Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Âm nhạc có thể chữa được bệnh

 

ÂM NHẠC CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC BỆNH

.

Âm nhạc tốt đẹp là một trong những ‘tâm dược’ tốt nhất cho con người. Quan điểm của y học truyền thống cho rằng “bách bệnh sinh tại khí và dừng tại âm”. Âm nhạc tốt phát ra đều là tin tức tinh khiết, bình thản, có thể khiến con người giải tỏa căng thẳng, bình phục tâm tình, dưỡng sinh chữa bệnh.

.

- Danh y đời nhà Nguyên Chu Chấn Hanh từng chỉ rõ rằng: “Âm nhạc cũng là thuốc”.

- “Lã Thị Xuân Thu – Đại nhạc” ghi chép: “Âm nhạc có nguồn gốc từ xa xưa. Sinh ra từ đo lường, gốc ở Thái Nhất (Đạo). Thái Nhất sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh âm dương… Phàm là âm nhạc, đều giao hòa với Trời đất, âm dương”.

- Trong “Hoàng đế nội kinh – Tố vấn” có viết rằng: “Trời có ngũ âm, người có ngũ tạng”.

Cổ nhân căn cứ ngũ âm đối ứng với ngũ tạng: can – giốc, tâm – chủy, tỳ – cung, phế – thương, thận – vũ, giữa ngũ âm này ảnh hưởng lẫn nhau, có thể điều tiết tinh khí thịnh suy của ngũ tạng con người.

.

“Cung – thương – giốc – chủy – vũ” tức là Do, re, mi, sol, la trong Tây nhạc.

Nhịp Cung âm nhạc bình ổn nhu hòa, đối ứng với tạng tỳ của con người;

Nhịp Thương âm nhạc gấp rút trong giòn, đối ứng với tạng phế của con người;

Nhịp Giốc âm nhạc cao du dương, đối ứng với tạng can của con người;

Nhịp Chủy âm nhạc nhiệt tình cao vút, đối ứng với tạng tâm của người ta;

.

Nhịp Vũ âm nhạc khoan hòa, thanh thoát, xa xôi, đối ứng với tạng thận của con người. Trong quá trình lắng nghe, giữa cảm xúc của con người, tần số tiết tấu của giai điệu, và ngũ tạng có quy luật rung động, liền có thể đạt tới tác dụng điều hòa tinh thần của con người và thông suốt kinh mạch.

.

- Tạng tỳ là nơi phát ra năng lượng trọng yếu của cơ thể con người. Rượu chè ăn uống quá độ, suy nghĩ quá độ… sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho tỳ vị. “Tỳ thuộc Thổ, tại âm là Cung, tại chí là Tư”. Lựa chọn sử dụng điệu Cung với phong cách âm nhạc bình thản đôn hậu, trầm ổn trang trọng, có thể trợ tỳ sinh khí, tăng cảm giác muốn ăn.

 

- Phế chủ khí, khí trong toàn thân đều được điều hành từ phế. “Phế thuộc Kim, tại âm là Thương, tại chí là Ưu”. Nhạc khúc trong điệu Thương cao vút bi tráng, réo rắt hùng vĩ, giống như Kim thanh lạnh, chữa trị nóng nảy cáu giận, khiến con người trở nên an bình. Người có phế khí hư, nên nghe loại nhạc này nhiều hơn để cải thiện tình trạng thiếu khí ở phế.

 

- Can chủ khai thông, bài tiết, có chức năng bảo trì khí trong thân thể được vận chuyển thông thuận. “Can thuộc Mộc, tại âm là Giốc, tại chí là Nộ”. Người bị bệnh can khí thịnh dễ nóng vội, dễ nổi giận. Người mà can khí uất kết thường tức giận, thở than. Chọn nghe nhạc khúc điệu Giốc với âm nhạc êm dịu nhẹ nhàng, thân thiết nhu hòa, có thể có tác dụng làm dịu can giải trừ phiền muộn, điều hòa bệnh can khí.

 

- Tâm tàng thần, là trung tâm của mọi hoạt động của sinh mệnh con người. “Tâm thuộc Hỏa, tại âm là Chủy, tại chí là Hỉ”. Trường kỳ áp lực lớn, giấc ngủ ít… gây nên các triệu chứng như hồi hộp, lòng buồn bực, bực bội… Nên nghe nhiều nhạc khúc với điệu Chủy hoạt bát nhẹ nhõm, sôi nổi, để kích thích dương khí và cải thiện triệu chứng tâm dương hư.

 

- Thận thuộc Thủy, Trung y có câu rằng “thận chủ cốt, cốt là phần dư của thận”. Lựa chọn sử dụng nhạc khúc điệu Vũ với phong cách êm đềm trầm mặc, âm nhạc có đặc tính của nước, có thể làm dịu cảm xúc u buồn, nghe nhiều loại âm nhạc này có thể khử hỏa, dưỡng thận âm.

.

THEO NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét