Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

Đức tính Nhân đẩy lùi bệnh tật

ĐỨC TÍNH NHÂN ĐẨY LÙI BỆNH TẬT

Nếu muốn khỏi bệnh thì phải tu tâm dưỡng tính.

Cổ nhân từng nói: Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. Sức khỏe cũng như vậy, tính cách ngũ thường của một người đều ảnh hưởng sâu sắc đến cơ thể của họ. Bài viết nhìn từ góc độ Đông y giúp giải thích ảnh hưởng của đức tính Nhân đối với can tạng. Ngôn ngữ tinh tế sâu xa, đáng để người đọc suy nghĩ.

“Nhân” ứng với gan, mộc

Trong 5 đức tính của con người (ngũ thường), đứng đầu là Nhân. Đức tính này ứng với ngũ hành thì thuộc mộc, ứng vào trong 4 mùa là mùa xuân. Chúng ta đều biết mùa xuân là lúc cỏ hoa tươi tốt, cũng là lúc vạn vật tràn đầy sức sống. Nó ứng với trạng thái tâm lý của chúng ta là yêu thương người. 

Vì ý nghĩa của chữ Nhân là lòng yêu thương người, tức là chứa tâm từ bi, lương thiện, có thể thông cảm với người khác. Trời cao có đức hiếu sinh, chữ sinh này cũng có nghĩa là thương yêu, cũng có nghĩa là nhân từ.

Thế thì dưỡng sinh là dưỡng cái gì ? Chúng ta cần chú ý ở từ “sinh”, chứ không phải dưỡng “tử”. Sinh chính là chỉ sức sống, sức sống là chỉ sức mạnh của sự sống, ứng vào trong tạng phủ là nơi nào? Chính là tạng can.

Can ở đây không phải là lá gan của tây y, mà chỉ bao gồm cả trạng thái và công năng của tạng phủ trong cơ thể. Chúng ta đều biết tạng phủ, kinh lạc và thất khiếu đều liên thông với nhau. Nếu như tạng can chúng ta có vấn đề thì nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Can khai khiếu ở mắt, nên mắt sẽ có vấn đề.

Nếu muốn khỏi bệnh thì chúng ta phải tu tâm dưỡng tính. Nhưng cần bắt đầu sửa ở nơi nào? Đầu tiên chúng ta cần sửa từ việc hiếu thuận với cha mẹ. Tại sao lại như vậy? Vì  “ Bách thiện hiếu vi tiên”(Trong trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu), con người một khi đã hiếu thuận với cha mẹ, thì hỏa khí sẽ bớt đi, khi hỏa khí bớt đi kinh lạc rất dễ được thông suốt, mà khi kinh lạc đã thông suốt bệnh tự nhiên sẽ khỏi.

Giáo sư Alma nhà sinh lý học trường đại học Stanford Mỹ, đã làm một thí nghiệm rất nổi tiếng. Thí nghiệm này chính là nghiên cứu về khí thủy. Ông thu thập khí thở ra từ người tức giận, đau khổ, phiền muộn, rồi cho khí này đi qua một đường ống, từ đường ống cho vào trong một cái bình có chứa nhiều thuốc nước, thì lập tức màu nước của cái bình này bị thay đổi.

Ông phát hiện ra rằng một người có khí thở ra khi tức giận sẽ khiến nước trở thành màu tím; khi đau buồn nước sẽ chuyển sang màu trắng. Ông tiếp tục cho lấy nước màu tím tiêm vào cơ thể chuột nhắt trắng, trong vòng vài phút sẽ co giật và tử vong. Thực nghiệm này đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng lúc tức giận thực tế là đang tiết ra độc tố.

Con người sau khi tức giận, sau đó liền thấy mệt mỏi kiệt sức, sau khi mệt mỏi kiệt sức có thể khiến chân tay bị tê. Tại sao ư? Mệt mỏi kiệt sức là tiêu hao tinh lực, tay chân tê là bởi vì tuần hoàn không tốt. Về phương diện này, lý giải của cả đông tây y là tương đồng, cũng đã được kiểm chứng bởi khoa học hiện đại.

Nhân từ thì sẽ dưỡng can, người nhân từ can huyết thông suốt, khí huyết hoạt động tốt, đương nhiên sẽ trường thọ. Vậy nên dưỡng sinh, dưỡng chính là can khí không ngừng sinh sôi phát triển.

Lão Tử nói: “Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử dã kiên cường” (Người khi mới sinh, thì mềm yếu, mà khi chết thì cứng và mạnh)

Sau khi chúng ta tức giận, còn có một biểu hiện là tứ chi cứng lại. Chúng ta hãy quan sát các trẻ mới sinh, quan sát hiện tượng tự nhiên thì sẽ thấy rằng người càng khỏe mạnh thì càng trẻ trung, gân cốt đều rất mềm.

Tuổi càng cao gân cốt càng cứng, vậy nên trong Đông y có câu nói nổi tiếng là: “Cân trường nhất thốn, thọ diên thập niên”, là ý gì vậy? Tức là gân cốt có thể vươn dài, giãn ra rất mềm mại, đặc biệt duỗi dài, có tính co giãn, đó gọi là trường nhất thốn, thì thọ mạng của người này sẽ có thể sống thêm 10 năm.

Nếu một người thường hay giận dữ, thì kinh lạc của họ sẽ bị ứ trở, sẽ thu ngắn lại, thời gian dài thì sẽ tổn giảm thọ mạng của họ. Tổn giảm thế nào? Là sẽ dẫn đến các loại bệnh hiểm nghèo. Cho nên có rất nhiều cách thức gây ra bệnh hiểm nghèo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét