BẠN CÓ TIÊU TIỀN Ở THẾ CHỦ ĐỘNG?
Tại sao con người lại có xu hướng đưa ra những quyết định sai lầm về tiền bạc? Câu trả lời là, tiền không chỉ là một trò chơi của con số, tiền chính là tâm lý của con người. Nói theo ngôn ngữ của Tâm lý học, chúng ta đều là những kẻ hoạch định kém cỏi.
Tư duy tiền bạc của chúng ta được định hình chẳng phải bằng sự khôn ngoan mà chính là sự thiên vị và những yếu tố ẩn giấu khác.
Những yếu tố này nếu không sớm được phát hiện và điều chỉnh, sẽ dẫn tới những điểm mù về tài chính.
Dưới đây là một số những yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định:
Hình mẫu lý tưởng.
Trong gia đình bạn, ai là người đưa ra những quyết định lớn về tài chính? Từ trước tới nay đó là người đàn ông.
Chính sự thiếu vắng hình mẫu nữ lý tưởng này từ bé lý giải cho việc những người phụ nữ có năng lực và có học thức vẫn gặp khó khăn trong quản lý tài chính khi trưởng thành.
Nghiên cứu của Karen đã chỉ ra rằng, trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường không tự điều tiết được các quy luật mà cá nhân họ tự đặt ra và chi tiêu một cách bốc đồng.
Còn ở nam giới, hoóc môn Testosterone có thể gây ra những hành vi cạnh tranh và tiêu tiền một cách liều lĩnh.
Phản ứng của sự vui vẻ trong não chúng ta, hoóc môn Endorphins, có thể lý giải lý do vì sao chúng ta quyết định mua chứ không kì kèo ngã giá thêm.
Môi trường.
Những chiến thuật marketing khéo léo có thể làm chúng ta bỏ ra những đồng tiền kiếm được từ mồ hôi nước mắt.
Những âm thanh dễ chịu, những mùi hương hấp dẫn và những biển quảng cáo rực rỡ cuối cùng sẽ đánh thức trực giác, ký ức và cảm xúc của mỗi chúng ta. Và khi đó, mọi logic sẽ bị đè bẹp và chúng ta lại tiêu tiền.
Sự hài lòng tức thì.
“Mua bây giờ, trả sau”, “Click để mua”, “Chuyển phát nhanh chóng”. Không giống như thế hệ trước, chúng ta hoàn toàn có thể sở hữu thứ chúng ta muốn mà không cần phải trì hoãn mong muốn.
Tiết kiệm và đầu tư có thể trì hoãn, vì cuối cùng sự chờ đợi sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.
Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi chúng ta vượt qua được sức hút mạnh mẽ của việc sở hữu thứ chúng ta muốn ngay bây giờ.
Cảm xúc.
Tiền có thể là sức mạnh, sự xấu hổ, sự nuối tiếc, sự điều khiển và sự an toàn.
Nhiều phụ nữ nói rằng việc tiêu tiền làm họ bớt cảm thấy xấu hổ, tội lỗi hoặc lo sợ: tất cả những cảm xúc mạnh mẽ đều có thể phá hoại những suy nghĩ về sự hợp lý khi tiêu tiền. Nếu họ không thể vượt qua những cảm xúc đó, họ vẫn sẽ mua.
Thực ra thì không phải lúc nào sự vô lý trong chi tiêu cũng xảy ra. Chúng ta phải biết rằng, tiền là một cuộc chiến giữa hai bán cầu não: sự logic ở não trái và cảm xúc ở não phải.
Và mặc dù nam và nữ đều bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, thì một số yếu tố vẫn sẽ lôi kéo phái nữ mạnh mẽ hơn.
Điều này, cùng với độ tuổi kiếm tiền, có thể giải thích lý do vì sao phụ nữ luôn có mức lương hưu thấp hơn và tiết kiệm được ít hơn nam giới.
Chúng ta nên làm gì để cứu bản thân khỏi những sự sai lầm kể trên? Điều chỉnh thói quen suy nghĩ của bạn có thể là một cách hữu hiệu, bởi việc tạo ra thói quen tiêu tiền có lợi có thể giúp bạn hướng bản thân theo thói quen đó cả đời.
Nhà triết học Marcus Aurelius từng nói: “Những suy nghĩ theo thói quen rồi sẽ trở thành cách suy nghĩ của bạn”. Nói đơn giản hơn: Bạn chính là những gì bạn nghĩ.
Chỉ cần một vài thay đổi đơn giản về cái nhìn về tiền và cách tiêu tiền của bạn, bạn có thể đạt mục tiêu an toàn về tài chính sớm hơn.
Đây là một số bí kíp bạn có thể dùng để điều chỉnh lại bản thân.
Chọn thời điểm thật cẩn thận
Đừng đưa những quyết
định tài chính quan trọng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng nếu bạn đói, mệt hoặc đã đưa ra quá nhiều quyết định trong ngày, bạn sẽ
khó mà sáng suốt để đưa ra những quyết định đúng đắn vào cuối ngày.
Đoán trước những lúc bạn bị cám dỗ
Ngay cả những người có sức mạnh ý chí mạnh mẽ nhất cũng sẽ có lúc gặp rắc rối với kế hoạch chi tiêu. Hãy cảnh giác những lúc bạn có thể rơi vào thói quen chi tiêu xấu xí như cũ, và hãy nghĩ ngay tới cách để thoát khỏi sự cám dỗ đó khi nó bắt đầu xuất hiện.
Coi tiết kiệm là món quà cho tương lai của bạn
Hãy tiết kiệm cho những gì tích cực, ví vụ như một kế hoạch tài chính tự do trong tương lai, hơn là một khoản tiền nhàm chán và cứng nhắc.
Thật khó để nghĩ bản thân là một người nghỉ hưu ở độ tuổi 20 hoặc 30, nhưng hình dung cụ thể viễn cảnh về hưu của bạn hoặc một kỳ nghỉ trong mơ cũng sẽ làm cho kế hoạch tiết kiệm trở nên thực tế hơn.
ST