Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

Hiệu ứng Cửa sổ vỡ

 

HIỆU ỨNG “CỬA SỔ VỠ

Thuyết “Cửa sổ vỡ” được 2 giáo sư người Mỹ là James Q. Wilson và George L. Kelling giới thiệu đầu tiên trong một bài báo vào tháng 3/1982

“Nếu một tòa nhà với một vài cửa sổ bị phá vỡ và không được sửa chữa sẽ có xu hướng thu hút những kẻ phá hoại phá thêm vài cửa sổ khác. Cuối cùng, họ có thể đột nhập vào tòa nhà, và nếu nó trống, họ sẽ chiếm lấy nó hoặc thậm chí đốt phá nó.

Tương tự như vậy, nếu một vỉa hè có rác tích tụ, thì người ta sẽ tiếp tục xả rác hoặc để cả túi rác ở đó …”

Vào những năm 60, 90 của thế kỷ trước, New York có tỉ lệ tội phạm rất cao mặc dù lúc đó New York đã là một thủ đô tài chính của thế giới. Khắp thành phố, đầy bức tường vẽ sơn chằng chịt, trộm cắp vặt, trốn vé tàu điện, các vụ giết người và mua bán ma tuý …

Thế rồi, hai thanh tra cảnh sát là David Gunn và William Bratton được phái đến để làm trong sạch hệ thống tàu điện ngầm của New York, vốn là huyết mạch giao thông của gần 97% người dân thành phố.

Chỉ sau một vài năm, tình hình tội phạm ở New York đã tụt giảm nhanh xuống 65%. Hai “chuyện nhỏ bé” là xóa sạch những hình sơn vẽ và đưa nhân viên cảnh sát mặc thường phục có mặt tại các nhà ga để bắt những vụ trốn vé tàu… đã làm thay đổi bộ mặt và nét văn hóa của New York.

Khi 2 thanh tra quyết định làm những “chuyện nhỏ bé”, có rất nhiều lời khuyên rằng 2 ông nên tập trung vào những chuyện to tát như án mạng hay buôn bán ma tuý. Nhưng rốt cuộc những chuyện lặt vặt mà 2 ông quyết tâm thực hiện đã mang lại kết quả toàn diện.

Một căn phòng nếu như có cửa sổ bị vỡ, nếu không có ai đi tu bổ, không lâu sau, các cửa sổ khác cũng sẽ vô duyên vô cớ bị người đập vỡ.

Một bức tường xuất hiện hình vẽ mà không bị tẩy sạch, rất nhanh trên tường sẽ xuất hiện hàng loạt những nét vẽ nguệch ngoạc, những hình vẽ khó coi.

Tại một nơi rất sạch sẽ, mọi người sẽ không vô ý ném rác ra đó, nhưng một khi trên mặt đất có rác rưởi xuất hiện, mọi người sẽ không chút do dự ném loạn rác rưởi mà không chút cảm thấy xấu hổ.

Đây chính là lý luận của hiệu ứng “Cửa sổ vỡ”. Đồ tốt mọi người sẽ tận lực bảo hộ nó, nhưng đồ tốt một khi có vết tích, mọi người sẽ tự giác mặc kệ nó trở nên tệ hơn. Tựa như một số người nghiện thuốc, lần thứ nhất không để ý, sau này lâm vào tình trạng nghiện thuốc mà không thể tự thoát ra được, hủy hoại thân thể của mình.

Để một thứ tốt trở thành xấu, thường thường là từ một hành vi rất nhỏ sinh ra đấy. Tựa như lần thứ nhất đến trễ, không có bị trừng phạt, rồi mới dưỡng thành thói quen đến trễ; lần thứ nhất hạ thấp yêu cầu đối với chính mình, cuối cùng đối với mình không còn muốn yêu cầu nữa.

Cho nên, đừng bỏ mặc cơ hội lần thứ nhất, đừng phá vỡ cánh cửa sổ đầu tiên.

Tuệ Tâm, theo SOH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét