Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Thuật Dưỡng Sinh


Dân gian nói rằng ‘con trai phát triển muộn hơn con gái' hoặc ‘bé trai chậm hơn bé gái' thì cũng có thể dùng “phép tính” mà giải thích được. Nữ: ‘7 lần 7’ (49 tuổi) và Nam : ‘8 lần 8’ (64 tuổi) được coi là cực âm và cực dương, chính là kết thúc thời kỳ ‘hưng’ và ‘bình’ của người nữ và người nam, tiến tới thời kỳ ‘hoại', là thời điểm hết khả năng sinh con đẻ cái cũng như lục phủ ngũ tạng đều suy. Tất nhiên có một số ngoại lệ nhất định, và thường những người này có thể chất bẩm sinh tốt hơn hoặc có lối sống thuận tự nhiên, nắm được thuật dưỡng sinh.

Qua đoạn tóm tắt trên, có thể thấy rõ một điều, dù cơ thể đều phụ thuộc vào sự mạnh-yếu của ngũ tạng, nhưng tạng Thận lại được xem là chìa khoá quan trọng nhất (trong Trung Y cũng nhìn nhận như vậy). Tạng Thận vượng thì tứ tạng còn lại đều tốt, tạng Thận suy thì kéo theo cả cơ thể đều suy kiệt theo.

Nói đến đây, nhiều người sẽ nghĩ đến việc bồi dưỡng tạng Thận cho thật tốt. Mà nhắc đến “dưỡng" thì đa số đều nghĩ thực hiện chúng qua đường ăn uống, gọi là “thực dưỡng". Dù vậy, trong giới truyền nhân của Trung Y xưa lại coi đây là phương thức kém hiệu quả nhất, thường chỉ các thầy thuốc không được chân truyền và những người không hiểu biết sâu về y học mới lấy đây làm chủ đạo trong thuật dưỡng sinh.

Trải qua các thời đại lịch sử, ngày nay người trong xã hội hiện đại cũng thường biết tới và áp dụng “thực dưỡng" là nhiều chứ không biết được nguồn cơn để đạt tới thân thể thực sự cường tráng là gì.

Cách phân chia các cấp bậc thuộc về dưỡng sinh, để tiện cho độc giả hình dung, ở đây chỉ mang tính tham khảo chứ không có tính hạn cuộc cứng nhắc:

Bậc TIỂU HỌC : Sử dụng thuốc bổ, đồ ăn, đồ uống bổ dưỡng.
Như đã nói bên trên, đây là cách thức chậm và kém hiệu quả nhất (nhưng dường như lại tốn kém tiền của nhất) nếu muốn đạt tới cái đích của dưỡng sinh. thì việc ăn uống cũng mang lại tác dụng phần nào cho công cuộc trau dồi sức khoẻ của con người, nếu không thế thì người ta đã chẳng tin tưởng và áp dụng theo.

Bậc TRUNG HỌC : Tu thân.
Đó là sống thuận tự nhiên, kết hợp rèn luyện thân thể, chú trọng hít thở. Nếu làm được tới đây ắt sức khỏe rất dồi dào, đạt được đến ‘thuật dưỡng sinh’, kéo dài được sự khỏe mạnh và bề ngoài trông trẻ trung hơn tuổi, nhưng vẫn diễn ra quá trình lão hoá, vẫn có thể mắc bệnh (dù bệnh ít và nhanh khỏi).

·        Bậc ĐẠI HỌC: Tu cả thân lẫn tâm.
Ở đây cần đề cao cảnh giới của tâm tính cá nhân, thân - tâm hợp nhất, đạt tới ‘Đạo dưỡng sinh’. Khi sử dụng phương pháp này, tâm thức trở nên linh mẫn, sức khoẻ thịnh mà không suy, bề ngoài trẻ mãi không già, sống tự do tự tại cho tới hết thọ mệnh.

Dĩ nhiên, không thể nói những gì thuộc về “tiểu học" thì sẽ không cần thiết, chỉ là nếu toàn bộ những điều trên đều thuộc về mối quan hệ biện chứng thế này: nếu ta có thể làm tới được bậc đại học, như vậy chứng tỏ ta đã đạt được trình độ thuộc tiểu học và trung học rồi; ngược lại, nếu ta không đạt được ngay cả bậc tiểu học, thì trung học hay đại học đều sẽ không chạm được đến; tuy vậy, khi ta đã đạt được đến đại học, thì dù rõ ràng ta có thể hiểu và sử dụng được những gì thuộc tiểu học hay trung học, nhưng có khi lại không cần áp dụng nhiều, thậm chí ta còn có thể đơn giản hoá chúng, đưa chúng lên một “tầm cao mới", bởi đó nên mới gọi là “Đạo dưỡng sinh",

“Đại Đạo chí giản chí dị", tuy ít mà sâu xa, rộng lớn, tuy giản dị mà lại bao chứa hết thảy điều phức tạp.
Nắm được cái nhìn cơ bản về dưỡng sinh và tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này bước đầu có thể tự mình khai phá các cách thức bồi dưỡng sức khỏe.

 Quá trình thành - thịnh - suy của cả một đời người. (Ảnh minh họa)

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Albert Enstein bàn về giáo dục


Giáo dục nhân văn nên chiếm ưu thế, hay giáo dục khoa học và kỹ thuật?
Đối với câu hỏi này, tôi xin trả lời như sau: theo ý kiến của tôi, tất cả những gì thuộc về vấn đề này đều nằm ở tầm quan trọng thứ cấp. Nếu một chàng trai đã tập thể dục và đi bộ để rèn luyện sức chịu đựng của cơ bắp và thể chất của mình, thì tức là anh ta sẽ có đủ sức khỏe cho mọi công việc lao động chân tay. Điều này cũng tương tự với việc rèn luyện tinh thần và kỹ năng.
Vì vậy, không có gì sai khi định nghĩa giáo dục như sau: “Giáo dục là những gì còn lại khi người ta đã quên hết mọi điều được học ở nhà trường”. Vì lẽ đó, tôi không lo về chuyện phải đứng về bên nào trong cuộc xung đột giữa những kẻ theo trường phái giáo dục nhân văn cổ điển và những người đề cao nền giáo dục ưu tiên cho khoa học tự nhiên.
Mặt khác, tôi muốn phản đối ý tưởng cho rằng nhà trường phải trực tiếp giảng dạy những kiến thức và đem lại những thành quả cụ thể mà người học sau đó phải lập tức sử dụng được ngay trong cuộc sống. Cuộc sống có những yêu cầu đa dạng đến nỗi việc đào tạo như thế khó lòng có thể đem lại thành công cho nhà trường. Ngoài ra, đối với tôi, hơn thế nữa, thật đáng chê trách khi xem cá nhân như là một công cụ vô tri. 
Mục tiêu của nhà trường luôn luôn phải là mang lại cho thanh niên một nhân cách hài hòa, chứ không phải chỉ giúp họ trở thành một chuyên viên. Điều này, theo tôi, trong một ý nghĩa nào đó, cũng hoàn toàn đúng đối với các trường kỹ thuật, những trường mà người học sẽ dành trọn cuộc đời mình cho một nghề nghiệp chuyên môn cụ thể. Việc phát triển khả năng tổng quát về suy nghĩ và xét đoán độc lập, luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu, chứ không phải việc thu nhận những kiến thức cụ thể. Nếu một người nắm vững các yếu tố cơ bản của các môn học và biết cách tự suy nghĩ và làm việc độc lập, chắc chắn anh ta sẽ tìm được lối đi cho chính mình, và ngoài ra, sẽ có khả năng thích nghi với sự tiến bộ và những đổi thay của hoàn cảnh tốt hơn những kẻ được đào tạo chủ yếu để gom góp những kiến thức vụn vặt.

Nguồn: Albert Einstein, Out of My Later Years, Philosophical Library Inc., New York, 1950

Hiệu ứng Maharishi


Maharishi Mahesh Yogi đã tiên đoán rằng chỉ cần 1% dân số tập luyện Thiền siêu việt sẽ gây ảnh hưởng tích cực lên chất lượng sống của toàn thể cộng đồng.

"Tôi tin rằng thành quả của nghiên cứu này đã xứng đáng khi những ảnh hưởng ban đầu của nó đã vượt xa các nghiên cứu xã hội học hay tâm lý học thời đại này. Để đi được đến kết quả cuối cùng, nghiên cứu đã sống sót qua hàng loạt những kiểm nghiệm thống kê, hơn rất nhiều so với các đề tài cùng lĩnh vực. Học thuyết và công trình này có đủ tính thuyết phục để nhận được sự đánh giá, quan tâm nghiêm túc bởi giới học thuật và các nhà chính sách trên toàn thế giới." - David Edwards, Tiến sĩ nghiên cứu, Giáo sư Đại học Texas tại Austin.

Năm 1960, Maharishi Mahesh Yogi đã tiên đoán rằng chỉ cần 1% dân số tập luyện Thiền siêu việt sẽ gây ảnh hưởng tích cực lên chất lượng sống của toàn thể cộng đồng. Nhưng phải đến năm 1974, hiện tượng này mới gây được chú ý và đưa ra công chúng trên một tờ báo xuất bản năm 1976. Tại đây, họ tìm ra rằng chỉ cần 1% dân số tập luyện Thiền siêu việt, tỉ lệ tội phạm sẽ giảm 16% so với mức trung bình. Cũng tại thời điểm đó, tên tuổi của thiền sư Maharishi mới được đặt cho chính hiệu ứng mang danh ông. Sau này, hiệu ứng Maharishi còn mở rộng thêm với những hiệu ứng mang lại của phương pháp Thiền siêu việt mở rộng (TM-sidhi). Nhìn chung, Hiệu ứng Maharishi có thể được định nghĩa là sức ảnh hưởng gây ra bởi Thiền siêu việt và phiên bản nâng cao Sidhi của nó đến sự gắn kết và tính tích cực của cộng động và môi trường tự nhiên.

Năm 1976. Thông qua cơ sở các tính toán loại suy, các nhà khoa học dự đoán rằng sức ảnh hưởng tới sự gắn kết được sản sinh bởi việc tập luyện Thiền siêu việt tỷ lệ với bình phương với số người tham gia. Với tỷ lệ kỳ diệu "1%", lượng dân số nhận ảnh hưởng tương đối từ hiệu ứng này tương đương với 100 lần bình phương số người tập luyện Thiền siêu việt. Ví dụ, một nhóm 200 người tập luyện chương trình TM-Sidhi cùng nhau trong một thành phố 4 triệu người (100 x 200 x 200) sẽ sản sinh ra một sự tương tác đáng kể lên toàn thành phố; nhóm 1600 thiền giả người Mỹ sẽ ảnh hưởng đến 256 triệu dân (100 x 1600 x 1600), toàn bộ dân số Hoa Kỳ; và đỉnh điểm 7000 người có thể gây ảnh hưởng đến 4.9 tỷ dân (100 x 7000 x 7000), toàn bộ dân số thế giới lúc bấy giờ.

Chương trình Thiền siêu việt mở rộng được tập luyện với những nhóm nhiều người, nhiều lần trong thập kỷ qua, và con số thống kê đầu tiên của hiệu ứng được công bố năm 1987. Nó đã cho thấy sự sụt giảm 11% tội phạm bạo lực tại Washington D.C., tỷ lệ phạm tội vùng đô thị Manila Phillipines và cả lãnh thổ thủ đô quốc gia Dehli. Tỷ lệ của hiệu ứng trong 3 trường hợp trên lần lượt là: 0.01, 0.005 và 0.001- tương ứng với mức ý nghĩa 99%, 99,5% và 99,9%, một kết quả cực kỳ giá trị đối với ngành khoa học xã hội.

Nghiên cứu tiếp theo đã chứng minh được sự tồn tại và tính phổ quát của hiệu ứng Mahaishi. Nó đã có thể được công bố trước với cảnh sát và chính quyền để thực hiện dưới sự theo dõi. Các con số được kiểm soát trong một thực nghiệm dưới sự giám sát cẩn thận của một hội đồng thành lập riêng tại Washington D.C. và tỷ lệ tội phảm giảm xuống lớn nhất ghi nhận được là 23.3% (con số này có nhiều ý nghĩa thống kê được ghi nhận với cả những biến ngẫu nhiên với xác suất chỉ 2 phần tỷ).

Với một giả thuyết mới và lạ lẫm này, không ngạc nhiên khi phương pháp luận trong nghiên cứu về hiệu ứng Maharishi cũng được đưa lên cân tiểu ly của cả một hội đồng trước khi được báo chí công bố. Kết quả của nghiên cứu hi hữu này như một viên minh châu trong ngành khoa học xã hội, không chỉ vì sự quan trọng và ứng dụng thực tế, mà còn bởi phương pháp luận của nó có một không hai.

Maharishi trong "hiệu ứng Một phần trăm" - Làm thế nào một số người nhỏ nhoi có thể thay đổi thế giới

"Chúng tôi công bố trên sự quả quyết, trên cơ sở kinh nghiệm chủ quan của hàng triệu con người trên thế giới và cả trên nền tảng khách quan từ các ngành khoa học khác nhau, từ hàng trăm thực nghiệm được tiến hành trong nhiều lĩnh vực như sinh lý học, tâm lý học, xã hội học, sinh thái học, rằng mọi khía cạnh của cuộc sống sẽ trở nên sống động, phong phú và gợi mở thông qua luyện tập Thiền siêu việt.

"Khi cơ thể khỏe hơn, đầu óc sẽ minh mẫn hơn, hành động sẽ chính xác hơn. Với những bộ não đã qua luyện tập, một số ít người - 1% hoặc chỉ 0,5% - dân số trong thành phố có thể cải thiện cuộc sống của toàn bộ con người trong đó. Sẽ chỉ cần một số ít người mà thôi, và họ sẽ phải làm gì? 15 phút mỗi sáng và tối, nhắm mắt và tĩnh tâm; hòa cùng nhịp thở đến những nơi sâu thẳm nhất trong cơ thể. Cảm nhận được sự căng tràn của từng tế bào trong cơ thể, khi đó trong chính trái tim sẽ sinh ra cảm giác như được gột rửa và trở thành một con người mới, hoản hảo hơn. Hãy thử và trải nghiệm, bạn sẽ thấy cuộc sống đi vào một trật tự, êm ả và hòa hợp với thiên nhiên.

Bản năng của sự sống là sinh trưởng. 90 cá thể có thể quên đi bản năng phát triển chỉ để sinh tồn. Một người, với mong muốn được phát triển, như bản năng, anh ta sẽ tìm tới Thiền siêu việt. Theo sự tập luyện, anh ta sẽ sản sinh ra bầu không khí tích cực ảnh hưởng đến mọi thứ xung quanh. Mặc dù không ai hiểu sao anh có thể làm được, không ai biết cơ chế hoạt động của một bộ não đã qua luyện tập ảnh hưởng đến những não bộ lộn xộn của cộng đồng, cho dù không ai giải thích được những điều đó, có một điều bất biến vẫn cứ diễn ra là anh ta vẫn đang âm thầm, nhịp nhàng gây nên sự thay đổi môi trường tích cực như những nốt nhạc ảnh hưởng đến tâm thần của thính giả vậy. Chỉ sau đó, cộng đồng mới có thể phát hiện ra ảnh hưởng này theo khuynh hướng của sự phát triển xã hội.

Chỉ một bộ não được luyện tập trở nên có trật tự hơn - mức độ đó sẽ là bao nhiêu nếu thời gian luyện tập chỉ là 15 phút, với đống lộn xộn, mớ bòng bong mà bạn đã trải qua cả ngày? - nhưng chỉ chút đỉnh trật tự đó sẽ làm một bộ não đủ mạnh để tỏa ra tầm ảnh hưởng của nó cũng như chỉ cần 1 sợi tóc bóng đèn sáng để xua tan bóng tối cho 1 căn phòng mà thôi.

Lưu ý: Năm 1976, Maharishi đưa ra chương trình Thiền siêu việt Sidhi, một phiên bản nâng cao mở rộng của kỹ thuật thiền siêu việt. Trong những năm sau đó, các cuộc nghiên cứu đã tìm thấy việc tập luyện kỹ năng Thiền siêu việt và Thiền siêu việt mở rộng tạo ra sự gắn kết sóng não tối đa và tạo ra các tác động tích cực đối với môi trường xung quanh, bởi những trải nghiệm của các môn sinh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tập luyện theo nhóm có thể tạo nên ảnh hưởng càng to lớn hơn, được dự đoán rằng khoảng căn bậc hai của 1% dân số tập luyện Thiền siêu việt, sẽ tạo nên ảnh hưởng đáng kể lên môi trường sống của cư dân.

Sau đó nhiều năm, Maharishi cũng đã tạo ra cảm hứng cho việc tập luyện các chương trình Thiền siêu việt (và mở rộng) theo nhóm với những chuyên gia. Một ví dụ điển hình cho việc tập luyện Thiền siêu việt theo nhóm được tổ chức mỗi ngày là tại MUM, đại học Quản trị Maharishi, một trường đại học Phi lợi nhuận tại Fairfield, bang Iowa Hoa Kỳ.

Nguồn:
https://www.mum.edu/about-mum/consciousness-based-education/tm-research/maharishi-effect/