Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

Sài gòn 30/4/1975, hồi ức phóng viên chiến trường

 

Ảnh: Peter Arnett (thứ ba từ trái sang), viên sĩ quan miền Bắc (giữa), tại văn phòng AP ở Sài Gòn đầu giờ chiều ngày 30/4/1975.

SÀI GÒN 30/4/1975, HỒI ỨC PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG


"Sài Gòn thất thủ! George, gọi New York đi", Peter Arnett, tim đập thình thịch, thét lên với trưởng văn phòng hãng thông tấn AP tại Sài Gòn, lúc 11h43 ngày 30/4/1975.

Sau khi hét lên với George, Arnett vội vàng viết một bản tin về những gì mình chứng kiến, chuyển cho người phụ trách điện tín người Việt tên là Tammy. Anh này đọc nhưng cứ nhấp nhổm, nhìn ra cửa, Arnett ấn anh xuống ghế và yêu cầu gửi bản tin đi, Tammy thực hiện xong thì lao vọt khỏi văn phòng và Arnett không bao giờ gặp lại anh nữa.

.

Trước đó không lâu, George Esper, trưởng văn phòng AP tại Sài Gòn, nghe đài phát thanh cùng người phiên dịch, người này la lên "Đầu hàng, đó là đầu hàng". Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh khi đó tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, miền Nam Việt Nam chính thức được chuyển giao cho quân Giải phóng miền Bắc. Esper chạy nhanh vào phòng điện tín và gửi cho trụ sở New York. "Tin về đầu hàng của AP nhanh hơn UPI 5 phút. Trong chiến trận hay thời bình, các dịch vụ chuyển tín hiệu đóng một vai trò cạnh tranh đặc biệt", Arnett kể.

.

Sau khi gửi tin về Mỹ, Arnett cùng Franjola lại đi thăm dò các phố. Xe tăng do Nga sản xuất tiến vào nhiều hơn. Người dân miền Nam tràn ra các vỉa hè, nỗi lo sợ của họ về đổ máu đã biến mất. Arnet gặp Neil Davis, một phóng viên quay phim người Australia, đang đi ra từ Dinh Tổng thống. Anh ta nói Tổng thống Minh đã bị dẫn giải đi.

.

Esper và tôi rất ngạc nhiên khi liên lạc của chúng tôi vẫn bình thường, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang bỏ trốn không cắt đường dây. Nhưng chúng tôi biết rằng bất kì lúc nào phạm vi liên lạc của chúng tôi với văn phòng New York có thể bị cắt bởi những người nắm quyền mới ở Sài Gòn.

.

"Tôi trở về văn phòng. Không lâu sau, một người Việt Nam trẻ tên là Kỳ Nhân, một trong những phóng viên ảnh cộng tác với chúng tôi bước vào văn phòng, cùng hai chiến sĩ quân giải phóng. Tôi chợt nghĩ đến việc bị bắt hoặc giam giữ. Tôi tự nói với mình rằng tất cả chuyện này đều đáng giá bởi vì chúng tôi đã chuyển được câu chuyện ra cho thế giới. Tôi đi tới chào hai vị khách. Một trong số họ có súng AK-47 đeo trên vai, người kia rõ ràng là cấp trên vì anh ta mang súng lục của Nga trong vỏ bao bằng da ở thắt lưng.

.

Khi tôi tiến tới họ, Kỳ Nhân vung rộng cánh tay và giải thích bằng tiếng Anh “Tôi đảm bảo sự an toàn cho văn phòng AP. Anh không có lí do gì phải lo lắng”. Tôi nhìn anh ta ngạc nhiên bởi vì trong nhiều năm anh ta bán những bức hình về chiến tranh cho chúng tôi và anh ta là một đồng nghiệp cấp dưới khá bị động. Tôi nhanh chóng hiểu tại sao anh ta quá vui như vậy. Anh ta nói mình là điệp viên của Việt Cộng trong mười năm và nhiệm vụ của anh ta là điều phối với giới báo chí quốc tế ở Sài Gòn. Chúng tôi thậm chí chưa bao giờ mảy may nghi ngờ anh ta. Người phóng viên ảnh vẫy tay về phía tôi và nói “Tôi đã nói cho họ về AP, về anh, rằng các anh đều là những người tốt và họ tới đây thăm các anh như những người bạn”. Những vị khách lặng lẽ của chúng tôi cũng đang mỉm cười, và George đứng dậy bắt tay chào mừng cũng như tôi cảm ơn vì chúng tôi không phải là tù nhân của họ. Họ cùng chúng tôi ăn bánh nướng và uống Coca Cola nhưng từ chối uống cognac mà tôi đã giữ trong ngăn bàn cho những dịp đặc biệt. Tôi gợi ý với Esper nên phỏng vấn họ. Họ trả lời các câu hỏi của anh ta:

.

Bình Huân Lâm và Trần Việt Cả đều là trung sĩ, cả hai đều 25 tuổi, và đến từ Hà Nội. Họ giải thích họ là lính bộ binh, đơn vị của họ đã tấn công Biên Hòa thắng lợi hai ngày trước đó, và tiến vào Sài Gòn cùng lữ đoàn xe tăng sáng 30-4. Họ chỉ cho tôi xem hành trình của họ về những vùng trên bản đồ văn phòng và họ tự tin tới mức tôi đoán họ là điệp viên.

.

George vào phòng telex, bắt đầu chuyển trực tiếp về New York cuộc phỏng vấn đầu tiên với những người chiến thắng của Sài Gòn. Hai người lính theo anh ta vào trong, nhìn và không hiểu gì. Hệ thống tin đến của AP kêu lạch cạch ở chiếc máy telex thứ hai. Tôi xé một trong những câu chuyện từ máy và yêu cầu Kỳ Nhân dịch cho họ và anh ta đọc bằng tiếng Việt: “Tổng thống Ford tuyên bố việc di tản người Mỹ từ Việt Nam khép lại một chương trong kinh nghiệm của người Mỹ.

Những vị khách người Việt tới thăm trông hài lòng.

.

Chiếc máy telex vẫn kêu chiều đó khi tôi trở lại văn phòng AP, George nói rằng tôi nên viết một câu chuyện trình bày cảm nghĩ của tôi. Tôi bắt đầu: Nhưng sự đầu hàng hoàn toàn chỉ diễn ra hai giờ sau khi có cuộc gặp thân mật trong văn phòng AP ở Sài Gòn với một người Bắc Việt mặc quần áo chiến trường có vũ trang và phụ tá của anh ta – một chiếc bánh và coke?. Đó là cách mà chiến tranh Việt Nam kết thúc với tôi vào ngày hôm nay”. Tôi gõ chiếc máy chuyển tin, nó cuộn vào máy nên tôi đánh lại nhưng chiếc máy kẹt đôi lần và ngừng hẳn. Tôi thử lại các phím một lần nữa nhưng không có tín hiệu gì. Chỉ vài phút sau 7 giờ tối, chế độ mới cuối cùng cũng rút giắc cắm thông tin liên lạc của chúng tôi với thế giới, hệ thống cung cấp tin từ Sài Gòn bị vô hiệu hóa, hệ thống truyền tin không hoạt động nữa, chính quyền mới đã làm nó ngưng, Arnett nói với Esper "Thế đấy, George. Cuộc chiến đã chấm dứt".

Tôi nhìn vào những ghi chép nguệch ngoạc của mình, nghĩ rằng thế giới có thể tiếp diễn mà không cần những triết lí của mình.

.

Trích: Từ chiến trường khốc liệt của Peter Arnett


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét