Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

Nhân phẩm khắc sâᴜ nơi đáy mắt

 

NHÂN PHẨM KHẮC SÂU NƠI ĐÁY MẮT

Nhân phẩm tốt hay xấᴜ đềᴜ nằm tɾong đôi mắt. Những người lòng dạ hẹp hòi đôi mắt chỉ chứa đầy khᴜyết điểm của người khác. Những người tham tài, hám sắc, đôi mắt thường nhìn chòng chọc vào mỹ nữ và túi tiền. Những người thích sinh chᴜyện thị phi thường dán mắt vào lỗi nhỏ của người khác mà bới bèo ɾa bọ.

Ngược lại, ánh mắt của những người qᴜang minh lỗi lạc thường nhìn thấy sự ᴄôпg bằng và chính nghĩa. Ánh mắt của người khoan dᴜng, đại lượng thường hướng đến tương lai của bản thân. Ánh mắt của người nói là làm thường ẩn chứa sự chân thành và thủ tín.

Tìm lại con người thật của mình

 

TÌM LẠI CON NGƯỜI THẬT CỦA MÌNH

Sống ở trong đời cứ theo kiểu nước chảy bèo trôi, gặp sao hay vậy, mù quáng học theo; theo đuổi thời trang, bắt chước trào lưu mới, tự cho rằng đây chính là sự tiến bộ, nhưng thực tế thì hoàn toàn không có chính kiến. Nói rằng người hiện đại đã đánh mất chính mình, hoàn toàn không phóng đại thổi phồng.

Nếu như một người không nhận thức rõ về chính mình, chưa có đủ sự tự tin với bản thân mình, lại còn ham muốn quá lớn, mù quáng nghe theo người khác, cho dù có ý thức rõ về bản thân mình, thì cái gọi là chính mình của anh ta, cũng chỉ là một khái niệm giả tạo. Cái tôi thật sự đã mất đi. Cái tôi tự cho đang tồn tại này, cũng là nô lệ của ham muốn, là con rối được người ta buộc dây dẫn dắt điều khiển.

Thời đại, môi trường, gia thế là mệnh bẩm sinh đã được định sẵn; nhưng thể chất năng lực, tính cách, trí tuệ và tinh thần hoàn toàn không bắt nguồn từ di truyền. Chí hướng, học tập, công việc và ý chí phấn đấu quyết định tất cả. Một đứa trẻ nhà nông ở thôn làng, trải qua nỗ lực phấn đấu bền bỉ, cuối cùng đã vượt qua những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình giàu có ở thành phố về học vấn và sự nghiệp. Những ví dụ kiểu như vậy rất nhiều, đủ để chứng minh, vận cũng có thể thay đổi mệnh. Cho nên có người khẳng định: “Vận mệnh, nắm chắc trong lòng bàn tay của mình”.

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclitus (khoảng 535-475 tr.TL) nói rằng: “Tính cách chính là vận mệnh”. Trong các tác phẩm bi kịch của Hy Lạp cổ đại, cũng như vở bi kịch về tình yêu nổi tiếng Romeo & Juliet của nhà văn và nhà viết kịch vương quốc Anh William Shakespeare (1564-1616), đã thuyết minh đầy đủ về học thuyết này. Một phần tính cách đến từ di truyền, và phần lớn còn lại đến từ tư tưởng quan niệm; tư tưởng thế nào thì hành vi thế ấy, hành vi thế nào thì sẽ hình thành thói quen thế ấy, thói quen thế nào thì sẽ tạo nên tính cách thế ấy, tính cách thế nào thì sẽ mang lại vận mệnh thế ấy.

Công phu tu dưỡng đối với việc lập thân xử thế của các nhà Nho Trung Quốc đều bắt đầu thực hiện từ “chánh tâm, thành ý”, mục đích chính là phải bồi dưỡng quan niệm đúng đắn và của chính mình bằng tính cách lương thiện. 

Tìm lại bản thân không cần phải ra ngoài để tìm kiếm. Con người thật sự của mình ở ngay bên trong chính mình. Trước tiên, cần có khả năng quán chiếu, xét lại mình, hiểu biết về mình; tiếp đó phải có năng lực kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc của mình. Những cảm xúc như hỷ (vui vẻ), nộ (phẫn nộ), ai (đau xót), lạc (sung sướng) không để tùy tiện bộc phát. Điều quan trọng nhất là cần phải có không gian tự do lựa chọn cho tiền đồ của mình, cần phải có quyền làm chủ hoàn toàn đối với những chọn lựa của mình, tất cả mọi thứ thuộc về mình thì do chính mình quyết định. Cái tôi này mới là chính mình thật sự.

Trong vũ trụ không có cái gì vốn đã tồn tại từ ban đầu, cũng không có sự vật nào là vĩnh hằng bất biến; nhân duyên đủ đầy thì sẽ hình thành, điều kiện khuyết thiếu thì sẽ biến mất. Bản thân mình cũng chỉ là khách qua đường trong trần gian, nhưng trong dòng lịch sử cuồn cuộn, thì những dấu chân mà ta để lại khi đi sẽ không hề mất đi, những ảnh hưởng về sự nỗ lực, cống hiến của chúng ta cho lợi ích cộng đồng sẽ còn mãi. Con người thật sự không phải chỉ là một thân xác có sinh có tử, mà là một tinh thần bất tử đang phấn đấu trên dòng lịch sử dài đằng đẵng.

Một khi đánh mất chính mình, thì cũng có nghĩa chúng ta đã không có sinh mệnh thật sự. Nếu bạn không muốn mục ruỗng như cỏ cây, không mong sống phí một đời một cách trống rỗng, thì bạn buộc phải chọn cách hành động, cố gắng tìm lại con người thật của chính mình.

Trương Bối Canh - Nhã Tuệ dịch

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

Triết lý về "Đôi dép" qua góc nhìn của Phật giáo

 

TRIẾT LÝ VỀ "ĐÔI DÉP" QUA GÓC NHÌN CỦA PHẬT GIÁO

Có một bài thơ nói về triết lý đôi dép của nhà thơ Nguyễn Trung Kiên theo thể tự do, mỗi khổ có bốn câu cho thấy đôi dép có lắm điều hấp dẫn, nhất là đối với đời sống của người tại gia.

Sự gắn bó của đôi dép:

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ

Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước

Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược

Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Chúng ta sẽ có một tấm gương để soi lại chính mình xem mình đã chăm sóc người bạn đời chu đáo chưa, cuộc sống vợ chồng có khắng khít, lúc lên thảm nhung, khi xuống cát bụi cùng nhau chưa.

Sự chung sức gắn bó và chia sẻ trách nhiệm:

Cùng bước cùng mòn, không kẻ thấp người cao

Cùng chia sẻ sức đời người chà  đạp

Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác

Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia

Khổ thơ thứ hai ý tưởng hay nhất là “Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác”. Tính cách chung thủy của chúng trong mọi tình huống thuận hay nghịch, khổ đau hay bất hạnh không bao giờ tách rời nhau.

Giá trị song hành của đôi dép, khi một trong hai chiếc lạc mất, không thể tìm chiếc khác thế vào:

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi

Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng

Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết

Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Sự thay thế này khập khiễng. “Giống nhau lắm nhưng chẳng phải một đôi đâu”. Trong tình yêu, nếu cứ để tâm mình trôi về quá khứ, về một mối tình nào đó rất đẹp thì ta không thể nào sống hạnh phúc trong hiện tại. Cho nên đừng ôm hình ảnh quá khứ mà làm chết mối tình trong hiện tại.

Giá trị của sự có đôi trong đời:

Đôi dép vô tri khắng khít song hành

Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối

Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội

Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Đôi dép, chẳng thề thốt chẳng hứa hẹn nhưng sống bằng sự phát tâm, gắn bó khắng khít: “Lối đi nào cũng có mặt cả đôi”.

Sự gắn bó nhau là yêu cầu tạo hạnh phúc:

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời

Dù mỗi chiếc ở mỗi bên phải trái

Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại

Gắn bó nhau vì một lối đi chung

Đời sống vợ chồng cần có nhau trên mọi bước đường đời. Ta có nhau không chỉ mục đích duy nhất là đi cùng một lối. Trong kinh đức Phật nêu ra bốn yếu tố: Đồng tín (niềm tin), đồng chí (lý tưởng, quan điểm), đồng hạnh, (đời sống đạo đức), đồng thí, (rộng lượng, chia sẻ).

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay