Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

Quốc gia gặp nạn, quan lãng phí tài nguyên, ắt gặp hoạ

Ảnh: Hán Chiêu Hầu bỏ mặc lời khuyên ngăn đã xây một chiếc cổng thật cao và để lại một bài học lịch sử: "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí". (Ảnh: Pixabay)

 

QUỐC GIA GẶP NẠN, QUAN LÃNG PHÍ TÀI NGUYÊN, ẮT GẶP HOẠ

 

Hàn Chiêu Hầu là quân vương thứ sáu của nước Hàn (chư hầu nhà Chu) trong thời Chiến Quốc, và còn được gọi là Hàn Chiêu Ly hầu hoặc Hàn Ly hầu.

Khi còn tại vị, ông phong cho Thân Bất Hại làm tướng quốc, tiến hành cải cách nội bộ, tu bổ nghệ thuật, hành đạo, đại cai trị lại đất nước và ngoại giao không chủ trương bừa bãi gây chiến, khiến nước Hàn trở thành nước hùng mạnh trong bảy quốc gia chiến quốc.

 

Năm Hàn Chiêu Hầu thứ 22 thừa tướng Thân Bất Hại tạ thế. Ba năm sau, Hàn Chiêu Hầu lệnh cho xây dựng một chiếc cổng cao lớn. Khi đó một quan đại phu của nước Sở là Khuất Nghi Cữu đã cả gan nói với Hàn Chiêu Hầu: “Tôi cho rằng người sẽ không thể ra khỏi chiếc cổng này đâu!”

Hàn Chiêu Hầu hỏi: “Ngươi tại sao lại cả gan tùy tiện phán như vậy?”

 

Khuất Nghi Cữu nói: “Vì không đắc được thời thế! Cũng là nói thời điểm này không thích hợp để xây một cánh cổng lớn. Khi hợp thời cơ, mọi việc làm sẽ suôn sẻ, còn không thì khó khăn muôn trùng.

Trước đây khi quốc gia hưng thịnh thì người lại không xây dựng chiếc cổng đó. Năm ngoái, nhà Tần đã tấn công lãnh thổ Nghi Dương (nay là tỉnh Hà Nam) của nước Hàn. Năm nay, nước Hàn lại bị hạn hán nặng, lương thực quốc khố đều thâm giảm thiếu hụt. Chính lúc này người không thương xót cho con dân nghèo khổ phải chịu khổ mà lại muốn hào nhoáng phung phí như vậy, nếu không biết điểm dừng sẽ chịu phải tai ương”,

 

Câu nói “Phúc bất trùng chí, họa tất trùng lai” chính là nói về hành vi như vậy.

Quả nhiên năm sau khi công trình được hoàn thành, Hàn Chiêu Hầu cũng tạ thế, ứng nghiệm với lời dự đoán của viên quan Khuất Nghi.

 

Lưu Hướng còn dùng câu “Phúc bất trùng chí, họa tất trùng lai” để khuyên bảo người sau phải biết cẩn thận với từng lời nói hành vi của mình, tránh chiêu mời tai hoạ đến. Ông còn răn dạy con người “Trên phải biết thiên mệnh, dưới phải tỏ nhân sự“.

Người biết được thiên mệnh ắt sẽ biết căn nguyên của hoạ và phúc, từ đó có thể dự phòng trước khi sự việc xảy ra mà tránh được nhân họa, như việc Khuất Nghi Cữu thấy được việc người làm không thuận đạo trời mà gặp tai họa.

 

Người xưa rất coi trọng việc “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên” (Đạo đức kinh – Lão Tử), hay triết lý “thiên nhân hợp nhất”, từ đó khiến con người biết tiết chế lòng tham và dụng vọng, sống thuận theo lẽ trời mà hưởng phúc.

 

Khởi nguyên tồn tại phúc và hoạ của một người là đến từ đức và nghiệp, có đức sẽ có phúc, có nghiệp sẽ có hoạ; người đức lớn sống trường thọ, người nghiệp lớn hình thần toàn diệt. Nhân quả tương ứng, thời thời đều xoay vần như vậy.

Vì con người sống trong thế gian mê lạc, dưới tác dụng của danh lợi tình mà truy đuổi dục vọng, tạo nghiệp gấp nhiều lần so với đức, vậy nên những ví dụ về “phúc bất trùng chí, họa tất trùng lai” thường rất nhiều. Khi đức dùng hết, nghiệp chưa trả xong thì khổ nạn, những việc không vừa ý cứ kéo nhau mà đến.

 

“Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”, Vậy làm sao tránh được tai họa? Trong cuốn Thuyết Uyển của Lưu Hướng đã chỉ rõ rằng con người cần đi theo chính đạo, tránh xa cái ác, người ngay chính là người vì người khác mà nghĩ, vì việc công mà suy xét, làm người đương quyền chấp chính cần thấu hiểu lòng dân, kẻ ác chính là tư lợi truy cầu riêng cho bản thân mình, lừa dân chúng bách tính, đó chính là ác.

 

Người trí giả hành sự, luôn xem trọng sự phòng bị, thời khắc đều cẩn thận cảnh tỉnh suy nghĩ hành vi của tự thân, khi yên ổn nghĩ đến lúc an nguy, thì mọi việc đều bình an.

 

Những tư tưởng sâu sắc này của cổ nhân đã được truyền thừa hơn 2000 năm. Một lần nữa trong những ngày tháng hỗn loạn cuối cùng, trời xanh hy vọng thế nhân bước trên con đường đúng đắn và tránh xa những thứ xấu tà để thực sự được an toàn trước thảm họa.

 

Theo NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét