SINH VIÊN ƯU TÚ NHẤT TRUNG QUỐC RỚT 11 TRƯỜNG DANH TIẾNG CỦA MỸ
Lý Thái Bá là “trạng nguyên” khoa lý khu vực Bắc Kinh, Trung Quốc đã xin nhập học tại 11 trường học danh tiếng của Mỹ, gồm cả Harvard, nhưng đều bị từ chối.
Trong khi đó, một nữ học sinh được xem là “đứa trẻ khó bảo” ở Trung Quốc nhưng tại Mỹ lại được đánh giá là “học sinh ưu tú”.
Nguyên nhân cho vấn đề này chính là hai hệ thống giáo dục khác nhau: nền tảng giáo dục Mỹ đánh giá cao việc nuôi dưỡng tính sáng tạo, còn giáo dục Trung Quốc thì lại yêu cầu tiêu chuẩn đối đáp, coi trọng việc học thuộc lòng của học sinh.
Câu chuyện “thất bại toàn tập”của học sinh ưu tú nhất Trung Quốc
Tại trường trung học thuộc Đại học Nhân Dân Trung Quốc, Lý Thái Bá đã đạt tổng số điểm 703 điểm (điểm tối đa là 720 điểm) và trở thành trạng nguyên khoa lý của Bắc Kinh. Không chỉ là một hội trưởng hội học sinh của trường, em còn là một đứa trẻ tài năng với 3 lần chiến thắng tại hội toán học cấp 3 toàn quốc diễn ra tại khu vực Bắc Kinh.
Thế nhưng em Lý đã bị từ chối khi xin nhập học vào 11 trường danh tiếng của Mỹ gồm cả Harvard. Sự “toàn bại” này đã khiến những người học cùng trường và những ai biết đến Lý Thái Bá đều sửng sốt.
Lý tâm sự : “Em nghĩ rằng vì có thiếu sót trong cách viết đơn xin.CR (Critical Reading), điểm Anh văn thấp, thành tích Olympic AMC-AIME toán học Mỹ không được tốt lắm nên đã dẫn đến điều này.” Lý đã tìm ra nguyên nhân vấn đề của mình là do có những thành tích không tốt.
Tuy nhiên, có một sự thật rằng, tại Hoa Kỳ, tiêu chuẩn đối với học sinh xin nhập học đại học được đánh giá bởi một hệ thống đánh giá rất phức tạp. Ngoài thành tích thi vào đại học (SAT) thì thành tích học tập thông thường cũng được xem xét, bao gồm cả những đóng góp cho xã hội như tình nguyện và các kỹ năng đặc biệt của cá nhân kèm theo đánh giá từ giáo viên.
“Đứa trẻ khó bảo” tại Trung Quốc nhưng lại trở thành học sinh ưu tú tại Mỹ.
Ngược lại với trường hợp của em Lý, có một nữ học sinh được xem là “đứa trẻ khó bảo” ở Trung Quốc nhưng tại Mỹ lại được đánh giá là học sinh ưu tú. Câu chuyện liên quan đến việc học của em đã từng là tin bài nổi tiếng trên Internet vào vài năm trước.
Bố em lúc đó đã đưa em đích thân đến gặp các giáo viên tại trường trung học Trung Quốc để tìm hiểu các điểm mạnh, điểm yếu của con mình và cho cô bé tham gia những khoá huấn luyện đặc biệt. Vào năm thứ hai trung học em được giáo viên khuyên nên chọn học văn vì không giỏi toán.
Vì thành tích của con gái không tốt nên bố em thường được giáo viên mời đến nói chuyện. Để giúp việc học của con trở nên tốt hơn, người cha đã thường xuyên liên lạc và trao đổi với giáo viên. Nhưng đến một ngày, cô con gái cúi gầm mặt xuống và nói: “Cha ơi, con ghét học”.
Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng du học tại Mỹ với hệ thống giáo dục mang tính sáng tạo thì thái độ học tập của cô gái đã thay đổi hoàn toàn. Đó là vì khả năng của cô bé được giải phóng khỏi việc học thuộc lòng những “mô phạm giải đáp”, khả năng thu thập thông tin, dữ liệu và việc giữ vững quan điểm độc lập của mình.
Ở Mỹ, quan điểm có đúng hay không thì cũng không phải là vấn đề.
Nói về sự khác nhau giữa giáo dục tại Trung Quốc và giáo dục tại Mỹ, em chỉ ra rằng: “Đó là sự khác biệt về giáo viên. Giáo viên ở Mỹ rất tốt bụng, thân thiện, sau khi kết thúc kì kiểm tra, giáo viên sẽ tạo động lực trong việc giúp học sinh đánh giá lẫn nhau, nhưng tại Trung Quốc, chúng em phải báo cáo điểm số của mình.
Tại Trung Quốc chỉ học vẹt nhưng tại Mỹ, giáo viên yêu cầu học sinh phải có năng lực suy nghĩ và truyền đạt trôi chảy suy nghĩ của bản thân”.
Người phụ trách các du học sinh chia sẻ: “Các trường đại học ở Mỹ không nhìn thành tích một cách đơn thuần mà đánh giá một học sinh dựa trên tổng hợp tố chất của em ấy”.
Học sinh ở Trung Quốc không mấy khi được xem xét theo những năng lực của bản thân mà lại được đánh giá thông qua những tiêu chuẩn thành tích. Có thể nói, hệ thống giáo dục và trường học khác nhau thì cách đánh giá năng lực học sinh cũng khác nhau.
Trở lại câu chuyện của em Lý Bá Thái, có lẽ đây là bài học đắt giá cho cậu học sinh khi muốn đi sang trời Tây du học, đây cũng là một gậy cảnh tỉnh cho những ai muốn đi du học nhưng không tìm hiểu và thay đổi bản thân mình để kịp thích nghi với môi trường học ở nước ngoài.
Nhưng chúng ta cũng không thể trách Lý Bá Thái khi em chỉ là nạn nhân của chế độ học tập lạc hậu ở Trung Quốc. Có lẽ, không chỉ Thái mà còn nhiều cô cậu học sinh khác cũng đang mắc phải tình huống tương tự, lối học vẹt, không tư duy và chỉ được đánh giá năng lực thông qua thành tích học tập.
Bạn biết đấy, Trung Quốc là một đất nước bảo thủ, họ cấm người dân nước mình tiếp xúc với các trang mạng xã hội phát triển của thế giới như Google, Facebook, Youtube…Đồng thời ngăn không cho các trào lưu tốt đẹp của nước ngoài du nhập vào đất nước mình.
Những gì trẻ em Trung Quốc được học có lẽ không phải là tự do theo những gì chúng thích mà bị bắt buộc bởi tư tưởng của bộ máy cũ kĩ đương thời. Hạn chế tiếp thụ các ảnh hưởng của nước ngoài không phải một điều xấu nhưng hạn chế những điều tốt đẹp mà văn minh các nước phương Tây mang lại cho người dân thì thật là tai hại.
Vậy nên, những gì trẻ em Trung Quốc học được từ chính phủ của mình mang lại chỉ là một nền học tập kém xa so với các nước trên thế giới. Và tình trạng này sẽ còn diễn ra nữa hay không, chúng ta hãy chờ trong một vài năm nữa.
Trang Nhung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét