc không hóa chất và phương pháp điều trị dựa trên sự vận hành tự nhiên của cơ thể (ví dụ như thuốc và cách trị bệnh theo Đông y).
.
Một trong những trở ngại lớn nhất của Tây y là khả năng tiếp cận của người bệnh - tức chi phí điều trị. Trong nhiều trường hợp, chẩn đoán đòi hỏi phải có các thử nghiệm quan trọng mà thường phải sử dụng các máy móc đắt tiền và cần phải theo dõi lâu dài. Ở nhiều nơi trên thế giới, các loại thuốc và phương pháp chữa trị của Tây y là một thứ xa xỉ khó có thể rớ tới. Đó là chưa nói Tây Y chỉ tập trung vào phần ngọn của căn bệnh.
.
Trong khi thuốc và cách chữa trị của các ngành y học bổ sung không lệ thuộc vào các chẩn đoán bằng máy móc đắt tiền và giá cả quá cao của các loại hóa chất tổng hợp, có nhiều quan điểm cho rằng các ngành y học bổ sung dễ dàng tiếp cận hơn đối với nhiều trường hợp bệnh tật hoặc bị các loại bệnh mãn tính.
Một bệnh nhân bị bại liệt và không đi đứng lại được đang được thầy Yên và các sư môn chữa trị. Sau khoảng 5 phút thì người nay có thể đi và đứng bình thường so với trước. Photo: Calitoday (Hoa kỳ)

LIỆU PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA THẦY VÕ HOÀNG YÊN:
Ông sinh năm 1975, quê quán huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, hiện cư ngụ tại xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Từ nhỏ, Thầy Yên sống trong các chùa thuộc Tịnh độ tông rồi Thiền tông nên các giá trị cá nhân và cung cách sống của Thầy Yên ảnh hưởng tinh thần từ bi bác ái phục vụ nhân sinh, tình người cao cả từ những lời Phật dạy. Trong khi không phải là một tu sĩ xuất gia (chỉ là một cư sĩ Phật giáo), Thầy Yên giữ lối sống và phẩm hạnh không khác gì một tu sĩ Phật giáo.
.
Từ 15 tuổi, khi sống trong một ngôi chùa Tịnh Độ tông (Tiểu thừa - Thevarada), Thầy Yên học nguyên tắc chẩn và chữa bệnh của Đông y (thuốc Nam, hệ phái Tịnh độ Cư sĩ Việt Nam). Sau đó, Thầy chuyển đến một ngôi chùa của Thiền tông (Đại thừa - Dhyana hay Mahayana), nơi Thầy học võ thuật và châm cứu. Trong võ thuật, Thầy học nghề của hai phái Thiếu Lâm và Vovinam nhưng Thầy chú trọng nhiều hơn về các phương pháp điều trị của võ thuật. Sau khi rời trường đại học, Thầy Yên bắt đầu hành nghề y (y học cổ truyền), chuyên về thuốc Nam và châm cứu miễn phí. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hành, Thầy nhận thấy rằng bấm huyệt có hiệu quả nhiều hơn và nhanh hơn là dùng kim châm cứu trong trường hợp phục hồi chức năng.
.
Liên tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm trong nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau cùng với tinh thần từ bi của Phật giáo,
.
Qua kinh nghiệm và nghiên cứu, Thầy Yên cho ra đời một liệu pháp phục hồi chức năng trong đó kết hợp hai phương pháp của y đạo và võ đạo cùng với việc chữa bệnh (healing) mô tả trong giáo lý Phật giáo.

lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh tại chùa Viên Thông Tự, Houston 7/5/2015 
.
Thầy Yên đạt được nhiều thành quả trong việc điều trị bệnh nhân bị bại liệt, thoái hóa cột sống, câm, điếc và mù … do hậu quả của một tai nạn hoặc do bẩm sinh. Thầy cũng đã điều trị thành công người có khối u, đau đầu mãn tính và đau nửa đầu. Thầy Yên cũng đã điều trị khá thành công các bệnh và tật liên quan đến cột sống, đau thần kinh tọa và bệnh gút (gout) qua liệu pháp phục hồi chức năng của mình và một số bệnh nhân mắc chứng tự kỷ, chậm phát triển cũng đã có những tiến triển rõ rệt.
Các phương pháp điều trị được Thầy Yên phối hợp trong liệu pháp phục hồi chức năng của mình:
.
1. Kích hoạt điểm trị liệu (trigger points therapy):
Theo nghiên cứu của hai Bác sĩ Janet Travell và David Simons, tác giả của “Cẩm Nang Kích Hoạt Điểm”, “điểm kích hoạt” (trigger point) là nguyên nhân chính của sự đau nhức (ít nhất 75 % trường hợp) và là một yếu tố trong hầu hết các trường hợp gây ra các cơn đau. Kích hoạt điểm, được xem như là vùng kích hoạt (trigger site), một loại cơ bị cứng, là kết quả của một “nút thắt (knot) nhỏ hình thành trong cơ và mô khi một vùng nào đó của cơ thể bị thương hoặc làm việc quá sức. Một số chuyên viên y khoa xem điểm kích hoạt là nguyên nhân của bệnh đau do xơ cơ.
.
Trong quyển "Tại sao chúng ta bị tổn thương: Hướng dẫn đầy đủ về thể chất và tâm linh để chữa bệnh đau mãn tính của bạn" (Why we hurt: A complete Physical & Spiritual Guide to healing your chronic pain), Tiến sĩ Greg Fors giải thích là tại sao có rất nhiều bệnh tật khác nhau được bắt nguồn từ điểm kích hoạt. Theo tiến sĩ Fors, việc cọ xát bên ngoài mặt của điểm kích hoạt với dầu xoa bóp, dùng máy đấm bóp hoặc làm nóng (hơ nóng, xoa dầu nóng…) sẽ không thay đổi các mô của một điểm kích hoạt mà cần phải có một áp lực đủ lâu, mạnh và sâu vào vùng của “tụ điểm” (knotted area).
.
Liệu pháp phục hồi chức năng của Thầy Yên đòi hỏi phải tìm ra vị trí và điều trị các điểm kích hoạt (tức là gốc của sự đau đớn) để khôi phục lại chức năng bình thường của cơ thể. Trong một số trường hợp, Thầy Yên sử dụng thêm phương pháp điều trị chỉnh hình của võ đạo để đưa các phần xương bị lệch trở về vị trí nguyên thủy.
.
Trong đa số trường hợp, bệnh nhân của Thầy Yên phục hồi từ 50% đến 70% sau lần điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần phải điều trị nhiều lần và đôi khi phải cần đến vật lý trị liệu để phục hồi đầy đủ chức năng của cơ thể.
.
2. Bấm huyệt (Acupressure):
.
Theo Thầy Yên, liệu pháp bấm huyệt đòi hỏi không chỉ kiến thức về các huyệt châm cứu mà còn phải biết xác định độ sâu cần thiết của các điểm châm cứu (thường cũng là điểm kích hoạt) và áp dụng áp lực thích hợp. Qua kinh nghiệm, Thầy Yên thấy rằng liệu pháp bấm huyệt trị các loại đau mãn tính hiệu quả hơn các liệu pháp bổ sung khác.
.
Điều đáng ghi nhận là Thầy Yên đã thấy được kết quả tuyệt vời khi sử dụng liệu pháp bấm huyệt với những bệnh nhân không có khả năng nói chuyện và những người bị đau cột sống - cả hai loại bệnh tật này là những thách thức lớn cho bất kỳ y bác sĩ nào vì chính bản chất phức tạp của bệnh.
.
3. Chiropractic Therapy (chỉnh hình):
.
Chỉnh hình là phương thức chẩn đoán và chữa bệnh thông qua việc thao tác trên hệ thống cơ xương của bệnh nhân, đặc biệt là cột sống. Liệu pháp này dựa trên quan điểm cho rằng cột sống ảnh hưởng đến chức năng tổng thể của cơ thể, nguyên nhân chính của sự đau đớn. Trong liệu pháp này, chuyên viên chỉnh hình tìm cách điều chỉnh lại cột sống, tức là xoa, nắn để đưa cột sống trở lại trạng thái ban đầu của nó. Hiện nay, liệu pháp này kết hợp các kỹ thuật y tế thông dụng, chẳng hạn như tập thể dục, xoa bóp (massage) trị liệu và khá phổ biến ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Liệu pháp phục hồi chức năng của Thầy Yên cũng kết hợp các nguyên tắc của liệu pháp chỉnh hình khi điều trị cho bệnh nhân.
.
4. Võ thuật trị liệu (Martial Art Therapy):
.
Nhiều môn phái võ đạo dạy cho môn sinh các kỹ thuật để điều trị bong gân, trật khớp và nội thương. Trong trường hợp bị sai khớp lâu ngày, Thầy Yên sử dụng bí mật kỹ thuật của võ thuật trị liệu để đưa các khớp trở lại vị trí ban đầu của nó và sau đó kết hợp các liệu pháp khác như bấm huyệt, thao tác điểm kích hoạt, điều trị chỉnh hình để giúp bệnh nhân chóng hồi phục.
.
5. Vật lý trị liệu (physiotherapy):
.
Vật lý trị liệu sử dụng các liệu pháp thao tác bằng tay, các chương trình tập thể dục và kỹ thuật chạy điện để điều trị bệnh về cơ, xương, khớp (như viêm khớp, chấn thương thể thao hoặc đau lưng), các bệnh liên quan đến thần kinh (như đột quỵ, bệnh đa xơ cứng và tổn thương tủy sống) và các bệnh về tim mạch (chẳng hạn như khí phế thũng, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính).
.
Như là một phần của điều trị của mình, Thầy Yên thường đề nghị bệnh nhân nặng tập thể dục đều đặn, đặc biệt là tập những bài tập nhằm hỗ trợ cho tư thế đúng và điều chỉnh xương cho thẳng nhằm củng cố sự điều chỉnh và chữa trị mà Thầy Yên vừa giúp. Liệu pháp phục hồi chức năng của Thầy Yên nhấn mạnh tầm quan trọng của vật lý trị liệu như là một phần của việc phục hồi chức năng luôn được khuyến cáo cho hầu hết các bệnh nhân của Thầy.
.
6. Từ bi tâm của Phật giáo (Buddhist’s commpassion):
.
Trong quyển “Vô niệm Viên thông Yếu quyết”, Hòa thượng Thích Minh Thiền ghi chú rằng sau vài tháng thiền định thường xuyên, thiền sinh sẽ có được một khả năng truyền tải năng lượng của mình cho bệnh nhân để chữa lành bệnh tật. Tuy nhiên, theo Hòa thượng Thích Minh Thiền, khả năng này không được khuyến khích sử dụng hoặc phát triển vì mục đích chính của đạo Phật là giác ngộ chứ không phải để chữa bệnh thể chất.
.
Trong khi điều trị cho bệnh nhân, Thầy Yên thường xuyên nhắc nhở môn sinh của mình là khi giúp đỡ người khác (chữa bệnh) đòi hỏi sự bình tĩnh và trạng thái "tâm không" - tức là tâm phải thoát ra khỏi những suy nghĩ về lợi ích, tiền bạc, cảm xúc cũng như các tạp niệm khác. Điều cần thiết trong lúc chữa bệnh là một trái tim thuần khiết, tâm thanh tịnh, tập trung vào lòng từ bi và một ao ước mạnh mẽ là muốn giúp người bệnh hết bệnh.
.
7. Thảo dược (herbal medicines):
.
Mặc dù các loại thảo dược Trung Hoa rất phổ biến tại Việt Nam trong một thời gian dài, thường được gọi là “thuốc Bắc", nhưng theo thời gian, thảo dược với tên là “thuốc Nam” đã ngày càng phổ biến trong Đông y học ở Việt Nam. Trong khi các phương pháp chẩn đoán giữa Trung Hoa và Việt Nam chỉ khác biệt chút ít, các dược thảo hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt chính giữa hai loại thuốc này là giá cả - giá thuốc Nam rẽ hơn thuốc Bắc rất nhiều vì thuốc Bắc phải nhập cảng của Trung Quốc, Đài Loan hay Hàn Quốc.
.
Trong lúc sống trong chùa thuộc Tịnh Độ tông, Thầy Yên học và thực hành phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc Nam cho người bệnh miễn phí kể từ khi ông còn rất trẻ. Ông tin rằng, khi kết hợp với liệu pháp phục hồi chức năng của mình, các loại thuốc Nam góp phần điều trị nhanh và hiệu quả các bệnh mãn tính.
.
Điều quan trọng là Thầy Yên luôn tìm cách để cho các bệnh nhân nghèo được chữa trị bệnh tật của mình một cách hiệu quả. Để thực hiện điều này, Thầy Yên đã phát nguyện thiết lập và tài trợ cho 10 trung tâm chữa bệnh và cung cấp thuốc Nam miễn phí. Cho đến nay, một trung tâm đã được thành lập trên địa bàn xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, và đang nỗ lực để thiết lập các trung tâm khác trong tương lai không xa.
.
Liệu pháp phục hồi chức năng không phải là một khám phá mới. Thật ra, nó là sự kết hợp hài hòa của nhiều phương pháp y học bổ sung mà hiệu quả đã được chứng minh. Những phương pháp điều trị khác nhau hỗ trợ lẫn nhau và đã giúp cho bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, vượt xa điều mong đợi.
.
Trước khi được phép chữa bệnh miễn phí, Thầy Yên đã phải trải qua 5 lần khảo nghiệm lâm sàng trước một Hội đồng Giám định gồm các chuyên gia danh tiếng trong ngành y. Năm 2011, liệu pháp Phục hồi Chức năng của Thầy Yên được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước tổ chức hội thảo và công nhận. Sau đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ thành lập xây dựng một trung tâm phục hồi chức năng tại Hà Tĩnh và Thầy Yên làm giám đốc của trung tâm.
.
Trong thời gian này, một cuộc hội thảo thử nghiệm ở Hà Nội gồm những nhà khoa học tên tuổi đầu ngành như GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH & KT Việt Nam, GS Hoàng Bảo Châu, Thầy thuốc nhân dân Trần Trọng Hải, Phó Chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam đã đánh giá cao và cho rằng, những gì ông Võ Hoàng Yên biểu diễn trong hội thảo là “khoa học, hợp lý và tuyệt diệu” theo phương pháp y học dân tộc cổ truyền Việt Nam. Thầy Yên cũng đã truyền dạy lại cho nhiều môn sinh của mình, nhờ đó, phương pháp của Thầy Yên có thể phổ biến rộng rãi để giúp đời.

Ông Dũng lò vôi (bìa trái) và lương y Võ Hoàng Yên ở giữa tại lễ động thổ xây trung tâm để lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh miễn phí tại Bình Phước
 
Tại Việt Nam, nhiều chục ngàn bệnh nhân đã được Thầy Yên chữa trị miễn phí. Trong những năm 2011, 2012, 2013, 2014 Thầy Yên đã chữa trị cho nhiều ngàn bệnh nhân ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, bốn tiểu bang của Úc (nơi tập trung nhiều người gốc Việt) và vài trăm người Úc bản địa. Thầy Yên cũng đi đến Tân Tây Lan (New Zealand), Thụy Điển (Sweden) và Đan Mạch (Denmark) trong thời gian này.
.
Là một cư sĩ Phật giáo, Thầy Yên mong muốn thực hiện đức hạnh từ bi bác ái của giáo lý Đức Phật. Vì vậy, Thầy chưa bao giờ và sẽ không bao giờ nhận thù lao cho việc chữa bệnh của mình. Tuy vậy, trong thời gian qua, nhiều nhà tài trợ, nhiều người hão tâm từng được Thầy Yên chữa lành bệnh đã giúp đỡ, hỗ trợ Thầy Yên xây dựng một phòng thuốc Nam phước thiện cũng như chi phí điều hành.
.
Liệu pháp y học nào cũng như nhau - có nhiều trường hợp hiệu quả vượt quá mong đợi của bệnh nhân, trong khi một số khác không đạt được kết quả tương tự như vậy. Liệu pháp phục hồi chức năng này không chữa trị được tất cả các bệnh tật. Mỗi bệnh nhân, mỗi bệnh, mỗi tật đều khác biệt về tính chất và nguyên nhân cũng như thời gian mang bệnh tật. Thầy Yên thường nhắc nhở bệnh nhân trước khi chữa trị là bệnh nhân không nên đặt kỳ vọng của mình quá xa thực tế.
.
Hầu hết những ai đã từng được Thầy Yên điều trị đều thừa nhận là Liệu pháp Phục hồi Chức năng của Thầy Yên là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều liệu pháp y học, võ thuật cùng với tình thương vô điều kiện và lòng từ bi - sự hài hòa giữa y đạo, võ đạo và tâm đạo.
.
Trích Bài viết của Luật Sư Nguyễn Tấn Sĩ, Úc Châu.
NGUYEN & NGUYEN
Lawyers & Consultants
183 Eley Road
Blackburn South, VIC. 3130
E. nguyennguyen@optusnet.com.au
.
Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng và Dưỡng Sinh Võ Hoàng Yên.
Trụ sở chính đặt tại: Thôn Yên Khánh, Xã Cẩm Vịnh, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh ( Bắc Trung Bộ - Việt Nam). Số phone liên lạc: 01234.777.222 :

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Sự kỳ diệu của nước bọt




Sự kỳ diệu của... nước bọt
.
Trung bình mỗi ngày, tuyến nước bọt của bạn sản xuất khoảng 1 - 2 lít nước bọt. Răng và các bộ phận trong khoang miệng thường được “bơi lội” trong nước bọt cả ngày, chắc hẳn bạn sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến nước bọt trừ khi nó bay ra khỏi miệng một ai đó. Và chắc chắn điều đầu tiên bạn nghĩ đến là bẩn và tránh xa nhưng nó thực sự là một trong những chất lỏng hấp dẫn nhất trên hành tinh.
.
Y thư cổ viết: "Nước bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt đi có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da, làm con người trường sinh bất lão".
.
Theo Đông y, nước bọt vị mặn, tính bình, không độc, là một loại tân dịch hình thành bởi sự kết hợp tinh túy nhất giữa nước và ngũ cốc, có công dụng nhuận ngũ tạng, bổ não ích tủy, làm tăng nguyên khí ở đan điền, tăng tân dịch, giải độc trừ tà, làm sáng mắt, mềm da, thông khiếu và kéo dài tuổi thọ, thường được dùng để bồi bổ tạng phủ, chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, phá các màng mộng, giải độc...
.
Y thư cổ viết: "Nước bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt đi có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da, làm con người trường sinh bất lão".
Nhiều dưỡng sinh gia đời xưa đã rất quan tâm đến công dụng của nước bọt và chú trọng vận dụng phương pháp "dưỡng sinh nước bọt" làm tăng tuổi thọ như Hoàng Phổ Long đời Tam Quốc, Lưu Kinh đời tiền Hán, Vương Chất đời Tấn (Trung Quốc)... mà nhờ đó đều sống đến hơn trăm tuổi. Các vị này đều coi "nước bọt là một dòng suối của dưỡng sinh".
.
Nước bọt có khả năng cầm máu
Nước bọt có tác dụng tăng nhanh đông máu. Các nhà sinh học thuộc Viện Sức khỏe Hoa Kỳ xác định trong nước bọt người và động vật có chứa một loại protein giúp mau lành vết thương và chống nhiễm khuẩn, được đặt tên là SLPI. Do đó khi bị vết thương trong miệng hay sau khi nhổ răng nước bọt trong miệng có tác dụng hỗ trợ cầm máu rất nhanh. Ngoài ra, khi bị đứt tay, ta thường có thói quen đưa ngay vết thương lên miệng, một phần cũng là nhờ ý thức nước bọt hỗ trợ cầm máu này.
.
Là chất bôi trơn quan trọng
Nước bọt chứa nhiều chất nhầy, có tác dụng “bôi trơn” thực phẩm, đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn tới dạ dày, đồng thời hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn giúp khoang miệng luôn mềm mại, không bị khô rát, khó chịu. Những người hay bị khô miệng hoặc chắc chắn sẽ hiểu được tác dụng này của nước bọt.
.
Nước bọt có khả năng diệt vi khuẩn
Trong nước bọt có chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, có thể phòng ngừa nhiễm trùng khoang miệng, họng, lợi, giúp giảm nguy cơ mắc viêm lợi, sâu răng, viêm họng. Đóng vai trò làm hàng rào diệt vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng bởi chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và vi rút.
Những thực phẩm còn dư thừa trong miệng sẽ bị nước bọt "cuốn trôi", giúp khoang miệng thông thoáng, sạch sẽ. Nếu không có nước bọt, vi khuẩn sẽ làm tổ trong khoang miệng của bạn
.
Làm vết thương nhanh lành
Trong nước bọt chứa chất giúp vết thương nhanh chóng khép miệng vết thương, nhanh lành vết bỏng. Nước bọt còn có tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông. Các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện trong nước bọt của người có chất giảm đau mạnh hơn morphin nhiều lần được đặt tên là opiophin.
.
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể dùng nước bọt buổi sáng để chữa mụn hạt cơm bằng cách bôi liên tục nước bọt vào buổi sáng từ 5 - 10 ngày, hạt cơm sẽ tự teo và rụng đi mà không để lại dấu vết gì. Ngoài tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông, người ta còn dùng nước bọt chữa muỗi đốt rất hiệu quả bằng cách dùng nước bọt bôi liên tục 30 phút 1 lần sẽ có tác dụng làm hết ngứa và sưng đau.
.
Giúp chúng ta tiêu hóa tốt hơn
Nước bọt có chứa enzym hỗ trợ tiêu hóa tinh bột, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu chất này.
Nước bọt chống lão hóa
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong nước bọt chứa các hooc-môn và IgA giúp kéo dài tuổt thọ và ngăn ngừa sự lão hóa, suy thoái của các tổ chức cơ thể.
.
Có thể thấy, nước bọt là thứ quý giá của cơ thể, không nên tùy ý lãng phí, bỏ đi. Nhiều y gia xưa coi nước bọt là “dòng suối dưỡng sinh”. Chính vì vậy nước bọt còn được gọi là thần thủy, ngọc tương, kim tân ngọc dịch.
.
Ức chế các tế bào ung thư
Theo GS. Tây Đồng (Nhật Bản) thì nước bọt còn có chức năng ức chế các tế bào ung thư, bởi vậy, để đề phòng ung thư đường tiêu hóa, khi ăn phải nhai kỹ, nuốt chậm để nước bọt hòa lẫn vào trong thức ăn một cách đầy đủ. Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, trong nước bọt có nhiều IgA và các hormon có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào, kéo dài tuổi thọ và làm giảm sự suy thoái của tổ chức cơ thể.




.
NƯỚC BỌT THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI


Nghiên cứu về NB, TS. Stanley Cohen (nhà khoa học Mỹ đã từng được giải Nobel về y sinh lý) đã phát hiện trong NB có chứa một yếu tố sinh trưởng biểu bì, có tác dụng tái tạo và nhân lên số lượng tế bào da.
.
Nước bọt giúp sát khuẩn
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Gothenburg tin rằng việc cha mẹ hút núm vú giúp con cái họ chống lại dị ứng. Trong một nghiên cứu các nhà khoa học Thụy Điển đã so sánh những em bé có cha mẹ rửa sạch núm vú giả với những trẻ có cha mẹ liếm sạch núm vú giả. Kết quả đáng ngạc nhiên, trẻ ở nhóm 2 ít có khả năng mắc eczema hay hen suyễn. Các chuyên gia cho rằng khi cha mẹ đưa núm vú giả vào miệng ngậm cũng là lúc họ chuyển một số vi khuẩn vô hại của mình vào miệng của bé. Các vi khuẩn vô hại này sẽ nhanh chóng nhận biết các nguy cơ gây hại cho hệ miễn dịch của bé.
.
Nước bọt giúp tăng hưng phấn
Các nhà khoa học nghiên cứu về nụ hôn và tác dụng của nụ hôn đã công bố một phát hiện rất thú vị: hôn giúp sản xuất dopamin, serotonin và oxytocin – những xúc tác khuấy động đam mê. Theo nhà nhân chủng học Rutgers, Helen Fisher: nam giới thích những nụ hôn ẩm ướt hơn bởi vì nước bọt của họ có chứa một lượng nhỏ testosterone. Testosteron kích thích ham muốn tình dục ở nữ giới và tăng sự sẵn sàng quan hệ tình dục. Đó là lý do tại sao nam giới thường bắt đầu với nụ hôn kiểu Pháp, họ đang đưa đối tác vào một cam kết ngầm, một dấu hiệu nhận biết vô thức giữa hai người.
-----
Sử dụng nước bọt trị bệnh trong dân
.
1. Cô B. M. L. ở Lạc Long Quân phường 1, quận 1., tp. Hồ Chí Minh bị lên một cái nhọt bằng hạt bắp ở phía trái dưới má, xung quanh bầm đỏ, đau. Khám bác sĩ bảo bị nhiễm trùng, cần mổ khoét di và lấy miếng da ở đùi đắp vào để không có sẹo. Chi phí dự tính khoáng 1 triệu đồng. Ông ngoại về chơi bảo cháu mỗi buổi sáng lấy nước miếng (nước bọt) bôi vào, xoa nhẹ vài ba lần. Cô B. M. L. làm theo ông khoảng 1 tuần lễ, nhọt tự tiêu không để lại dấu vết gì. Tin này đăng trên tạp chí Sống vui khoẻ số 2 (12-1994).
.
2. Cũng trên tạp chí đó số 10 (phát hành tháng 5-1995) có bài “Nhân đọc bài Giản dị mà giá trị cao bày cách trị mụn mọc ở má của một thanh niên 20 xuân xanh thần tình, tôi liên tưởng đến bệnh mình và tự nhủ: Mụn mọc ở má đã lành thì u thịt trên mi mắt cũng có thể áp dụng được chớ sao?
Ta cứ vững lòng tin thực hiện. Khi thức dậy, tôi liền rửa tay rất sạch và lấy nước miếng thoa nhẹ trên mụn khắp chiều dài. Sáu, bẩy ngày qua, thấy mụn dừng phát triển, nhỏ lại và hơi cứng, đồng thời có một chỗ cứng hơn, màu đỏ sậm (một đêm ngày tôi thoa trên mụn 5-6 lần nước miếng). Đến đêm thứ 9, tôi ngủ dậy thì thấy mụn rụng mất từ vết đỏ đó, chỉ còn lại vết mụn cũ không đáng kể, không có gì vướng nữa. Tôi rất sung sướng phổ biến cách chữa này cho gia đình, bạn bè, . . và thành thực cảm ơn tạp chí đã giúp cho tôi vừa tự chữa lại không tốn tiền, tốn sức thật tuyệt vời”.
.
3. “Tôi có 3 mụn nhỏ cương mủ ở phía sau đầu gối, tôi cũng bôi nước miếng, 3 ngày khô và lành hẳn (NTD phòng 20 khu tập thể Vãn Chương, Hà Nội).
.
4. Chữa mụn hạt cơm: “ … hơn một năm, sau khi cháu sang Ba Lan, tự dưng ở ngón tay đeo nhẫn bàn tay trái của cháu mọc lên một hạt nho nhỏ. Lúc đầu trông nó giống như một hạt mụn nước nhỏ ở hơi sâu bên trong da ngón tay. Sau một thời gian nó to dần và vươn ra ngoài. Sau cùng nó nứt ra và ở giữa lòi ra những sợi nhỏ bằng đầu kim mà nếu bị đứt thì chảy máu. Bình thường nó chỉ tạo ra cảm giác khó chịu, nhưng chạm vào thì rất đau. Cháu đã bôi đủ các loại thuốc mà không khỏi vì nó không phải là loại mụn bình thường (không có mủ) mà như một nhóm tế bào phát triển không bình thường. Một thằng bạn cùng đoàn, người miền Nam bảo rằng đã từng bị và chữa khỏi bằng cách buộc chỉ. Cháu nhờ nó buộc hộ, nhưng mụn này của cháu to bằng đầu đũa và gốc sâu, lan rộng rất khó buộc, hơn nữa cháu bị đau như bị buộc cả cụm giây thần kinh, đau suốt dọc cánh tay. Được khoảng hai tiếng, đau quá cháu không chịu nổi phải tháo ra.
.
Cháu đành vào viện để cắt nó đi. Người ta cắt cho cháu bằng điện. Sau khi cắt xong, cháu đau cứng đơ cả cánh tay trái, nhưng đến hôm sau thì đỡ nhiều. Cái mụn của cháu không khỏi hẳn, đáng buồn hơn là vài hôm sau ở đầu và sau móng tay của ngón tay giữa bàn tay phải lại mọc ra hai mụn tương tự, lần này muốn cắt cũng không cắt được. Hai mụn này làm cháu khó chịu hơn nhiều vì ở ngay đầu ngón tay nên rất dễ đụng phải và chảy máu. Cháu gọi điện về nhà và hỏi cách chữa, mẹ cháu bảo chữa bằng tàn giấy và nước bọt. Cháu không tin lắm, nhưng nghĩ chắc cũng đành phải thử. Cũng đúng dịp này, cháu nhận được bài viết về nước bọt từ nhà gửi sang.
.
Cháu làm thử và nghĩ rằng bôi nước bọt thì quá đơn giản vì chẳng mất công và đau đớn gì mặc dù lúc đó cháu vẫn nghĩ rằng da kín như thế thì nước bọt sẽ chẳng có tác dụng. Nhưng ngay hôm sau (mặc dù bố mẹ cháu dặn là chữa kiểu này phải kiên trì) cháu thấy rất ngứa ở chỗ mụn và nhìn kỹ thì thấy một số sợi bị quắt đi và đen lại. Lúc ấy cháu cảm thấy tin tưởng và bôi nước bọt liên tục. Chỗ mụn ngày càng ngứa hơn nhưng hết đau nhức đồng thời chảy ra rất nhiều nước. Cháu bôi luôn cả chỗ cắt cũ, hiện tượng cũng tương tự. Chỉ sau 3-4 ngày bôi liên tục, khi rửa bát cháu nhận thấy rơi mất mụn ở đầu ngón tay, vài ngày sau đến lượt cái mụn ở sau móng tay và cuối cùng là cái mụn đầu tiên mà cháu đã cắt. Trừ cái mụn đầu tiên (do cắt) còn tất cả không để lại vết sẹo nào. Ngoài ra cũng biến mất hết những mụn con li ti đang bắt đầu mọc ở những nơi khác…”