Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Bạo lực ngôn ngữ - kẻ sát thủ vô hình


Mặc dù ngôn ngữ nhìn không thấy, sờ không được, nhưng bản thân nó là có năng lượng rất lớn. Có một thí nghiệm kỳ lạ đã chứng minh cho điều đó, khiến các bậc làm cha mẹ phải giật mình!
Ngôn ngữ có thể giết người, bạn có tin không?
Ít nhất, nó có thể giết chết một chậu hoa. Hơn nữa còn để cả thế giới chứng kiến, và thấy được ngôn ngữ có năng lượng khủng khiếp như thế nào…
Thí nghiệm kỳ lạ
Gần đây, IKEA - hãng nội thất danh tiếng của Thụy Điển đã tiến hành một thí nghiệm tại một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Thí nghiệm này ban đầu không gây nhiều chú ý, nhưng kết quả của nó đã gây chấn động thế giới.
Thí nghiệm này, gây cho người xem cảm thấy đặc biệt kinh ngạc, vì nó phản ánh một phương pháp gây hại tiềm năng trong xã hội hiện đại.
Mô tả thí nghiệm :
Tại khuôn viên một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, IKEA đã mang tới hai chậu cây xanh.
Cả hai chậu cây đều được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời.
Mọi người được khuyến khích nói chuyện với hai chậu cây trong vòng 30 ngày. 
Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây...… trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại.
Làm thế nào để bắt nạt một cái cây?
Thí nghiệm này cũng không quá bạo lực. Cái gọi là "bắt nạt" là tiến hành "tấn công ngôn ngữ" vào cái cây đó.
Những lời mắng chửi này, chính là "bạo lực bằng lời nói" vốn rất quen thuộc với chúng ta. Ví dụ như:
"Mày là đồ bỏ đi, đồ vô dụng!"
"Mày không xanh tươi chút nào!"
"Mày trông giống như sắp héo đến nơi rồi"
"Mày không được ai yêu thích, chẳng có công dụng gì!"

Hai cây giống hệt nhau, nhưng nghe hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau mỗi ngày. Cái cây được yêu thương, ca ngợi thì được nghe những lời như:
"Tôi thích bộ dáng của bạn lắm!"
"Tôi rất vui khi nhìn thấy bạn"
"Bạn thật sự rất đẹp!"
"Bạn thật tuyệt!"

Một mặt là sự xúc phạm của bạo lực bằng lời nói, mặt khác là khen ngợi và khích lệ. Cứ như vậy, thí nghiệm này kéo dài trong 30 ngày.
Và kết quả sau 30 ngày, sự sống của hai chậu cây là khác biệt rõ rệt. Có thể nói là bất ngờ, nhưng cũng là hợp tình hợp lý:
Chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.
Điều này đủ để thấy rằng: sức mạnh của ngôn ngữ khủng khiếp như thế nào!
Ngay cả những đứa trẻ cũng nhận ra sự thật rằng: Nếu thực vật có thể bị ảnh hưởng, thì con người chắc chắn cũng sẽ tương tự! Và, thậm chí tác động còn có thể lớn hơn!
Bạo lực ngôn ngữ - kẻ sát thủ vô hình
Theo thống kê: mỗi năm có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt. Nhưng bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt không chỉ trong khuôn viên trường, nó có thể xảy ra mọi nơi ở xung quanh chúng ta. Theo một cuộc khảo sát, hơn 60% phạm tội vị thành niên đã bị bạo lực ngôn ngữ từ cha mẹ của họ.
Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức bị tàn phá lớn nhất.
"Đồ vô dụng", "đồ vô tích sự", "đồ ngốc"… Dưới sự tấn công bạo lực của những ngôn từ này, nhiều trẻ em đã chọn cách tự làm hại mình và tìm đến cái chết.
Những đứa trẻ liên tục bị sỉ nhục, bị từ chối, châm biếm, mỉa mai và khinh miệt, tất cả đều có một lỗ hổng lớn trong trái tim, chứa đầy những linh hồn đổ nát, buộc chúng phải trút bỏ sự tổn thương và tủi nhục một cách cực đoan.
Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Martin Teicher thuộc Đại học Y khoa Harvard cho thấy, bạo lực ngôn ngữ ảnh hưởng đến các vùng não của con người, bao gồm khu thể chai (Corpus callosum), khu Hồi hải mã (Hippocampus - một bộ phận của não trước, nằm bên trong thùy thái dương) và thùy trước trán.
Ba khu vực này chịu trách nhiệm về nhận thức, quản lý cảm xúc, suy nghĩ và ra quyết định. Do vậy, với những trẻ chịu bạo lực ngôn ngữ trong một thời gian dài, bộ não của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Để thích nghi với môi trường thực tế, não sẽ phát triển thành cấu trúc "chế độ sinh tồn" (Surviving Mode), từ đó hình thành tính cách hèn nhát, kém cỏi. Những trẻ như vậy học hành chậm chạp, vận động tư duy kém trong cuộc sống, khiến cha mẹ càng ngày càng không hài lòng, càng chửi mắng nhiều, đó là cái vòng luẩn quẩn.
Tác động của những cảm xúc và ký ức tiêu cực đó là vô cùng lớn, khó mà tưởng tượng được. Nhưng có không ít cha mẹ, vì họ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, thường khiển trách và lăng mạ con cái, lại bao biện rằng ‘đó là vì tôi yêu chúng’.
Có một câu mà các bậc phụ huynh hay nói, đó là: “Thương cho roi cho vọt”. Tuy nhiên, bạn nghĩ sao khi miệng nói rằng “thương”, nhưng mặt mày thì dữ tợn đáng sợ?
Cha mẹ - hãy học cách nói lời yêu thương!
Nhiều bậc cha mẹ sẽ truyền cảm xúc tiêu cực của họ cho con cái và khiến con trở thành nô lệ và nạn nhân của cảm xúc.
Nhiều cặp vợ chồng cũng biến cảm xúc tiêu cực thành lời nói để tấn công lẫn nhau, và theo thời gian, cả mối quan hệ gia đình rơi vào tình trạng hỗn độn.
Vì vậy, tất cả những gì chúng ta cần làm bây giờ là thay đổi suy nghĩ và cuộc sống bằng cách thay đổi ngôn ngữ.
Thay vì nói những lời tiêu cực, độc đoán, thu hút năng lượng xấu, tại sao chúng ta không nói những lời yêu thương tốt đẹp để hấp dẫn năng lượng tích cực?
Nhà thơ người Anh Milton có một câu nói nổi tiếng trong cuốn Thiên sử “Thiên đường đã mất” (Paradise Lost) rằng:
“Trái tim ở đúng vị trí của nó, chỉ trong một niệm, thiên đường trở thành địa ngục, địa ngục biến thành thiên đường”.
Đừng đánh giá thấp một suy nghĩ nhỏ, bất kỳ “khởi tâm động niệm” nào của bạn cũng có thể thay đổi cả thế giới.
Vì vậy, để những đứa trẻ của mình ngày càng trở nên lương thiện và xuất sắc, cha mẹ hãy học cách nói lời yêu thương. 
Cha mẹ muốn khích lệ, đồng cảm và đồng hành cùng con, hãy kiên nhẫn và bắt đầu từ ngôn ngữ!

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

Virus corona đang nhấn chìm ngành Du lịch thế giới


Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, du lịch thế giới đã cán đích trước hai năm với hơn 1,4 tỷ lượt khách quốc tế vào năm 2018.
.
Trong năm 2018, có 1,401 tỉ lượt khách du lịch quốc tế (không bao gồm khách nội địa)
Châu Á - Thái Bình Dương 387 triệu lượt khách
Châu Âu 710 triệu lượt khách
Châu Mỹ 215,7 triệu lượt khách 


Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia có khách du lịch ra nước ngoài đông nhất thế giới vào năm 2030, tờ South China Morning Post cho biết.
.
Số lượng chuyến du lịch nước ngoài của du khách Trung Quốc đại lục được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 259 triệu vào năm 2030. Con số này sẽ vượt xa Mỹ và Đức với dự báo lần lượt là 159 triệu và 138,6 triệu chuyến.


Theo The Telegraph, những điểm đến hàng đầu của những du khách Trung Quốc là Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc và Singapore. Và ngoài châu Á có Mỹ và Ý là những điểm đến hàng đầu của họ.
.
Thu lợi nhuận từ du lịch của Hoa Kỳ : 214,6 tỉ USD, Trung Quốc : 40,4 tỉ USD
Người dân chi tiêu cho du lịch : Trung Quốc : 277 tỉ USD, Hoa Kỳ : 144 tỉ USD
.
Du lịch thế giới đã cán đích trước hai năm với hơn 1,4 tỷ lượt khách quốc tế vào năm 2018. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự đoán thì phải đến năm 2020.


David Heymann, Giám đốc Trung tâm An toàn Sức khoẻ Toàn cầu, nói: "Con người là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì sự phát triển của ngành du lịch”, Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), số lượng khách du lịch quốc tế đã đạt kỷ lục gần 1,2 tỷ người vào năm 2015,. Đây là năm thứ 5 liên tiếp tốc độ tăng trưởng trên mức trung bình. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho các căn bệnh lây lan từ lục địa này tới lục địa khác.
.
Heymann nhấn mạnh rằng "tác nhân lây lan qua đường du lịch không chỉ có con người” mà còn qua côn trùng, thực phẩm và động vật vận chuyển giữa các quốc gia. Nói cách khác, đó còn là do các hoạt động thương mại.
.
Ngành Du lịch công nghiệp không khói đang lên như diều gặp gió, thiên hạ hí hửng tính toán năm 2030 sẽ lên tận bốn tầng mây. Nhưng người tính không bằng trời tính, đầu năm con chuột 2020 virus corona từ Vũ Hán phát tán khắp toàn cầu, chẳng mấy ai thiết tha cái ngành đầy nguy hiểm khó lường này. 


Ngành công nghiệp không khói đang trải qua "cơn bĩ cực" bởi sự tác động nghiêm trọng của dịch bệnh.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

George Dawson - Life Is So Good


George Dawson (1898 - 2001) người Mỹ gốc Phi ở Texas được gọi là "đứa trẻ yêu thích của người Mỹ biết đọc biết viết" sau khi học chữ ở tuổi 98. Câu chuyện cuộc đời của ông, Life Is So Good , được xuất bản năm 2000.

Mãi đến năm 90 tuổi, ông mới chợt nhận ra rằng cuộc đời mình bị lãng phí và bản thân nên để lại một thứ gì đó trong thế giới này. Cuối cùng, ở tuổi 102, ông đã hoàn thành tác phẩm đầu tay "Life Is So Good". (Ảnh: Wikipedia). 
Cuộc hành trình phi thường của một người trong suốt thế kỷ XX và cách ông học chữ ở tuổi 98 được phản ảnh trong cuốn LIFE IS SO GOOD (Cuộc sống thật tuyệt).

Trong cuốn sách đáng chú ý này, George Dawson, cháu trai của một nô lệ, người đã học chữ ở tuổi 98 và sống đến 103 tuổi, phản ánh cuộc sống của mình và chia sẻ những bài học quý giá về cuộc sống, cũng như cái nhìn mới mẻ về nước Mỹ trong thế kỷ XX. Sự mô tả và đánh giá của George Dawson về thế kỷ trước đã truyền cảm hứng cho độc giả với thông điệp : “Cuộc sống thật tuyệt. Tôi tin rằng nó sẽ tốt hơn”.
.
Trước năm 102 tuổi, George Dawson vẫn là một người không chút tiếng tăm, không ai biết đến. Mãi đến năm 90 tuổi, ông mới chợt nhận ra rằng cuộc đời mình bị lãng phí và bản thân nên để lại một thứ gì đó trong thế giới này. Vì vậy, ông ngay lập tức bước vào lớp học xóa mù chữ, bắt đầu học chữ và kiến thức văn hóa. Sau đó, ông yêu sáng tác, viết lách và làm việc không mệt mỏi theo hướng này. Cuối cùng, ở tuổi 102, ông đã hoàn thành tác phẩm đầu tay "Life Is So Good" (Tạm dịch: Cuộc sống thật tuyệt)
 

Khi cuốn sách này vừa được phát hành, nó đã gây ra một tiếng vang lớn và trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Hoa Kỳ vào thời điểm đó. George Dawson lập tức từ một người bình thường không ai biết đến trở thành một đại tác gia được mọi người yêu mến.
Số phận của một người hoàn toàn nằm trong tay anh ta. Bạn muốn trở thành loại người nào, bạn muốn sống kiểu gì, có nên thay đổi hay không, và khi nào thay đổi, tất cả phụ thuộc vào chính bạn.

 
Bất kể bạn từng là người vĩ đại hay vụng về, oanh oanh liệt liệt hay là thường thường bậc trung, là may mắn hay bất hạnh, những điều này đều không quan trọng, điều mấu chốt là bạn có đầy đủ niềm tin và hy vọng cho tương lai.
.
Chỉ cần bạn muốn trở thành một người có giá trị, thì không bao giờ quá muộn để bắt đầu.
.
Theo kknews